Phát triển bền vững

Câu chuyện về ý thức trách nhiệm xã hội

Trần Nam Dũng Chủ nhật, 03/02/2019 - 14:46

Trách nhiệm xã hội. Đó là điều mà mỗi thành viên trong xã hội cần phải ý thức được. Xã hội tốt thì mới có những thành viên tốt.

Một chương trình xây dựng điểm trường cho trẻ em vùng cao

Tôi có một ông anh. U60 rồi mà vẫn xông pha khởi nghiệp, khởi xướng thành lập trường đại học trực tuyến, rồi tự mình đi làm tuyển sinh, viết bài cổ vũ cho sinh viên mọi lứa tuổi. Anh ủng hộ chương trình “Đem toán đến cho mọi người” (BM2E – Bring Math to Everyone), xung phong vào Ban biên tập tạp chí Pi lo công tác tài chính, tự bay vào TP. HCM làm diễn giả cho Ngày hội toán học mở. 

Anh thành lập Hội Ái Việt để cổ vũ động viên và hỗ trợ các bạn trẻ, cổ vũ tinh thần ái quốc. Uống bia 2 ly là mặt đã đỏ khừ mà suốt ngày gầy độ bia hơi chém gió khởi nghiệp. Sang Úc thăm cháu ngoại cũng không quên tụ tập các bạn trẻ để truyền lửa, truyền lòng nhiệt tình. Anh ấy là Nguyễn Thành Nam, nguyên Tổng giám đốc FPT và bây giờ là Chủ tịch Đại học trực tuyến Funix.

Một ông anh khác thì U60++ rồi mà vẫn khỏe và nhiệt tình như thanh niên. Thấy có thông tin về gia đình phi công Poliarkov đi tìm tung tích máy bay Mig21-U, anh đã bằng những trực giác, tư duy logic và phân tích khoa học, dựa trên các thông tin thu thập được để đưa ra những phỏng đoán chính xác. Rồi lại tự mình dẫn đầu đoàn tìm kiếm leo núi, băng rừng đi tìm được những hiện vật đầu tiên từ xác máy bay Mig21-U, mở lại hồ sơ của một vụ việc mà bên Không quân đã đóng lại mấy chục năm. 

Anh cổ vũ và tham gia chương trình đem chăn ấm, áo len, chương trình “Những nhịp cầu hạnh phúc”, xây cầu cho trẻ em vùng cao. Anh viết bài giới thiệu và giải thích những thành tựu mới nhất của vật lý hiện đại, giảng giải những kiến thức nền tảng của toán học và vật lý bằng một cách bản chất nhưng dễ hiểu nhất. Anh nhiệt tình nhận lời vào TP. HCM nói chuyện với học sinh, sinh viên, với các giáo viên trẻ để trao đổi về phương pháp nghiên cứu khoa học, cách dạy toán thế nào cho hiệu quả. Khi tôi xin bài đăng Facebook của anh cho tạp chí Epsilon, anh nói “Em cứ lấy thoải mái!”. Rồi anh còn gửi cả file word cho tôi “Để em dễ biên tập”. Anh là Nguyễn Lê Anh, giảng viên Học viện kỹ thuật mật mã.

Tôi có một cậu em luôn nhiệt tình xung phong đi Lai Châu, Điện Biên, Đắc Nông, Bảo Lộc, Ninh Bình, Quảng Ninh ... để dạy cho chương trình BM2E “Anh cho em đi không thì em chết mất. Ở Hà Nội ngột ngạt và khó thở quá”. Có lần đi xa nhà cả 2 tuần. Đi dạy xa bao nhiêu không biết mệt, về HN 1, 2 tuần là lăn ra ốm. Cậu ấy là admin của diễn đàn toán học mathscope. org, lập ra blog math.vn để đăng các bài giảng toán miễn phí. Cậu nhiệt tình viết bài cho Epsilon, kỷ yếu Gặp gỡ toán học, trường đông toán học. Làm việc gì tình nguyện và miễn phí thì không bao giờ ngại, nhưng cứ dính đến tiền nong lại lăn tăn, sợ phiền người khác. Cậu ấy là Nguyễn Song Minh hiện đang làm việc tại Hà Nội.

Câu chuyện về ý thức trách nhiệm xã hội
Mang toán đến cho mọi người

Một cậu em khác bỏ con đường trở thành nhà toán học, đi làm tiến sĩ bên ngành xã hội, dấn thân làm công việc cộng đồng, thực hiện các dự án xóa đói giảm nghèo ở Huế và TP. HCM, giúp bao nhiêu gia đình thay đổi nhận thức, giúp bao nhiêu đứa trẻ biết ý nghĩa của việc học. Khác với cách làm thông thường kiểu cho quà Tết, quà Trung thu rồi chụp hình đăng báo, quay TV … rồi xong, kiểu thực hiện xóa đói giảm nghèo của cậu em căn cơ hơn nhưng cũng vì thế vất vả hơn nhiều. Chương trình dạy cho người dân biết dùng nhà vệ sinh, nhà tắm, dùng nước thủy cục.

