'Chiến binh xanh' và hành trình Vì một Việt Nam văn minh với rác
"Chiến binh xanh" là những người đồng nát, ve chai sẵn sàng chung tay cùng VietCycle xây dựng ngành công nghiệp tái chế đạt chuẩn, vì môi trường xanh sạch đẹp.
Thúc đẩy tái chế bao bì nhằm giải quyết vấn nạn rác thải nhựa, hướng tới phát triển bền vững là cách mà những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) lựa chọn để thực hiện trách nhiệm xã hội cũng như tình yêu và niềm tự hào đối với đất nước Việt Nam tươi đẹp.
Việt Nam nằm trong top đầu thế giới về tiêu dùng nhựa, với lượng tiêu thụ bình quân rơi vào khoảng 41 kg/người mỗi năm, theo thống kê của Hiệp hội Nhựa Việt Nam năm 2019. Đáng chú ý, sau khi đã qua sử dụng, lượng rác thải nhựa phần nhiều không được thu gom và xử lý đúng cách.
Rác thải nhựa gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực tới môi trường và hệ sinh thái. Thực tế, có thể dễ dàng bắt gặp những chai nhựa, túi ni lông, vỏ bánh kẹo ở khắp mọi nơi, từ đường phố nội đô cho tới núi rừng, bãi biển, phá hủy cảnh quan thiên nhiên, gây nguy hại cho sức khỏe của con người và nhiều loài sinh vật.
Từ nỗi trăn trở về một Việt Nam tươi đẹp có nguy cơ bị nhấn chìm bởi rác thai nhựa, các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực FMCG đã cùng chung tay thành lập Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam).
“Chúng tôi coi Việt Nam là nhà…”
Lý giải về sáng kiến thành lập một liên minh nhằm thúc đẩy tái chế bao bì, ông Jeff Fielkow, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tetra Pak Việt Nam nói: “Chúng tôi coi Việt Nam là nhà và mong muốn cả đất nước cùng chung tay để có những giải pháp tốt nhất cho việc tái chế rác thải”.
Đây cũng chính là lý do thông điệp Vì một Việt Nam xanh – sạch – đẹp được các thành viên sáng lập lựa chọn làm tuyên ngôn và mục tiêu xuyên suốt cho kế hoạch xây dựng nền kinh tế tuần hoàn cho ngành bao bì tại Việt Nam.
Tetra Pak là đơn vị cung cấp giải pháp chế biến và đóng gói bao bì hàng đầu thế giới, thuộc tập đoàn Tetra Laval Thụy Sĩ. Hoạt động tại thị trường Việt Nam từ năm 1994, Tetra Pak đã có nhiều đóng góp nhằm thúc đẩy ngành sữa và nước giải khát, đồng thời có nhiều sáng kiến, dự án hướng tới phát triển bền vững.
Bên cạnh dự án PRO Việt Nam, Tetra Pak tổ chức nhiều chương trình như Hành trình giải cứu rác chết, Tái chế học đường hay Ngôi nhà vỏ hộp giấy nhằm mục đích nâng cao tỷ lệ thu gom, tái chế rác thải.
Theo ông Fielkow, tăng tỷ lệ thu gom rác thải sẽ giúp đảm bảo đủ lượng đầu vào cho nhà máy tái chế, qua đó các đơn vị xử lý rác thải mới sẵn sàng đầu tư vào nâng cao công nghệ, giúp quy trình tái chế hiệu quả hơn.
Tái chế để thực hiện trách nhiệm với cộng đồng
Đồng quan điểm với CEO Tetra Pak, ông Laurent Levan, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc URC Việt Nam chia sẻ: “là những thương hiệu lớn nhất Việt Nam, chúng tôi hiểu rằng bao bì có thể đem đến sự tiện lợi cũng như đảm bảo vệ sinh thực phẩm nhưng đồng thời cũng tạo ra gánh nặng về rác thải nếu không được xử lý đúng cách”.
Nhận thức được trách nhiệm của mình trong bức tranh toàn cảnh về rác thải nhựa, ông Levan khẳng định, PRO Việt Nam mong muốn được chung tay cùng cộng đồng để trở thành một phần của giải pháp.
URC Việt Nam là công ty con của tập đoàn Universal Robina Corporation (URC) đến từ Philippines, hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống. Đi vào hoạt động từ năm 2003, URC Việt Nam luôn là doanh nghiệp tiên phong trong việc ứng dụng các giải pháp bao vệ môi trường từ khâu sản xuất tới tiêu dùng.
Ông Levan cho biết, việc tham gia PRO Việt Nam, bên cạnh hoạt động chuyển đổi sản xuất và tổ chức các phong trào thu gom rác thải là bước đi thuộc chiến lược phát triển bền vững mà tập đoàn URC Philippines luôn theo đuổi trong suốt những năm qua.
Theo đó, duy trì mô hình phát triển bền vững, đồng hành cùng cộng đồng chống lại biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường được ban lãnh đạo tập đoàn xác định không chỉ là trách nhiệm đối với xã hội, mà còn là lợi thế cạnh tranh giúp URC xây dựng chuỗi giá trị kiên cường hơn, đồng thời đến gần hơn với người tiêu dùng.
