Tài chính
Chứng khoán ‘lì lợm’ trước dịch bệnh
Các công ty phân tích nhận định, từ nay tới cuối năm, chứng khoán Việt Nam sẽ khó có cơ hội trở lại đáy cũ như đợt diễn ra làn sóng Covid-19 thứ nhất, bởi nhà đầu tư đã có kinh nghiệm đánh giá dịch bệnh.
Chỉ số VN Index những ngày đầu tháng 8 đang chứng kiến trạng thái khá tích cực, bất chấp số ca dương tính vì dịch Covid-19 đang ngày một tăng, với hàng chục ca nhiễm mới mỗi ngày.
Thị trường thậm chí đã có một phiên tăng điểm ấn tượng trong phiên đầu tuần qua và mở ra chuỗi những phiên leo dốc liên tiếp. Điều này phản ánh phần nào niềm tin của nhà đầu tư vào khả năng kiểm soát dịch bệnh của Chính phủ.
Các chỉ số thị trường biến động tích cực khi VN Index kết thúc tuần tăng 5,39% đạt mức 841,46 điểm; HNX Index đóng cửa tuần tăng 4,9% dừng tại 112,78 điểm. Dù đà tăng có chững lại trong phiên cuối tuần, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chứng kiến một tuần giao dịch khá tích cực.
Ngành đồ uống, đặc biệt là bia được đánh giá là ngành chịu tác động mạnh nhất bởi dịch Covid-19. Mặc dù vậy, cổ phiếu SAB của bia Sài Gòn (Sabeco) đã có một tuần tăng điểm ấn tượng khi tăng một mạch 9,5% từ mức giá 168.000 đồng/cổ phiếu lên 184.000 đồng/cổ phiếu. Một số ông lớn khác trong ngành đồ uống như Vinamilk hay Masan cũng nằm trong top các cổ phiếu ảnh hưởng tích cực nhất lên thị trường.
Song song với đó, các cổ phiếu nhóm ngân hàng, dầu khí cũng đồng loạt tăng điểm với những thông tin có lợi cho ngành như NHNN hạ lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng hay giá dầu thế giới tăng trở lại.
Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định, từ nay tới cuối năm, chứng khoán Việt Nam sẽ khó có cơ hội trở lại đáy cũ như đợt diễn ra làn sóng Covid-19 thứ nhất, bởi nhà đầu tư đã có kinh nghiệm đánh giá dịch bệnh thay vì tâm lý hoảng loạn.
Bên cạnh đó, có một số điểm giống và khác nhau cơ bản so với đợt dịch đầu tiên. Đầu tiên là lực bán ròng của khối ngoại không quá lớn như giai đoạn 1. Khối ngoại bán ròng mạnh trong giai đoạn đầu tiên và gây áp lực lên thị trường chung. Tuy nhiên, điều này sẽ khó có khả năng lặp lại do thanh khoản tiền đô được đảm bảo bởi Ngân hàng Trung Ương Mỹ (Fed); bên cạnh đó là việc Việt Nam đồng đang giao dịch ổn định và NHNN sẵn sàng điều tiết ổn định tỷ giá.
Thứ hai là việc dòng tiền từ trong nước dồi dào ở cả hai thời điểm. Làn sóng thứ hai quay trở lại sẽ khiến khả năng hấp thụ tín dụng vốn đã yếu trong sáu tháng đầu năm sẽ không được cải thiện đáng kể. Do đó khả năng cao lãi suất ngân hàng sẽ tiếp tục giữ ở mức thấp do thanh khoản trong hệ thống đang khá dư thừa.
Trong khi nhu cầu hấp thụ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh có giới hạn, khả năng các dự án bất động sản mở bán rầm rộ cũng không cao khi Chính phủ khuyến cáo hạn chế tập trung đông người để ngăn chăn dịch bệnh lây lan. Trong bối cảnh đó, thị trường cổ phiếu, mặc dù biến động mạnh trong thời gian qua, vẫn tiếp tục là một kênh đầu tư tiềm năng.
