Bỏ tư duy ''vựa lúa'', miền Tây thuận thiên để phát triển bền vững
Phạm Sơn
Thứ năm, 23/06/2022 - 07:23
Quan điểm mới về nông nghiệp miền Tây được đưa ra tại Nghị quyết 120/NQ-CP năm 2017, là quan điểm “thuận thiên”, canh tác nông nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên, không tìm cách can thiệp thô bạo vào thiên nhiên.
Nông nghiệp là niềm tự hào của vùng đất Chín Rồng. Được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu thích hợp, thổ nhưỡng màu mỡ, các vựa lúa miền Tây từng được miêu tả là “chỉ cần gạt tay là thóc đầy cả thúng”.
Bên cạnh lúa gạo, Đồng bằng sông Cửu Long còn là vựa trái cây, vựa thủy sản của cả nước, cung cấp nhiều sản vật quý đặc trưng của vùng như dừa sáp Trà Vinh, xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Lò Rèn, cá tra An Giang, cua gạch Cà Mau… hấp dẫn người tiêu dùng trong nước và quốc tế.
Nông nghiệp cũng là nỗi đau của vùng đất này. Hoạt động canh tác nông nghiệp của bà con miền Tây ngày càng trở nên khó khăn với những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nhưng chỉ cần một đợt ngập mặn, một mùa nước lên bất thường, công sức của bà con đều đổ sông, đổ biển.
Miền Tây từ nhiều năm nay đã được giao nhiệm vụ là duy trì an ninh lương thực cho cả đất nước, thậm chí góp phần duy trì an ninh lương thực cho cả quốc tế, đặc biệt là những khu vực khó khăn như châu Phi, Trung Đông.
Tuy nhiên, quan điểm sai lầm coi an ninh lương thực là an ninh lúa gạo đã tạo ra “vòng kim cô” kìm hãm nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều giải pháp ứng phó được đưa ra để duy trì diện tích trồng lúa trước sự biến đổi thất thường của thời tiết, lưu lượng nước nhưng chỉ tiêu tốn tiền của chứ không đem lại nhiều hiệu quả.
Quan điểm mới về nông nghiệp miền Tây được đưa ra tại Nghị quyết 120/NQ-CP năm 2017, là quan điểm “thuận thiên”, canh tác nông nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên, không tìm cách can thiệp thô bạo vào thiên nhiên. Từ tư duy mới đó, nhiều mô hình nông nghiệp giá trị cao đã xuất hiện và đem lại lợi nhuận cao cho bà con nông dân, có thể kể đến như mô hình lúa – tôm; mô hình kinh tế dưới tán rừng; mô hình xen canh lúa – sen…
Quy hoạch tổng thể vùng Đồng bằng sông Cửu Long được ban hành đầu năm 2022 tiếp tục cụ thể hóa quan điểm “thuận thiên”. Theo Bộ Kế hoạch và đầu tư, quy hoạch miền Tây được xây dựng dựa trên quy hoạch tài nguyên nước, từ đó phân chia miền Tây thành 3 vùng nhỏ theo chính điều kiện vè nguồn nước của mỗi vùng.
Quy hoạch cũng định nghĩa lại an ninh lương thực. Miền Tây vẫn là vựa nông sản của đất nước, vẫn đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực, tuy nhiên nông nghiệp miền Tây được quy hoạch theo hướng thủy sản, trái cây, lúa gạo, trong đó giảm tỷ trọng lúa gạo, tăng tỷ trọng lúa gạo và trái cây.
Nông nghiệp xanh hướng đến con người
Phát biểu tại Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư Đồng bằng sông Cửu Long, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đánh giá cao những giá trị của quy hoạch tổng thể miền Tây.
Theo Bộ trưởng, quy hoạch đã tạo cho nông nghiệp miền Tây một hướng đi mang tính tổng thể, chiến lược thay vì “phép cộng” đơn thuần. Hướng đi này tạo ra thế chủ động cho vùng trước sự biến động khó lường của khí hậu, thị trường và người tiêu dùng.
