Leader talk
'Chúng ta bắt được bệnh, có đơn thuốc nhưng chữa mãi không khỏi'
Ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, phạm vi cải cách của Việt Nam hiện còn hẹp, chưa bao quát được cả trước mắt và dài hạn là một trong những thách thức lớn khiến Việt Nam chưa xóa bỏ thành công rào cản phát triển kinh tế tư nhân.
Theo ông Hiếu, hiện Việt Nam đang phải đối mặt với ba thách thức chủ yếu trong việc xóa bỏ rào cản phát triển kinh tế tư nhân, những rào cản khiến “chúng ta khám được bệnh, bắt được bệnh, có đơn thuốc nhưng chữa mãi không khỏi”.

Thứ nhất là khoảng cách giữa kết quả và mục tiêu đề ra và làm thế nào để Việt Nam có thể tổ chức thực hiện một cách đầy đủ.
Phát biểu tại chương trình hội thảo quốc gia “Tháo gỡ rào cản đối với sự phát triển của doanh nghiệp”, ông Hiếu cho biết từ năm 2015, Việt Nam phấn đấu môi trường kinh doanh ở mức trung bình 4 nước ASEAN nhưng đến nay vẫn chưa đạt được.
“Chúng ta không thực hiện được một cách đầy đủ, đúng thời hạn, đúng yêu cầu và mục tiêu đề ra. Chúng ta không phải là thiếu giải pháp, cũng không phải là không biết vấn đề”, ông Hiếu đánh giá.
Thứ hai là phạm vi cải cách còn hẹp, chưa bao quát được kể cả trước mắt và dài hạn, thể hiện qua những rào cản trong thểchế nhìn từ góc độ chính sách.
Ông Hiếu đánh giá rằng, Việt Nam gần như chưa có cải cách nhắm tới sự phát triển bền vững và tạo ra động lực phát triển thông qua vấn đề an toàn và bảo vệ quyền tài sản.
Bên cạnh đó, chính sách cạnh tranh dù đã được đề cập đến nhưng chưa thực sự mạnh mẽ. Xóa bỏ rào cản cho doanh nghiệp chỉ là điều kiện tiên quyết để tạo ra một sân chơi công bằng nhưng để thúc đẩy phát triển thì phải có một môi trường thể chế cạnh tranh bởi bản chất của động lực phát triển là cạnh tranh.
Các nghị quyết của Chính phủ được ông Hiếu đánh giá là mới chỉ dừng lại việc tập trung giảm gáng nặng pháp luật, chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp.
Xét về trước mắt, những hành động của Chính phủ cho đến hiện nay là đúng đắn nhưng bản chất và động lực lâu dài rõ ràng đòi hỏi một nỗ lực lớn hơn rất nhiều việc đơn giản chỉ giảm tải.
Thách thức cuối cùng, cũng là thách thức quan trọng nhất chính là việc làm thế nào để có thể cải cách mạnh mẽ hơn và duy trì được động lực cải cách.
Cải cách không phải là quá trình một lần, do đó cái khó là làm thế nào để kéo dài được năm này qua năm khác và trong bối cảnh dư địa cải cách ngày càng khó, yêu cầu nỗ lực ngày càng phải lớn hơn.
Không chỉ vậy, bản thân Việt Nam còn phải cạnh tranh với các quốc gia khác trong khu vực.
Ông Hiếu cho rằng, thách thức đầu đã khó thì thách thức thứ hai còn khó hơn theo cấp số nhân và thách thức thứ 3 thậm chí khó gấp bội lần.
Mặc dù Việt Nam đã đạt nhiều kết quả tích cực trong công cuộc phát triển kinh tế tư nhân, tạo điều kiện cho khu vực này tăng trưởng như năng lực cạnh tranh quốc gia tăng 5 bậc, môi trường kinh doanh tăng 14 bậc, cắt giảm hàng trăm điều kiện kinh doanh, những thách thức trên vẫn là bài toán khó cần được giải quyết càng nhanh càng tốt.
Môi trường kinh doanh phải kích thích doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh hơn
Bộ Xây dựng muốn cắt bỏ 40% điều kiện kinh doanh
Bộ Xây dựng đề xuất xây dựng một "siêu Nghị định", theo đó sẽ bãi bỏ 41,3% tổng số điều kiện kinh doanh, đơn giản hóa 43,7% điều kiện kinh doanh và giữ nguyên 15% điều kiện kinh doanh.
Bộ Nông nghiệp muốn giảm hàng trăm điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính
Những con số này lần lượt chiếm 34% và 56% điều kiện và thủ tục hiện còn hiệu lực, được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn báo cáo Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ sáng nay.
Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68
Nghị quyết 68 đánh dấu bước ngoặt chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế tư nhân, mở ra cơ hội và đặt ra trách nhiệm lịch sử mới cho doanh nhân Việt trong công cuộc chấn hưng kinh tế quốc gia.
Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân
Để tinh thần Nghị quyết 68 thực sự trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt vươn lên mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới thì cơ chế thực thi phải đồng bộ, minh bạch.
Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ
Hưởng ứng tinh thần của Nghị Quyết 57, Liên minh nhân lực chiến lược ra đời nhằm xây dựng đội ngũ "kỹ sư 57" trên mặt trận tri thức và công nghệ.
'Du lịch yêu nước' lên ngôi: Khi mỗi hành trình là một lời tri ân đất nước
Có một sự thật mà chúng ta có thể tự hào: người dân Việt Nam, đặc biệt là người trẻ, đang chọn những chuyến đi có ý nghĩa. Họ tìm đến các điểm đến lịch sử không chỉ để chụp ảnh “check-in”, mà còn để thắp một nén hương, để đứng lặng vài phút và ngẫm về những điều lớn lao.
Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình
Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "ĐỘT PHÁ THỂ CHẾ, PHÁP LUẬT ĐỂ ĐẤT NƯỚC VƯƠN MÌNH". Trong đó nhấn mạnh, thể chế, pháp luật có chất lượng, phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn và nguyện vọng của Nhân dân là yếu tố hàng đầu quyết định thành công của mỗi quốc gia. Do đó, để đất nước vươn mình phát triển mạnh mẽ, chúng ta dứt khoát nói "không" với bất cứ hạn chế, bất cập nào trong thể chế, pháp luật; không thỏa hiệp với bất kỳ yếu kém nào trong thiết kế chính sách, soạn thảo pháp luật, hay tổ chức thực thi.
Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Cake đạt chứng nhận quốc tế sinh trắc học cấp độ cao nhất
Tại Đông Nam Á, Cake là ngân hàng thuần số đầu tiên đạt cấp độ cao nhất về công nghệ chống giả mạo khuôn mặt, do chính kỹ sư công nghệ người Việt xây dựng.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa quy mô lớn tại Nga
Nhà máy đặt tại Kaluga có công suất 1.000 tấn/ngày. Trong đó giai đoạn 1 là 500 tấn/ngày, thuộc nhóm nhà máy có công suất chế biến hàng đầu Liên bang Nga.
Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.