Phát triển bền vững

Các dự án được ưu tiên đầu tư trong thời gian tới tại ĐBSCL

Nhật Hạ Thứ ba, 15/09/2020 - 07:52

Chính phủ chỉ thị các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long cần ưu tiên đầu tư các dự án tích trữ nước, kiểm soát mặn, giữ ngọt, cấp nước đô thị và nông thôn, đặc biệt các công trình có tính chất liên vùng, không hối tiếc, có tác động lan tỏa theo Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ.

ĐBSCL đối mặt với nguy cơ tiếp tục xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn vào các tháng mùa khô năm 2020-2021.

Từ đầu mùa lũ 2020 đến nay, lượng mưa trên lưu vực sông Mê Kông thiếu hụt 30-40% so với nhiều năm, dòng chảy ở mức rất thấp. Biển Hồ (Campuchia), nơi cung cấp nguồn nước quan trọng cho Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vào mùa khô mới trữ được gần 9 tỷ m3 nước, thấp hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ khoảng 23 tỷ m3, thấp hơn năm 2019 hai tỷ m3.

Năm 2020 được dự báo tiếp tục là năm ít nước, dòng chảy lũ về ĐBSCL nhỏ, nguy cơ tiếp tục xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn vào các tháng mùa khô năm 2020-2021, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh ở mức cao đến nghiêm trọng.

Về lâu dài, tình trạng này sẽ diễn ra thường xuyên và khốc liệt hơn do tác động của biến đổi khí hậu làm nước biển dâng, sự gia tăng khai thác nguồn nước ở thượng nguồn hệ thống sông quốc tế, gia tăng nhu cầu sử dụng nước nội địa.

Để hạn chế ảnh hưởng của xâm nhập mặn tại khu vực này, theo Chỉ thị 36/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ mới đây, các tỉnh ĐBSCL cần tập trung lập quy hoạch tỉnh, xây dựng kế hoạch thực hiện các dự án trong giai đoạn tới, trong đó cần ưu tiên đầu tư các dự án tích trữ nước, kiểm soát mặn, giữ ngọt, cấp nước đô thị và nông thôn, đặc biệt các công trình có tính chất liên vùng, không hối tiếc, có tác động lan tỏa theo Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ.

Các địa phương cần tập trung nguồn vốn để đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung lồng ghép vào Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Chủ động bố trí ngân sách địa phương và các nguồn vốn xã hội hóa để triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Đồng thời, tổ chức quan trắc, giám sát tình hình xâm nhập mặn tại các khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng. Kết nối, mở rộng mạng lưới cấp nước từ đô thị sang khu vực nông thôn. Tổ chức rà soát, cân đối nguồn nước phục vụ sinh hoạt, tăng cường sử dụng trang thiết bị phục vụ cấp và trữ nước hộ gia đình ở những khu vực bị hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, như: bể, bồn, lu, túi đựng nước và các hình thức khác.

Các địa phương cần tập trung rà soát, khoanh vùng cây ăn trái có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn; tính toán, cân đối nguồn nước tưới cần thiết trong toàn bộ thời gian ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn để chủ động tích trữ nước ngọt, bảo đảm đủ cung cấp cho nhu cầu tối thiểu, tránh ảnh hưởng đến cây trồng.

Thực hiện bố trí cơ cấu mùa, vụ gieo trồng phù hợp, bảo đảm xuống giống sớm vụ Đông Xuân 2020-2021 ở các vùng ven biển; ưu tiên sử dụng các giống lúa thơm, đặc sản, chất lượng cao, thời gian sinh trưởng ngắn, nhóm giống chịu mặn, phèn.

Ngoài ra, các tỉnh được yêu cầu chủ động bố trí ngân sách địa phương và các nguồn vốn xã hội hóa để triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; vận động doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp lớn tiếp tục quan tâm đầu tư các công trình, nghiên cứu các mô hình, giải pháp về kỹ thuật sản xuất, chế biến, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước để ứng phó với hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, hỗ trợ các thiết bị chứa nước, lọc nước cho người dân.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức theo dõi diễn biến và dự báo chuyên ngành về nguồn nước, chất lượng nước và xâm nhập mặn; kịp thời thông tin, cảnh báo cho các địa phương, cơ quan liên quan và người dân vùng ảnh hưởng để phục vụ công tác chỉ đạo, triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp.