Nhân rộng mô hình tái chế
Thực tế, ở Việt Nam đã có nhiều đơn vị, lực lượng hoạt động trong lĩnh vực thu gom và xử lý chất thải rắn, bao gồm cả chính thức lẫn phi chính thức, tuy nhiên hoạt động vẫn còn rời rạc, không đem đến hiệu quả cao.
Ông Berend Van Wel, Tổng giám đốc Friesland Việt Nam, cho biết, một trong những kế hoạch hành động của PRO Việt Nam là giúp những hệ thống thu gom, tái chế rác thải có sẵn hoạt động một cách mạnh mẽ, hiệu quả hơn, thúc đẩy mô hình tái chế được nhân rộng càng nhiều càng tốt.
Trong đó, PRO Việt Nam không phải là đơn vị thu gom, tái chế vì mục tiêu lợi nhuận, mà đóng vai trò như một giao diện giữa ngành công nghiệp, người tiêu dùng, các tổ chức phi chính phủ và chính quyền các cấp.
FrieslandCampina là tập đoàn sữa hàng đầu thế giới đến từ Hà Lan. Hoạt động tại Việt Nam được 25 năm, Friesland Campina Việt Nam là công ty đầu tiên nhận được cả 4 chứng nhận quốc tế bao gồm ISO 9000:2008 (về chất lượng), ISO 14000:2004 (về môi trường), ISO 22000:2005 (về an toàn thực phẩm) và OHSAS 18001: 2007 (về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp).
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Friesland Campina Việt Nam luôn duy trì mục tiêu đóng góp cho công cuộc phát triển bền vững của đất nước thông qua 3 trọng tâm, bao gồm Giáo dục và phát triển dinh dưỡng cho trẻ em; Nâng cao cuộc sống của người dân, đặc biệt là nông dân nuôi bò sữa đối tác và Bảo vệ môi trường.
Xem trích đoạn phát biểu của các CEO trong video dưới đây:
"Chiến binh xanh" là những người đồng nát, ve chai sẵn sàng chung tay cùng VietCycle xây dựng ngành công nghiệp tái chế đạt chuẩn, vì môi trường xanh sạch đẹp.
Với việc hai đơn vị sản xuất chủ lực vừa được cấp chứng nhận trung hòa carbon, Tập đoàn TH một lần nữa tái khẳng định phát triển bền vững là cam kết mà tập đoàn kiên tâm theo đuổi trong suốt hành trình, coi đó là con đường tất yếu để doanh nghiệp tồn tại, phát triển và cống hiến cho xã hội.
Nâng cấp cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa công nghệ và kết nối đường sắt tới các cảng biển, cửa khẩu, khu công nghiệp chính là câu trả lời cho doanh nghiệp đường sắt.
Khi ngay cả những doanh nghiệp lớn còn vấp váp trên hành trình xanh, con đường vào thị trường carbon với khối doanh nghiệp vừa và nhỏ lại càng thêm gập ghềnh.
Chuyển đổi số quản trị, hợp tác vận tải liên doanh và đầu tư trung tâm logistics vệ tinh kết nối nhanh đô thị chính là chìa khóa gỡ nút thắt hạ tầng logistics
Techcombank hợp tác với 247BPO giúp khách hàng tiếp cận nguồn ngoại tệ với tỷ giá cạnh tranh, giao dịch minh bạch, rõ ràng, hạn mức hiển thị chi tiết trên ứng dụng Techcombank Mobile.
Trong phần II của cuộc trao đổi, Chủ tịch Cen Group Nguyễn Trung Vũ nhận định về những thay đổi sẽ diễn ra trên thị trường bất động sản mà nhà đầu tư và người mua cần nắm bắt trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Không chỉ là doanh nghiệp “đầu đàn” phát triển vững mạnh, Vinamilk còn là thương hiệu mang đậm bản sắc sáng tạo, tự chủ và quyết liệt của TP.HCM trong hành trình vươn tầm.
Phú Quốc đang không ngừng thăng hạng trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới. Hoạt động đầu tư kinh doanh càng nóng hơn khi thành phố được công nhận là đô thị loại I, điểm đến của APEC 2027. Giới chuyên gia cho rằng, đây chính là cơ hội vàng để thu về nguồn lợi nhuận 20-30% từ các dự án khu đô thị có quy hoạch bài bản.
Thủy sản Việt Nam có thể củng cố vị thế tại Hoa Kỳ nhưng cũng phải chịu sức ép cạnh tranh mạnh từ Trung Quốc tại các thị trường khác.
HĐQT Eximbank trình xin ý kiến cổ đông xem xét, thông qua đề xuất quy định tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại Eximbank không vượt quá 06% vốn điều lệ của nhà băng từng thời kỳ.
Highlands Coffee vừa khánh thành nhà máy rang xay cà phê trị giá gần 500 tỷ đồng tại Bà Rịa Vũng Tàu, đặt mục tiêu toàn cầu hóa hạt cà phê robusta Việt Nam.