Bí mật thương mại - ẩn số cho sự thành công của doanh nghiệp
Hường Hoàng
Thứ năm, 02/06/2022 - 09:25
Mọi doanh nghiệp đều có bí mật thương mại. Một số doanh nghiệp nhận thức rõ được tầm quan trọng của bí mật thương mại và đã xây dựng các chính sách chặt chẽ để bảo hộ bí mật thương mại, tránh bộc lộ gây tổn hại cho công ty.
Một số doanh nghiệp đã nhận ra tầm quan trọng của bí mật thương mại khi các công ty đối thủ cố gắng có được danh sách khách hàng, kết quả nghiên cứu, kế hoạch tiếp thị hoặc cố gắng thuê nhân viên của những doanh nghiệp này, từ đó tận dụng bí quyết kỹ thuật của họ. Và các doanh nghiệp cũng nhận ra rằng họ có một số bí mật thương mại có giá trị cần được bảo hộ.
Nói một cách chung nhất, thông tin kinh doanh bí mật bất kỳ tạo cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh có thể được coi là bí mật kinh doanh. Việc sử dụng trái phép những thông tin đó bởi người khác ngoài chủ sở hữu được coi là hành vi không lành mạnh và xâm phạm bí mật thương mại.
Tùy vào từng hệ thống pháp luật khác nhau, bảo hộ bí mật thương mại có thể được dựa trên các quy định cụ thể hoặc án lệ về bảo hộ thông tin bí mật hoặc cấu thành một bộ phận trong khái niệm chung về bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh. Mặc dù những yếu tố cấu thành bí mật thương mại sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, rõ ràng rằng hoạt động cạnh tranh không lành mạnh đối với bí mật thương mại sẽ bao gồm cả những tin tức công nghiệp và thương mại, vi phạm hợp đồng và xâm phạm bảo mật.
Nhìn chung, bí mật thương mại không phải là kiến thức thông thường trong công nghiệp. Doanh nghiệp thường phải bỏ ra một lượng chi phí phát triển để có được những bí mật thương mại này. Thậm chí nhiều thông tin tiêu cực trong doanh nghiệp chẳng hạn như các phương pháp nghiên cứu đã được tìm ra và không có giá trị gì cũng có thể là bí mật thương mại.
Những đối tượng có thể được coi là bí mật thương mại trong doanh nghiệp đó là: Quy trình, kỹ thuật và bí quyết kỹ thuật trong sản xuất; bộ sưu tập dữ liệu, ví dụ, danh sách khách hàng; kiểu dáng, hình vẽ, kế hoạch và bản đồ; các thuật toán, quy trình được thực hiện trong chương trình máy tính và bản thân chương trình máy tính; công thức để sản xuất sản phẩm; chiến lược kinh doanh, kế hoạch kinh doanh, kế hoạch xuất khẩu, kế hoạch tiếp thị; thông tin tài chính; hồ sơ cá nhân; tài liệu hướng dẫn; nguyên liệu; thông tin về các hoạt động nghiên cứu và triển khai.
Không giống như sáng chế, bí mật thương mại được bảo hộ mà không cần phải qua đăng ký - nghĩa là không cần phải thực hiện thủ tục bất kỳ. Theo đó, bí mật thương mại có thể được bảo hộ vô thời hạn hoặc được bảo hộ cho đến khi thông tin vẫn còn tính bí mật.
Bảo hộ bí mật thương mại
Vì một số lý do, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể rất muốn bảo hộ bí mật thương mại. Tuy nhiên, để một thông tin được coi là bí mật thương mại và được bảo hộ thì doanh nghiệp cần đáp ứng được một số điều kiện. Và việc các doanh nghiệp cố gắng tuân thủ những điều kiện này có thể làm cho hoạt động bảo hộ bí mật thương mại trở nên khó khăn và tốn kém hơn so với ban đầu. Mặc dù mỗi nước đều có những điều kiện bảo hộ bí mật thương mại khác nhau thì tại Điều 39 Hiệp định TRIPS của Tổ chức Thương mại thế giới vẫn quy định một số tiêu chuẩn chung nhất định.
Thứ nhất, thông tin đó phải là bí mật (nghĩa là không được biết đến một cách rộng rãi giữa hoặc được tiếp cận một cách dễ dàng bởi những người xử lý thông tin đó một cách thông thường) ;
Thứ hia, thông tin đó phải có giá trị thương mại vì đó là bí mật;
Thứ ba, thông tin đó phải được chủ sở hữu áp dụng những biện pháp thích hợp để giữ bí mật (ví dụ, thông qua các điều khoản bảo mật trong hợp đồng sử dụng lao động, các hợp đồng không bộc lộ, v.v.).
Một trong số những ví dụ điển hình về bí mậtthương mại được bảo hộ là công thức chế biến Coca-Cala và mã nguồn của phần mềmWindow.
Các doanh nghiệp xuất khẩu thường chỉ nhận ra tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khi đã quá muộn, nghĩa là khi họ đối mặt với việc các công ty làm hàng giả, hàng nhái sản phẩm của họ hoặc khi họ bị cáo buộc xâm phạm quyền của người khác.
Ở nước ta, sở hữu trí tuệ đang trở thành một chủ đề được rất nhiều thành phần trong xã hội quan tâm. Và trong quá trình hội nhập và phát triển, doanh nghiệp xuất khẩu cần quan tâm đến sở hữu trí tuệ khi Việt Nam ngày càng tham gia sâu và rộng vào các hiệp định kinh tế thế giới.
Không phải ai cũng biết rằng, một sản phẩm có thể có nhiều quyền sở hữu trí tuệ khác nhau. Vậy các doanh nghiệp cần làm gì để có thể tận dụng được quyền sở hữu trí tuệ một cách hiệu quả nhất?
Khi công nghệ thông tin càng phát triển, lĩnh vực sở hữu trí tuệ lại càng được các doanh nghiệp và công chúng quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sở hữu trí tuệ là gì và tại sao phải bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.