Những điểm yếu của nền nông nghiệp miền Tây từ xưa đến nay như câu chuyện “được mùa mất giá”; sự manh mún, chia cắt, thiếu tính liên kết… kỳ vọng sẽ được tháo gỡ khi thực hiện quy hoạch.
Một hướng đi được Bộ trưởng nhấn mạnh là nông nghiệp xanh, giảm phát thải carbon. Với cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại COP26, ngành nông nghiệp bắt buộc phải chuyển mình theo hướng giảm thiểu nhất các tác động tới môi trường.
“Nếu nói biến đổi khí hậu là thách thức thì góc nhìn tích cực, nếu giải quyết được thách thức này, sẽ tạo ra thương hiệu cho Đồng bằng sông Cửu Long, dù chịu tác động lớn của thiên nhiên nhưng biết cách chủ động thích ứng và phát triển”, lãnh đạo ngành nông nghiệp chi biết.
TS. Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách chiến lược phát triển, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, cũng đưa ra nhận xét, quy hoạch với việc phân chia 3 vùng sinh thái và các giải pháp hạ tầng liên kết là cơ sở để đảm bảo xây dựng nông nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái và nông nghiệp tái tạo.
Để thực hiện hóa tầm nhìn nông nghiệp xanh miền Tây, tài nguyên nước đóng vai trò quan trọng. Theo quan điểm mới của Nghị quyết 120 cũng như quy hoạch tổng thể vùng, tài nguyên nước không còn giới hạn ở nước ngọt mà là cả nước lợ và nước mặn. Trên cơ sở đó, các vùng sinh thái nông nghiệp được thiết lập, như vùng sinh thái nước ngọt, vùng sinh thái mặn - lợ, vùng chuyển tiếp ngọt lợ, ngọt - lợ luân phiên.
Cùng với sự thay đổi về tư duy phát triển, sự đóng góp từ phía con người cũng rất quan trọng và đáng quý. Bộ trưởng Lê Minh Hoan kể lại câu chuyện về những nhà khoa học, những người nông dân kiên trì lai tạo ra giống cây chịu được hạn, mặn; sáng tạo và áp dụng những mô hình nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp tuần hoàn.
Hội tụ đủ về tư duy, quan điểm, về sự nỗ lực, quyết tâm của các bộ, ngành, chính quyền từ Trung ương, địa phương, đến từng bà con nông dân, cộng thêm những hỗ trợ quý báu từ các quốc gia, tổ chức quốc tế, Bộ trưởng đặt niềm tin vào một tương lai tươi sáng, Đồng bằng sông Cửu Long mang thương hiệu quốc tế về nền nông nghiệp giá trị cao, tiên phong thích ứng biến đổi khí hậu.
Giá vật tư nông nghiệp, đặt biệt là phân bón đang tăng cao, thương hiệu nông sản, được mùa mất giá, nạn phân bón giả, doanh nghiệp chưa mặn mà với ngành nông nghiệp, nguồn nhân lực chủ yếu chưa qua đào tạo, đất bị suy thoái… là những vấn đề nóng mà các đại biểu Quốc hội đưa ra tại phiên chất vấn chiều 7/6.
Điện mặt trời kết hợp nông nghiệp là một mô hình có nhiều tiềm năng ở Việt Nam - một quốc gia có nền nông nghiệp quy mô lớn và nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao để đáp ứng tốc độ phát triển kinh tế.
Trong bối cảnh đại dịch khiến chuỗi cung ứng bị gián đoạn, chi phí đầu vào tăng cao trong khi đầu ra giảm sút trong suốt một thời gian dài, CEO Lê Anh và công ty Lê Gia vẫn tìm được cơ hội trong nguy nan nhờ liên tục lắng nghe để thấu hiểu thị trường và thích ứng linh hoạt.
Việc cải cách hành chính và thể chế, theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, phải được xem là cuộc cách mạng như khoán 10, khoán 100 của ngành nông nghiệp.
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.