Tài chính
Nhiều cổ phiếu trên sàn chứng khoán xác lập đáy mới
Thống kế từ FiinTrade cho thấy, sau phiến 29/7, gần một nửa số cổ phiếu trên 3 sàn có giá đóng cửa thấp hơn hoặc bằng ngày 24/3, thời điểm VNIndex chạm đáy 659,21 điểm, lúc chuẩn bị cho đợt giãn cách xã hội.
Công ty Chứng khoán FPT (FPTS) vừa đưa ra tuyên bố hủy bỏ các khuyến nghị trong những báo cáo phân tích doanh nghiệp được phát hành trong giai đoạn 20/04/2020 – 27/07/20201 với lý do liên quan đến diễn biến dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam.
Trong khoảng thời gian từ 20/4 đến 27/7, FPTS đã đưa ra khá nhiều báo cáo phân tích, trong đó có khuyến nghị mua với nhiều cổ phiếu như CVT, VCS, PC1, NTP, LTG, PVD, VHC, AAA…
Theo FPTS, trong các báo cáo trên, dự phóng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên cơ sở Việt Nam kiểm soát được dịch bệnh và không xuất hiện ca bệnh mới trong cộng đồng kể từ thời điểm 17/04/2020. Tuy nhiên, ngày 25/7/2020, khi ca bệnh mới xuất hiện trong cộng đồng, diễn biến dịch bệnh trở nên phức tạp hơn, cơ sở đưa ra dự phóng trong báo cáo bị phá bỏ.
FPTS cho biết nhà đầu tư có thể sử dụng những thông tin, phân tích và nhận định độc lập của chuyên viên phân tích đầu tư cho mục đích tham khảo. Những khuyến nghị được đưa ra trong báo cáo chính thức được hủy bỏ kể từ tuyên bố này cho đến khi có cập nhật mới.
Tuyên bố hy hữu của FPTS được đưa ra trong bối cảnh thị trường chứng khoán biến động quá nhanh với biên độ mạnh. Trong thời gian tới, không loại trừ việc các công ty chứng khoán sẽ phải thay đổi kịch bản về thị trường, cũng như dự phóng lợi nhuận doanh nghiệp bởi những diễn biến bất ngờ từ dịch bệnh.
Chỉ sau 4 phiên giao dịch kể từ khi Việt Nam công bố ca nhiễm Covid-19 đầu tiên sau 100 ngày, thị trường chứng kiến đà bán tháo bất chấp của các nhà đầu tư, chỉ số VNIndex, theo đóm giảm 66 điểm (7,7%), từ mức 861 điểm xuống còn 795 điểm.
Thống kế từ nền tảng phân tích dữ liệu chứng khoán FiinTrade, sau phiến 29/7, nhiều cổ phiếu đã xác lập mức đáy mới. Khoảng 48% số lượng cổ phiếu trên 3 sàn có giá đóng cửa thấp hơn hoặc bằng ngày 24/3, thời điểm VNIndex chạm đáy 659,21 điểm, lúc chuẩn bị cho đợt giãn cách xã hội.
Chẳng hạn, cổ phiếu VJC của Vietjet đóng cửa phiên 29/7 đạt mức 95.100 đồng/cp, thấp hơn 1,5% so với mức 96.500 đồng/cp phiên ngày 24/3. Đây cũng là mức giá thấp nhất của cổ phiếu VJC kể từ đợt giãn cách xã hội cho đến nay.

Với việc có hàng loạt ca nhiễm mới xuất hiện tại Hà Nội, TP.HCM và nhiều tỉnh thành phố khác, nhà đầu tư đang lo ngại về kịch bản dịch bệnh kéo dài hay một đợt giãn cách xã hội tiếp theo, từ đó tạo ra tâm lý bán tháo.
Mặc dù vậy, khác với đợt bán tháo hồi cuối tháng 3, điểm tích cực trong đợt suy giảm này là thị trường đã có sự chọn lọc khi nhiều cổ phiếu vẫn ‘trụ vững’ trong sóng gió.
Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam nhận định, biến động hiện nay đang tạo ra cơ hội tích lũy dần các cổ phiếu có triển vọng tích cực dựa trên kết quả kinh doanh khả quan trong 6 tháng đầu năm.
Đồng quan điểm, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng 800 điểm là ngưỡng VNIndex được hỗ trợ mạnh, và tâm lý bán tháo đã giảm dần, thay vào đó lực cầu ngắn hạn đã cải thiện tích cực hơn tại các vùng giá thấp, đặc biệt là dòng tiền có dấu hiệu quay trở lại nhóm largecaps và midcaps.
Động thái từ khối ngoại cũng là chỉ báo củng cố niềm tin cho nhà đầu tư. Kể từ phiên thứ 6 tuần trước, khi VNIndex biến động mạnh, khối ngoại đã liên tiếp mua ròng. Tính tới cuối phiên 29/7, khối ngoại đã mua ròng hơn 1.070 tỷ đồng trên HOSE, tập trung vào nhóm cổ phiếu VN30.
Mặc dù vậy, trong bối cảnh thông tin về dịch Covid-19 vẫn tác động lớn tới thị trường chứng khoán Việt Nam, hầu hết các bên phân tích vẫn đưa ra đánh giá tiêu cực. và nhận định thị trường chỉ có thể thực sự khởi sắc khi có những tín hiệu tốt về khả năng kiểm soát dịch bệnh.
Chứng khoán tiếp tục giảm sâu vì Covid-19
Ngân hàng MB tung 'vũ khí chiến lược' chinh phục 40 triệu khách hàng
Điểm nhấn trong chiến lược dài hạn của MB là mục tiêu đạt 34–35 triệu khách hàng vào cuối năm 2025 và chạm mốc 40 triệu khách hàng vào năm 2029.
Bất động sản mất hút trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp quí I
Nhóm ngân hàng và chứng khoán gần như độc chiếm thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong ba tháng đầu năm.
Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank hướng tới vốn hóa 20 tỷ USD cuối 2025
Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết Techcombank tự tin sẽ lặp lại những kỳ tích như giai đoạn IPO cổ phiếu vào năm 2017.
SeABank bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
Một trong những nội dung quan trọng được thông qua tại ĐHĐCĐ ngày 25/4 là việc bầu bổ sung ông Matthew Sander Hosford (sinh năm 1958, quốc tịch Mỹ) làm thành viên độc lập HĐQT nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Sacombank chưa chốt mua công ty chứng khoán nào, nhà đầu tư 'vồ hụt' SBS
Lãnh đạo Sacombank khẳng định, sẽ không mua lại cổ phần của công ty chứng khoán SBS, cũng không mua BOS mà khi Ngân hàng Nhà nước cho phép sẽ tìm công ty phù hợp.
Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một
Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".
Ngân hàng MB tung 'vũ khí chiến lược' chinh phục 40 triệu khách hàng
Điểm nhấn trong chiến lược dài hạn của MB là mục tiêu đạt 34–35 triệu khách hàng vào cuối năm 2025 và chạm mốc 40 triệu khách hàng vào năm 2029.
22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu
Khám phá cách xây dựng thương hiệu bền vững trong kỷ nguyên số từ bài học 'co lại trước khi mở rộng' và 'toàn cầu hóa tên thương hiệu'.
Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động
Trung tâm dữ liệu (Data Center) thông minh với khả năng tối ưu hóa nguồn lực, đang trở thành nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) tự động.
Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?
Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.
Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.
Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững
Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.