Chương trình làm nhà văn hóa, đặt hũ gạo tình thương, dùng nhà văn hóa để làm chỗ dạy học cho trẻ em, chỗ sinh hoạt văn hóa cho người lớn. Chương trình dạy cách phân loại rác, trồng rau sạch, dạy cách tiết kiệm trong chi tiêu. Từng bước, từng bước như vậy xóa nghèo cho người dân từ trong tư tưởng. Là người rất giỏi IT và biết tiếng Nhật, cậu em mày mò ra cách dạy tiếng Nhật 2.0, từ đó dạy IT và tiếng Nhật cho trẻ em, dạy được cho trẻ tự kỷ biết làm việc, đưa được nhiều thanh niên Việt Nam sang Nhật học và làm việc. Cậu làm việc không biết mệt, quên cả thời gian. Cậu ấy là Huỳnh Huy Tuệ, hiện đang làm việc chính ở TP. Hồ Chí Minh.

Tôi có một cô em làm Giám đốc đào tạo tại một công ty IT khá lớn ở TP. HCM. Công việc khá bận rộn và cô còn phải lo cho cô con gái nhỏ. Nhưng thấy cô luôn xông pha tìm hiểu về các hoàn cảnh khó khăn, sau đó tổ chức quyên góp trong các bạn bè, giúp được cho rất nhiều người, nhiều gia đình. Đợt tổ chức Ngày hội toán học mở, tôi muốn nhờ cô làm MC, vậy là dù bận việc ở Ninh Bình, cô cũng xin công ty về sớm một ngày để bay về cùng làm việc nghĩa. Cô là Nguyễn Thị Thu Hiền, hiện làm việc tại TP. HCM.

Tôi có một nhóm học trò nhiều năm rồi dành hết những khoảng thời gian ít ỏi về thăm gia đình để tổ chức các lớp học làm dự án cho các em học sinh, sinh viên. Xông xáo xin tài trợ, xông xáo xin sự trợ giúp của các trường, các trung tâm.

Một nhóm học trò khác cần mẫn cùng tôi thực hiện chương trình BM2E, đem toán đến với các trường tiểu học, THCS và THPT. Mỗi sáng thứ hai phải dậy rất sớm để đi cho kịp giờ chào cờ, đem hết lòng nhiệt tình để truyền tình yêu toán học cho các bạn học sinh.

Câu chuyện về ý thức trách nhiệm xã hội 1
Xã hội tốt sẽ có những thành viên tốt

Động lực nào để họ thực hiện những công việc được cho là “vác tù và hàng tổng” như vậy?

Tôi nghĩ không hẳn chỉ là nhu cầu được làm việc. Bởi công việc chính của họ cũng đủ nhiều rồi.

Tôi nghĩ họ là những người thấu hiểu rõ thế nào là trách nhiệm xã hội.

Và chỉ có hiểu theo nghĩa ý thức về trách nhiệm xã hội mới giải thích được tại sao GS Dương Nguyên Vũ lại bỏ những công việc lương cao ở Pháp để về nước gây dựng chương trình tiên tiến về khoa học máy tính (APCS) và viện xuất sắc John Von Neumann (JVN). Và mới hiểu tại sao các GS Ngô Bảo Châu, GS Vũ Hà Văn vẫn chấp nhận vất vả đi đi về về để đóng góp cho nền khoa học và giáo dục Việt Nam. Đừng nói với tôi rằng họ vất vả là để được những đãi ngộ rất lớn. 

Tôi có thể khẳng định tất cả những đãi ngộ mà Ngô Bảo Châu nhận được anh đều dùng cho các công việc chung của cộng đồng. Và là người đã có lần phải xông ra bảo vệ Châu trước các đòn tấn công không mấy đẹp, tôi biết áp lực đè nặng lên anh là rất lớn, ảnh hưởng rất nhiều đến bản thân anh và gia đình. Nhưng vì việc chung, anh vẫn dũng cảm gánh vác trách nhiệm mà không chọn cách làm khác.

Trách nhiệm xã hội.

Đó là điều mà mỗi thành viên trong xã hội cần phải ý thức được. Xã hội tốt thì mới có những thành viên tốt.

Nhưng thực tế, đó cũng điều mà không phải ai trong chúng ta cũng hiểu và thực hiện.

Vì vậy, đó là điều mà hơn bao giờ hết chúng ta phải truyền lại cho thế hệ trẻ.

Và không phải bằng những bài học giáo điều, hô khẩu hiệu.

Mà phải bằng tấm gương của chính mình.

