Trung Quốc giải quyết thương mại bằng nghe lén điện thoại ông Trump?
Những cuộc điện thoại của Tổng thống Mỹ được cho là đang bị nghe lén bởi phía Trung Quốc nhằm mục đích giảm căng thẳng thương mại giữa hai quốc gia.
GS.TS Bùi Xuân Tùng cho rằng, Việt Nam cần uyển chuyển hơn trong việc đưa ra các chiến lược để có thể tận dụng tốt nhất cơ hội từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
Chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới Mỹ - Trung có lẽ là một trong những sự kiện kinh tế quốc tế nổi bật nhất kể từ đầu năm tới nay, không chỉ bởi lượng giá trị hàng hóa bị nâng thuế mà còn bởi sức ảnh hưởng lan tỏa lên nhiều hoạt động khác của kinh tế toàn cầu.
Điều nhiều người quan tâm là những tác động của cuộc đối đầu gay gắt này đối với Mỹ, Trung Quốc và phần còn lại của thế giới. Không ít chuyên gia cũng như các nhà kinh tế cho rằng Việt Nam sẽ nằm trong nhóm quốc gia được hưởng lợi từ cuộc chiến này.
Tuy vậy, mức độ ảnh hưởng, sự đối phó của Việt Nam cũng như xu hướng trong thời gian tới vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ và cần nhiều thời gian kiểm chứng.
Để hiểu rõ hơn về cuộc đối đầu thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như có cái nhìn cụ thể hơn về tác động, xu hướng và con đường dành cho Việt Nam, TheLEADER đã có buổi trao đổi với GS.TS Bùi Xuân Tùng, Giám đốc Chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh cấp cao tại Việt Nam, Đại học Hawaii (Chương trình VEMBA).
Theo ông, những căng thẳng thương mại gần đây giữa Mỹ và Trung Quốc xuất phát từ đâu và liệu rằng ông Trump có phải là nhân tố chính gây ra sự xung đột này?
GS.TS Bùi Xuân Tùng: Ban đầu, không ít người cho rằng đây chỉ câu chuyện của Tổng thống Donald Trump vì khi tranh cử, ông Trump đã hứa sẽ bảo vệ nước Mỹ, tìm các quốc gia ảnh hưởng không tốt đến Mỹ nhằm có những biện pháp đối phó.
Tuy nhiên nếu suy nghĩ ở quy mô lớn hơn, đây sẽ là câu chuyện thích ứng của xu hướng kinh tế thế giới khoảng nửa thế kỷ nay.
Sau Thế chiến, thế giới tồn tại hai khối là Liên Xô và Tây Âu cùng khối thứ ba là những quốc gia kém mở mang hơn, bao gồm cả Trung Quốc. Chiến lược nước Mỹ ngày xưa là tạo ra một bộ máy thương lượng quốc tế, kéo khu vực các quốc gia kém mở mang về phía mình. Luật thương mại quốc tế vào những năm 70, 80 đều dựa vào phương thức Mỹ có thể hỗ trợ họ.
Càng về sau, một số nước kém mở mang đã trở nên tiên tiến hơn nhiều như Hàn Quốc hay Trung Quốc. Công nghệ cao của Trung Quốc bây giờ khá tốt với kỹ năng sản xuất tinh vi, giá thành rẻ. Điều này tạo ra nhu cầu thay đổi.
Một trong những ví dụ gần đây chính là việc nước Mỹ rút ra khỏi Liên minh Bưu chính thế giới. Liên minh này được lập ra với mong muốn tất cả sản phẩm, hàng hóa từ những nước kém mở mang hay các quốc gia đang phát triển di chuyển sang nước giàu với cước phí thấp hơn nhưng điều này hiện nay đã không thể ứng dụng được nữa.
Rõ ràng, những quy ước xuất hiện cách đây nhiều năm cần được xem xét lại vì không còn thích hợp với hoàn cảnh.
Nhiều người cho rằng ông Trump có những thay đổi hơi thái quá nhưng theo tôi, đây là cơ hội để tìm đến một trật tự thế giới mới bởi mô hình cũ không thể dùng được. Lẽ dĩ nhiên thay đổi sang một cơ chế mới sẽ có những “cuộc động đất” nhỏ và những gì đang diễn ra là một sự điều chỉnh.
Ông Trump đang gây ảnh hưởng lên hệ thống thương mại đa phương như thế nào?
GS.TS Bùi Xuân Tùng: Ông Trump là một thương gia thay vì là một chính trị gia. Ông sử dụng nguyên lý căn bản của sự thương lượng là “con cá to ép được con cá nhỏ”, luật của kẻ mạnh bao giờ cũng hơn luật của kẻ yếu.
Khi muốn đàm phán với ai đó, ông kéo riêng từng người ra. Việc sử dụng đa phương sẽ khó hơn và không sớm thì muộn, việc dồn ép quá sẽ khiến đối phương tạo thành từng nhóm chống lại mình.
Một nguyên tắc cơ bản trong thương lượng kinh doanh là bỏ đa phương, tìm đến song phương và rõ ràng, ông Trump đã và đang làm rất có hiệu quả vì ông ta sử dụng sức mạnh của nước Mỹ.