VDSC đánh giá thị trường sẽ phản ứng không quá tiêu cực trong đợt dịch bùng phát lần 2 này sau khi nhà đầu tư đã có kinh nghiệm hơn. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán vẫn tỏ ra khá hấp dẫn trong bối cảnh dòng tiền ứ đọng và các kênh đầu tư khác chưa có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam đã không phục hồi như kỳ vọng và làn sóng thứ hai này sẽ khiến tốc đ
Theo công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), sự kiện "thiên nga đen" Covid-19 tác động tiêu cực lên kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp chỉ mang tính chất ngắn hạn trong năm 2020.
BSC ghi nhận, thị trường trong 6 tháng đầu năm 2020 chứng kiến sự hồi phục đáng kể về điểm số theo mô hình chữ "V" sau khi mức định giá đã ở mức tương đối thấp. Xét theo góc nhìn về chỉ số định giá P/E, VN Index đang giao dịch ở mức khoảng 13,1 lần, thấp hơn 14,3% so với mức bình quân 5 năm. Ngoài ra, Việt nam cũng đang giao ở mức P/E thấp hơn so với các nước trong khu vực.
Mặc dù triển vọng kinh doanh nửa cuối năm 2020 của các doanh nghiệp sẽ tương đối phụ thuộc vào khả năng khống chế và kiểm soát "làn sóng thứ 2", tuy nhiên triển vọng hồi phục kinh doanh cũng như EPS sẽ ghi nhận mức tăng trưởng tốt hơn trong năm 2021 là tương đối khả thi. Do đó, BSC đánh giá thị trường chứng khoán đang ở mức tương đối hấp dẫn trong điều kiện dịch bệnh sẽ được kiểm soát tốt đến cuối năm 2020.
Nhiều cổ phiếu trên sàn chứng khoán xác lập đáy mới
CFO Việt Nam và Học viện Tài chính thúc đẩy hợp tác toàn diện
Chiều 3/12/2024, Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ Giám đốc Tài chính Việt Nam (CFO) đã đến thăm và làm việc với Học viện Tài chính nhằm thiết lập quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai bên.
Dragon Capital rót hàng nghìn tỷ đồng vào các hãng chứng khoán
Hàng nghìn tỷ đồng đã được Dragon Capital rót vào các “tên tuổi” lâu năm trong ngành chứng khoán thông qua các kế hoạch hợp tác về kinh doanh, tăng vốn điều lệ.
Ngân hàng đã sẵn sàng sống thiếu Thông tư 02?
Thông tư 02 về tái cơ cấu nợ, giãn nợ sẽ hết hiệu lực vào cuối năm nay. Theo các chuyên gia, nhiều khả năng NHNN sẽ không gia hạn thêm cho Thông tư này.
Dấu ấn của người Việt trong tham vọng kinh tế số tại Malaysia
Kinh tế số của Malaysia được kỳ vọng sẽ vươn tầm khu vực với sự hỗ trợ của doanh nghiệp Việt Nam thông qua các giải pháp công nghệ, y tế, năng lượng...
An Gia sắp ra mắt dự án 3.000 căn hộ ở Bình Dương
Dự án The Gió Riverside với 3.000 căn hộ ở Bình Dương dự kiến được An Gia ra mắt sau sáu tháng khởi công.
VinFast tham gia chương trình chuyển đổi giao thông xanh
VinFast đồng hành cùng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và tám địa phương tiên phong lên lộ trình chuyển đổi xanh trong giao thông công cộng.
Nhân tố góp phần thúc đẩy ngành nông nghiệp Gia Lai
Nutifood xây dựng thành công trang trại bò sữa hàng đầu Việt Nam, góp phần phát triển ngành nông nghiệp tại Gia Lai và các địa phương lân cận.