CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate
Nguyễn Hoàng
Thứ năm, 19/09/2024 - 11:41
Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau hai năm sụt giảm liên tiếp.
Ông Đào Thế Vinh, Tổng giám đốc Golden Gate, một trong những
mối quan tâm hàng đầu của các nhà kinh doanh, sản xuất thịt của Mỹ, trả lời phỏng vấn TheLEADER.
Trên thế giới, Việt Nam được xem là thị trường nhập khẩu thịt ổn định, với
sản lượng đang trong xu hướng tăng, ông bình luận thế nào về điều này?
Ông Đào Thế Vinh: Nhập khẩu thịt vào Việt Nam đang có ưu thế. Trên thị trường toàn cầu, nguồn cung thịt từ các quốc gia phát triển, như Mỹ, Canada hay Úc, có nhiều lợi thế hơn so với sản xuất trong nước, đặc
biệt với thịt bò.
Thịt bò nhập khẩu có tiềm năng trong dài hạn, nhưng thịt heo
trong nước đang có tính cạnh tranh cao hơn.
Nhập khẩu thịt năm 2024 dần ổn định nhưng chưa quay trở lại
mức 2022, thời điểm nhu cầu trở lại sau dịch. Năm 2023, nhu cầu thị trường đang
suy giảm, kéo theo sản lượng thịt nhập khẩu giảm mạnh.
Có thể xem tình hình nhập khẩu thịt chung của thị trường
Việt Nam hiện nay tương ứng với năng lực nhập khẩu thịt bò từ Mỹ của Golden Gate?
Ông Đào Thế Vinh: Với tình hình hiện nay, có thể hiểu như vậy. Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp.
Ngược lại, sản lượng thịt cũng đang tăng lên từ nhiều nguồn cung trên thế giới. Năm 2024, sản lượng thịt thế giới tăng lên 371 triệu tấn, cao hơn mức 364 triệu tấn của năm 2023, theo dự báo của FAO.
Nguồn cung thịt Mỹ đang cùng lúc
chịu hai tác động, nhu cầu thị trường suy giảm và các nhà nhập khẩu dịch chuyển
sang các nguồn cung có giá rẻ hơn.
Gold Gate kỳ vọng năm tới có thể nhập khoảng 800 nghìn tấn thịt bò từ Mỹ, mức cao hơn 700 nghìn tấn của năm 2022. Năm 2024, Golden Gate ước tính sẽ nhập khẩu từ Mỹ khoảng 600 nghìn tấn thịt bò.
Ông Đào Thế Vinh, Tổng giám đốc Golden Gate và đại diện của Phái đoàn Thương mại Bộ Nông nghiệp Mỹ. Ảnh: Nguyễn Hoàng
Giá thịt cao có khi nào trở thành lý do chính khiến công ty thay
đổi nguồn cung?
Ông Đào Thế Vinh: Chúng tôi nhập khẩu nhiều thịt bò, heo và gà, nhưng quá trình
lựa chọn nguồn cung sẽ căn cứ vào nhu cầu trong nước.
Thịt của Mỹ, đặc biệt là thịt bò, nổi tiếng với sự ổn định, giá trị dinh dưỡng
cao nhờ phương pháp chăn nuôi tiên tiến và hệ thống kiểm định nghiêm ngặt.
Hạn chế lớn nhất của thịt bò Mỹ là giá bán luôn cao hơn so với các thị trường khác. Hiện giá nhập khẩu thịt bò về Việt Nam trung bình 8-10 USD/kg. Đây là
một trong những lý do chúng tôi phân loại thị trường cung ứng.
Như ông nói, tỷ trọng nhập khẩu thịt từ Mỹ trong tương
lai vẫn rất lớn, đây là một ưu tiên?
Ông Đào Thế Vinh: Rất khó đưa ra một thị trường ưu tiên. Với bất cứ mô hình
nào, nhà hàng hay nhà máy chế biến, chúng tôi luôn ưu tiên chất lượng trước,
sau đó là xem xét mức độ phù hợp.
Số lượng các nhà hàng của Golden Gate tăng trưởng mỗi năm, nên
mỗi thị trường nhập khẩu chúng tôi có ưu tiên nhất định. Tỷ trọng thịt nhập khẩu
phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm nhu cầu khách hàng và thương hiệu.
Chẳng hạn, với chuỗi nhà hàng, đòi hỏi nguyên liệu thịt bò chất
lượng cao, đương nhiên Mỹ là thị trường ưu tiên. Nhưng với các mô hình kinh
doanh dựa vào giá hay nhà máy chế biến thực phẩm, giá thịt từ nguồn cung Mỹ lại
chưa phù hợp.
Tuy nhiên, việc xác định nguồn cung nguyên liệu thịt cũng mang
tính hai chiều, vừa căn cứ vào nhu cầu trong nước, nhưng đôi khi sẽ tạo ra thị
trường riêng. Khi đó, các nhà nhập khẩu như Golden Gate đơn giản là cầu nối giữa cung
và cầu.
Nguồn cung thị trên thị trường thế giới tương đối dồi
dào, công ty có dự định thêm các nguồn cung mới vào danh mục nhập khẩu?
Ông Đào Thế Vinh: Mở cửa là bản chất trong kinh doanh, nhưng tôi nghĩ nhiều
hơn đến mức độ phù hợp với mô hình kinh doanh của chúng tôi.
Golden Gate từ chối thịt nguyên liệu có phẩm cấp thấp dù giá rẻ hơn. Nhưng nếu có thị trường mới nổi, chất
lượng cao hơn và giá cạnh tranh hơn, tại sao không?
Thông qua Golden Gate Foods, cụ thể là nhà máy thực phẩm thứ hai tại Khu công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai, Golden Gate có thể từng bước làm chủ quy trình khép kín từ sơ chế, chế biến cho tới phục vụ tại bàn ở các chuỗi nhà hàng.
Với việc Nova F&B được chuyển giao vận hành cho IN Hospitality - chủ sở hữu GEM Center và White Palace, các doanh nghiệp khác cùng ngành ẩm thực có thể tận dụng cơ hội này nhằm mở rộng quy mô và có được thị phần.
Ông Đào Thế Vinh - CEO Golden Gate cho biết, việc đổi tên và logo nhận diện thương hiệu thể hiện quyết tâm của công ty đưa ẩm thực Việt Nam ra thế giới, cũng như mang mô hình ẩm thực quốc tế về Việt Nam.
TS. Huỳnh Thế Du, giảng viên Trường Chính sách công và quản lý, Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng, đổi mới sáng tạo chính là chìa khoá đưa Việt Nam bước vào nhóm các quốc gia thu nhập cao trong bối cảnh các động lực tăng trưởng cũ đã dần suy yếu.
Với Tyna Huỳnh, đồng sáng lập Drinkizz, hữu cơ (organic) không chỉ là một lựa chọn thực phẩm, mà là một triết lý sống kết nối con người với thiên nhiên và cộng đồng.
Deloitte Việt Nam khuyến nghị các doanh nghiệp nhanh chóng rà soát và đánh giá sự ảnh hưởng của các thay đổi của Nghị định 20 để áp dụng ngay trong kỳ quyết toán thuế sắp tới.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.