Bàn cờ thương mại quốc tế hôm nay đã khác hẳn thương mại quốc tế cách đây khoảng 50 năm, thời điểm WTO cùng nhiều định chế khác được thiết lập.
Dưới con mắt của một người bình thường, ông Trump có thể hành động hơi thái quá nhưng đối với nhiều quốc gia khác như tại châu Âu, họ không có sự phản đối quá nhiều. Mặc dù không nói nhưng nhiều nước như Nhật Bản, Ấn Độ, thậm chí từ châu Âu cho rằng chiến tranh thương mại là cơ hội để sửa lại mô hình kinh doanh với Trung Quốc.
Theo ông, những căng thẳng như hiện nay đang ảnh hưởng lên Mỹ, Trung Quốc cũng như bức tranh chung như thế nào?
GS.TS Bùi Xuân Tùng: Trên lý thuyết, đây là một cuộc tranh chấp tay đôi, chỉ có hai nhân vật, là câu chuyện riêng của hai quốc gia nhưng đây lại là cuộc chiến tay đôi gây ra ảnh hưởng toàn cầu.
Chiến lược bảo vệ quyền lợi của nước Mỹ rất rõ ràng nhưng chính sách thực hiện mô hình bảo vệ như thế nào vẫn chưa rõ ràng và đây là những điều mà thị trường không yên tâm vì những sự không chắc chắn.
Trong ngắn hạn, chúng ta sẽ thấy những dịch chuyển lên xuống, ví dụ như tình trạng đỏ lửa chứng khoán tại Mỹ hay Thượng Hải. Cùng với đó, đồng USD vẫn tiếp tục lên vì lãi suất tăng trong khi những đồng tiền khác đi xuống, tạo ra động lực cho các nhà đầu tư chạy về Mỹ.
Tôi cho rằng trước mắt, người tiêu dùng Mỹ sẽ chưa cảm thấy hậu quả từ việc gia tăng thuế nhập cảnh. Bên cạnh đó, ông Trump giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ mức 35% xuống chỉ còn 20%, đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp nội địa tiết kiệm được 15% nên họ có thể sẵn sàng bán hàng ít lãi hơn cho người tiêu dùng.
Trong cuộc chiến tranh này, dường như người Trung Quốc sẽ nhận ảnh hưởng xấu hơn so với người Mỹ.
Việt Nam nên ứng phó ra sao?
Theo ông, Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng như thế nào từ những đối đầu thương mại đang diễn ra?
GS.TS Bùi Xuân Tùng: Việt Nam sẽ đón nhận cả những xu hướng xấu và những xu hướng tốt.
Nếu Trung Quốc tiếp tục đối đầu với Mỹ, tiếp tục sản xuất mà hàng hóa của họ không thể bán được ở bên Mỹ nhiều như trước, hàng hóa sẽ được đưa sang các quốc gia lân cận như Việt Nam và khiến các tiểu thương của Việt Nam tổn thương.
Tuy nhiên, có khả năng FDI từ Trung Quốc sẽ gia tăng sang Việt Nam, thực hiện mô hình né tránh, thay mác Made in China bằng Made in Vietnam. Bất cứ quốc gia nào cũng cần có sự đầu tư của nước ngoài và đây là 1 xu hướng tốt. Cơ hội tốt nhất trong tình huống khó khăn như hiện nay là làm sao sử dụng FDI một cách hiệu quả.
Trở lại câu chuyện năm 1972, Tổng thống Mỹ Richard Nixon sang Trung Quốc gặp Mao Trạch Đông. Vị lãnh đạo này đã từng nói Trung Quốc sẵn sàng mở cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài, bảo đảm đội ngũ lao động làm việc tốt với mức giá rẻ nhưng điều kiện quan trọng là chuyển giao công nghệ.
Tâm thế của Mỹ rất thận trọng vì nếu sản xuất ở nước ngoài, việc bị sao chép công nghệ sẽ gây ra thiệt hại. Tuy nhiên vào thời điểm đó, Mỹ cho rằng Trung Quốc chưa đủ khả năng để hấp thụ và sau 40 năm, Trung Quốc không những học được mà họ còn làm tốt hơn nữa.
Sở dĩ Motorola và Intel rút khỏi Trung Quốc là vì khi họ gửi làm 1 con chíp, 3 – 4 tháng sau đã thấy xuất hiện trên thị trường những con chíp Made in China và thậm chí, có những kỹ năng còn hay hơn con chíp gốc.
Do đó, tôi cho rằng Việt Nam làm sao để học được mô hình của Trung Quốc, đào tạo 1 đội ngũ chuyên gia có cơ hội hấp thụ được những công nghệ nước ngoài khi được chuyển giao.
Việt Nam sẽ cần lưu ý gì trong thời gian tới khi nguồn vốn FDI được dự báo sẽ tăng lên?
GS.TS Bùi Xuân Tùng: Ngoài nguồn FDI từ Trung Quốc, Việt Nam có thể nhận thêm FDI từ những quốc gia có truyền thống đầu tư vào Trung Quốc nhưng hiện giờ vì căng thẳng mà không đầu tư nữa.