Để chủ động thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, trước hết là trong các tháng mùa khô năm 2020 – 2021, chỉ thị nêu rõ, Thủ tướng yêu cầu các tỉnh ĐBSCL theo dõi chặt chẽ diễn biến, thông tin dự báo khí tượng thủy văn, tình hình xâm nhập mặn, chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn cho mùa khô năm 2020-2021 với các kịch bản khả năng ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, bao gồm cả các kịch bản ứng phó với xâm nhập mặn cực đoan như đã xảy ra các năm 2015-2016, 2019-2020.

Trường hợp xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn nghiêm trọng cần ưu tiên nguồn nước để cấp nước sinh hoạt cho người dân, chăn nuôi gia súc và tưới cho cây trồng có giá trị kinh tế cao; quán triệt phương châm không để hộ dân nào thiếu nước sinh hoạt.

Huy động cả hệ thống chính trị cơ sở vào cuộc, tập trung thông tin, tuyên truyền, vận động, hướng dẫn để để từng hộ gia đình, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn chủ động có giải pháp phù hợp để dự trữ nước ngọt ngay từ cuối mùa mưa tránh để bị động, bất ngờ trong các tháng mùa khô. Hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp tích, trữ nước, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nước, triệt để chống thất thoát, lãng phí nước.

Chủ động thực hiện sớm việc nạo vét kênh, rạch, đào ao, giếng, đắp đập tạm để trữ nước ngọt và ngăn mặn...; tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng các công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt, nhất là các công trình giữ ngọt, kiểm soát mặn, hệ thống kênh mương, đường ống dẫn nước ở các vùng có nguy cơ cao xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Ngoài ra, Chính phủ yêu cầu các tỉnh ĐBSCL rà soát, đánh giá thực trạng công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt để lập bản đồ trực tuyến cảnh báo hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, nơi cấp nước sinh hoạt phù hợp với từng vùng. Bản đồ nhằm xây dựng kế hoạch cấp nước, hạn chế thiệt hại.

Các địa phương đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhất là ở khu vực thường xuyên hạn hán, xâm nhập mặn; phổ biến kinh nghiệm tưới tiên tiến, tiết kiệm. Nhà chức trách cần hướng dẫn cách tính toán, xác định lượng nước tưới cần thiết cho các vùng cây ăn trái có nguy cơ bị xâm nhập mặn; có giải phấp cấp nước theo hộ gia đình và tập trung; vận động tổ chức trong và ngoài nước hỗ trợ.

Bộ Tài nguyên và môi trường thường xuyên cung cấp bản tin nhận định về tình hình khí tượng thủy văn, diễn biến nguồn nước thượng nguồn về ĐBSCL, diễn biến xâm nhập mặn; thu thập thông tin về nguồn nước và điều tiết các hồ chứa thủy điện ngoài lãnh thổ Việt Nam để dự báo ảnh hưởng đến ĐBSCL.

Cần gần 7 tỷ USD đầu tư giúp ĐBSCL ứng phó biến đổi khí hậu

Cần gần 7 tỷ USD đầu tư giúp ĐBSCL ứng phó biến đổi khí hậu

Phát triển bền vững -  4 năm

Tại ĐBSCL, các nỗ lực thúc đẩy chuyển đổi kinh tế thích ứng thông minh với khí hậu cần khuyến khích sử dụng nguồn lực tài chính công hiện có cho nhiều đầu tư thông minh với khí hậu hơn và huy động các nguồn tài chính bổ sung.

ĐBSCL đối mặt nguy cơ thiếu nước ngọt do bị xâm mặn nghiêm trọng

ĐBSCL đối mặt nguy cơ thiếu nước ngọt do bị xâm mặn nghiêm trọng

Phát triển bền vững -  4 năm

Xâm nhập mặn tại ĐBSCL năm nay xảy ra sớm hơn và nghiêm trọng hơn so với trung bình nhiều năm. Nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp sẽ có nguy cơ bị hạn hán, thiếu nước và nhiễm mặn. Nguồn nước sinh hoạt của người dân cũng bị ảnh hưởng.