Click vào đây để xem toàn bộ Đặc San Dấu ấn & Khát vọng 

Đóng góp cho giáo dục, y tế của doanh nghiệp: Trách nhiệm xã hội hay từ thiện?

Đóng góp cho giáo dục, y tế của doanh nghiệp: Trách nhiệm xã hội hay từ thiện?

Leader talk -  6 năm

Các quĩ phát triển giáo dục và xã hội lớn nhất trên thế giới hiện nay như Ford foundation, Toyota, Samsung… đều là của các doanh nghiệp. Ở các nước phát triển việc các doanh nghiệp đóng góp cho giáo dục, y tế không phải là hành động từ thiện mà là một nghĩa vụ bắt buộc và là giá trị đạo đức của doanh nghiệp đối với xã hội.

Doanh nhân trẻ có xu hướng ưu tiên trách nhiệm xã hội và hỗ trợ khởi nghiệp

Doanh nhân trẻ có xu hướng ưu tiên trách nhiệm xã hội và hỗ trợ khởi nghiệp

Tiêu điểm -  6 năm

Báo cáo mới nhất trong chuỗi nghiên cứu Tinh hoa doanh nghiệp của HSBC cho thấy 55% số doanh nhân xem trọng tác động xã hội có đầu tư vào khởi nghiệp so với con số 44% trong số doanh nhân xem trọng các yếu tố thương mại.

Chủ tịch KPMG Việt Nam: 'Trách nhiệm xã hội quan trọng hơn kinh doanh'

Chủ tịch KPMG Việt Nam: 'Trách nhiệm xã hội quan trọng hơn kinh doanh'

Diễn đàn quản trị -  7 năm

Kinh doanh không chỉ là lợi nhuận, cách nó tác động đến xã hội, môi trường cũng rất quan trọng, ông Warrick Cleine, Chủ tịch kiêm CEO Công ty KPMG Việt Nam khẳng định.

Bất động sản Phú Quốc trở lại đường đua khi du lịch phục hồi

Bất động sản Phú Quốc trở lại đường đua khi du lịch phục hồi

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Với lượng khách năm 2024 dự kiến vượt mốc trước đại dịch Covid-19, du lịch Phú Quốc bứt phá ngoạn mục, tín hiệu cho thấy bất động sản Phú Quốc nóng trở lại.

Chủ tịch SSI: Chưa thấy ai ly hôn mà chia tài sản là Bitcoin

Chủ tịch SSI: Chưa thấy ai ly hôn mà chia tài sản là Bitcoin

Leader talk -  7 giờ

Nếu Việt Nam bỏ lỡ làn sóng tài sản số lần này, không biết tới bao giờ mới có được cơ hội thứ hai, theo Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng.

Menas đưa nông sản Đà Lạt vào siêu thị Mena Gourmet Market

Menas đưa nông sản Đà Lạt vào siêu thị Mena Gourmet Market

Nhịp cầu kinh doanh -  7 giờ

Menas vừa ký kết hợp tác chiến lược với Ngọc Duy Group và Da Dream Farm nhằm đưa các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao từ Đà Lạt vào hệ thống phân phối của Mena Gourmet Market.

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành sân bay Long Thành trong năm 2025

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành sân bay Long Thành trong năm 2025

Tiêu điểm -  9 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu hoàn thành sân bay Long Thành vào cuối năm 2025 trong chuyến kiểm tra hiện trường lần thứ năm tại dự án trọng điểm quốc gia này.

Elcom chen chân vào Tây Hồ Tây giữa làn sóng nguồn cung tăng mạnh

Elcom chen chân vào Tây Hồ Tây giữa làn sóng nguồn cung tăng mạnh

Bất động sản -  9 giờ

Những năm tới sẽ cho thấy liệu thị trường có thể hấp thụ được nguồn cung mới hay không và Tây Hồ Tây có thực sự trở thành trung tâm kinh doanh hàng đầu như kỳ vọng.

Rủi ro tăng trưởng kinh tế 2025 từ nhiệm kỳ 'Trump 2.0'

Rủi ro tăng trưởng kinh tế 2025 từ nhiệm kỳ 'Trump 2.0'

Tiêu điểm -  10 giờ

Tăng trưởng kinh tế 2025 của Việt Nam được dự báo sẽ đối mặt với căng thẳng thương mại toàn cầu khi ông Donald Trump bắt đầu nhiệm kỳ chính thức.

Khai trương Trung tâm ngoại ngữ quốc tế Sao Mai tại TP.HCM

Khai trương Trung tâm ngoại ngữ quốc tế Sao Mai tại TP.HCM

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

Việc khai trương Trung tâm ngoại ngữ quốc tế Sao Mai tại TP.HCM đánh dấu sự mở rộng hoạt động mảng đào tạo, xuất khẩu lao động của Sao Mai Group.