Điều quan trọng bây giờ là Việt Nam làm sao đi săn được tất cả FDI đó, tạo ra điều kiện hợp tác để phát triển kinh tế theo ý của mình, tránh đi những lỗi lầm từ sự vội vàng trong những năm quá khứ.
30 năm trước, chúng ta rất háo hức mời FDI và tại thời điểm đó, chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm, gần như chấp thuận mọi thỏa thuận nên có rất nhiều kẽ hở.
Nếu chúng ta tiếp tục mô hình hợp tác như đã làm trong suốt bao nhiêu năm qua, chúng ta không nên vui mừng trước dòng đầu tư từ Trung Quốc nhưng nếu nhận thức được cơ hội hiện nay khá đặc biệt và hy hữu để thương lượng với một tầm nhìn chiến lược hơn, đó sẽ là một cơ hội tốt.
Điều quan trọng nhất là phải hướng tới tương lai lâu dài của kinh tế VN. Nếu chúng ta chỉ đổi Made in China sang Made in Vietnam, không sớm thì muộn sẽ rơi vào blacklist (danh sách đen) của Mỹ.
Trong bất cứ nền kinh tế nào, sự thay đổi diễn ra sẽ khiến một số doanh nghiệp, ngành bị thiệt hại nhưng cũng sẽ có những ngành công nghiệp mới, công ty mới phát triển.
Theo tôi, chiến lược của Nhà nước là làm sao giúp đỡ những khu vực gặp khó khăn và hỗ trợ những khu vực đang tăng trưởng. Chúng ta cần nhìn hướng về tương lai, do đó những ngành nào, khu vực nào có tiềm năng thì nên hỗ trợ phát triển, lợi dụng nguồn FDI. Ngược lại, cần bỏ qua những khu vực được đánh giá không nên duy trì nữa vì không có tương lai cạnh tranh.
Tôi cho rằng đây là cơ hội để Việt Nam nhìn lại chiến lược kinh doanh và sản xuất.
Xu hướng tương lai và chiến lược cho Việt Nam
Trong bối cảnh các cơ chế đa phương được thúc đẩy nhiều hơn như CPTPP hay RCEP cũng như một số xu hướng lớn khác, ông cho rằng Việt Nam nên thích ứng như thế nào?
“Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”, chiến lược hiện nay là tư duy 100% uyển chuyển
GS.TS Bùi Xuân Tùng: Tôi cho rằng trong thời gian tới, sẽ ngày càng nhiều người nhìn ra phương pháp phát triển kinh tế theo hình thức đa phương đang bị lỗi thời. Nếu tất cả các thành viên WTO gia nhập vào cuộc thương lượng song phương, sẽ không còn ai tin tưởng vào sự đa phương nữa.
Bên cạnh đó, xu hướng muốn cô lập Trung Quốc cũng sẽ nổi lên nhưng bằng cách nào thì hiện vẫn chưa rõ.
“Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”, chiến lược hiện nay là tư duy 100% uyển chuyển chứ không thể khăng khăng một nguyên tắc, nhất thiết bảo vệ một lối đi vì không có bất cứ nguyên tắc nào có thể áp dụng đúng hết.
Những nguyên tắc từ sau Thế chiến hiện không thể áp dụng đúng nữa nên cũng không thể quay trở lại. Trong khi đó, mô hình mới chưa được tìm ra nên tôi cho rằng Việt Nam có thể thương lượng với Mỹ, tìm cách ứng xử khi tham gia CPTPP cũng như hài hòa với chiến lược con đường tơ lụa của Trung Quốc.
Ông đánh giá như thế nào về triển vọng với châu Âu thông qua EVFTA?
GS.TS Bùi Xuân Tùng: Tôi cho rằng quan hệ của Việt Nam với châu Âu sẽ phức tạp hơn trong bối cảnh Trung Quốc gặp khó khăn với Mỹ thì cũng sẽ nhắm tới thị trường khác mà châu Âu sẽ là một cái tên được để mắt đến nhiều.
Khi mình phát triển sang châu Âu sẽ gặp phải đối thủ cạnh tranh là Trung Quốc và khi quốc gia này tuyệt vọng hơn, họ sẽ cạnh tranh gay gắt hơn.
Một phản ứng tự nhiên là khi thị trường Mỹ gia tăng rủi ro, thị trường mới có kinh tế tương đối tốt sẽ hấp dẫn nhưng nếu vào một thị trường mà ai cũng đổ dồn vào đó, mọi việc sẽ kẹt hơn nữa.
Về quan hệ với châu Âu, chiến lược hay nhất hiện nay là làm sao duy trì được kỹ năng cạnh tranh, hướng tới chính sách dài hạn, tiếp tục gia tăng chất lượng. Nếu chúng ta cứ duy trì kỹ năng sản xuất như bây giờ, tình thế sẽ khó khăn hơn.
Xin cám ơn ông!
Những cuộc điện thoại của Tổng thống Mỹ được cho là đang bị nghe lén bởi phía Trung Quốc nhằm mục đích giảm căng thẳng thương mại giữa hai quốc gia.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong quý III của Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.