'Nút thắt cổ chai' trong chuỗi giá trị nông sản xuất khẩu của ĐBSCL

'Nút thắt cổ chai' trong chuỗi giá trị nông sản xuất khẩu của ĐBSCL

Phát triển bền vững -  4 năm

Phân tích chuỗi giá trị hàng hóa và nông sản xuất khẩu của vùng đồng bằng sông Cửu Long cho thấy chi phí vận tải tăng thêm từ 10% – 40% và gây tốn kém thời gian vận chuyển cho các doanh nghiệp do phải vận chuyển đi xa đến các cảng ở khu vực TP. HCM và Cái Mép.

Cơ hội 'vàng' đầu tư tại khu đô thị kiểu mẫu của ĐBSCL

Cơ hội 'vàng' đầu tư tại khu đô thị kiểu mẫu của ĐBSCL

Nhịp cầu kinh doanh -  4 năm

Làn sóng đầu tư dự án bất động sản bắt đầu lan rộng những vùng đất mới của miền Tây Nam Bộ, giá trị đầu tư thấp, tính thanh khoản cao và khả năng sinh lời tốt cùng hạ tầng kết nối liên tỉnh ngày càng hoàn thiện là những yếu tố quan trọng khiến bất động sản Tây Nam Bộ trở thành “mỏ vàng” hấp dẫn giới đầu tư địa ốc.

Bất động sản Phú Quốc trở lại đường đua khi du lịch phục hồi

Bất động sản Phú Quốc trở lại đường đua khi du lịch phục hồi

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Với lượng khách năm 2024 dự kiến vượt mốc trước đại dịch Covid-19, du lịch Phú Quốc bứt phá ngoạn mục, tín hiệu cho thấy bất động sản Phú Quốc nóng trở lại.

Chủ tịch SSI: Chưa thấy ai ly hôn mà chia tài sản là Bitcoin

Chủ tịch SSI: Chưa thấy ai ly hôn mà chia tài sản là Bitcoin

Leader talk -  7 giờ

Nếu Việt Nam bỏ lỡ làn sóng tài sản số lần này, không biết tới bao giờ mới có được cơ hội thứ hai, theo Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng.

Menas đưa nông sản Đà Lạt vào siêu thị Mena Gourmet Market

Menas đưa nông sản Đà Lạt vào siêu thị Mena Gourmet Market

Nhịp cầu kinh doanh -  7 giờ

Menas vừa ký kết hợp tác chiến lược với Ngọc Duy Group và Da Dream Farm nhằm đưa các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao từ Đà Lạt vào hệ thống phân phối của Mena Gourmet Market.

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành sân bay Long Thành trong năm 2025

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành sân bay Long Thành trong năm 2025

Tiêu điểm -  9 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu hoàn thành sân bay Long Thành vào cuối năm 2025 trong chuyến kiểm tra hiện trường lần thứ năm tại dự án trọng điểm quốc gia này.

Elcom chen chân vào Tây Hồ Tây giữa làn sóng nguồn cung tăng mạnh

Elcom chen chân vào Tây Hồ Tây giữa làn sóng nguồn cung tăng mạnh

Bất động sản -  9 giờ

Những năm tới sẽ cho thấy liệu thị trường có thể hấp thụ được nguồn cung mới hay không và Tây Hồ Tây có thực sự trở thành trung tâm kinh doanh hàng đầu như kỳ vọng.

Rủi ro tăng trưởng kinh tế 2025 từ nhiệm kỳ 'Trump 2.0'

Rủi ro tăng trưởng kinh tế 2025 từ nhiệm kỳ 'Trump 2.0'

Tiêu điểm -  9 giờ

Tăng trưởng kinh tế 2025 của Việt Nam được dự báo sẽ đối mặt với căng thẳng thương mại toàn cầu khi ông Donald Trump bắt đầu nhiệm kỳ chính thức.

Khai trương Trung tâm ngoại ngữ quốc tế Sao Mai tại TP.HCM

Khai trương Trung tâm ngoại ngữ quốc tế Sao Mai tại TP.HCM

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

Việc khai trương Trung tâm ngoại ngữ quốc tế Sao Mai tại TP.HCM đánh dấu sự mở rộng hoạt động mảng đào tạo, xuất khẩu lao động của Sao Mai Group.