Đề xuất định mức tiêu hao năng lượng ngành nhựa
Định mức tiêu hao năng lượng ngành nhựa được đề xuất xây dựng theo từng danh mục sản phẩm và giảm dần qua từng thời kỳ.
Chuỗi cung ứng năng lượng của Việt Nam có thể hút nhiều doanh nghiệp trong nước tham gia thông qua các giải pháp tài chính và đơn giản hóa quy trình.
Việt Nam đang đứng trước nhu cầu cấp thiết về chuyển dịch năng lượng với tham vọng và mục tiêu rõ ràng về chuyển dịch cơ cấu năng lượng chủ yếu dựa vào than đá sang năng lượng tái tạo, kéo theo sự thay đổi trong chuỗi cung ứng.
Quá trình chuyển dịch đó được dự đoán có tác động sâu sắc đến chuỗi cung ứng trong cả lĩnh vực vận tải điện và năng lượng điện, mang lại cơ hội cho các nhà cung cấp và các đơn vị sử dụng năng lượng.
Nhận định này được ông Abhinav Goyal, Giám đốc Dịch vụ tư vấn dự án đầu tư và cơ sở hạ tầng của PwC Việt Nam, đưa ra tại diễn đàn về tái định hình chuỗi cung ứng năng lượng sáng 17/10.
Theo ông, các nhà phát triển và nhà cung cấp có những cơ hội đáng kể.
Nhu cầu lớn hơn về các giải pháp năng lượng tái tạo tạo cơ hội cho các nhà cung cấp công nghệ tiên tiến, đặc biệt trong lưu trữ năng lượng, điện gió ngoài khơi và hydro xanh.
Cùng với đó, sự tập trung ngày càng tăng của chính phủ và doanh nghiệp vào phát triển bền vững mang đến cơ hội mới cho các nhà cung cấp các sản phẩm và dịch vụ xanh.
Các nhà cung cấp có thể tạo ra sự khác biệt bằng cách cung cấp các giải pháp tích hợp, bao gồm hiệu quả năng lượng, công nghệ lưới điện thông minh hay dịch vụ quản lý năng lượng.
Với các đơn vị sử dụng năng lượng, nguồn doanh thu mới có thể tới từ việc cung cấp dịch vụ cho lưới điện như sản xuất điện tại chỗ, đáp ứng nhu cầu về lưu trữ.
Ngoài ra, các giải pháp và công nghệ mới giúp thúc đẩy hiệu quả năng lượng và giảm chi phí.
Các đơn vị này còn có thể cải thiện thương hiệu khi định vị công ty đi đầu trong hoạt động chống biến đổi khí hậu ngày càng trở nên quan trọng với các bên liên quan khác nhau như nhà đầu tư, khách hàng hay chính phủ.
Tuy vậy, Việt Nam đang chậm hơn so với các thị trường khác trong khu vực như Indonesia, Thái Lan hay Ấn Độ về tỷ lệ nội địa hóa, cho thấy cơ hội đáng kể để áp dụng các giải pháp mạnh mẽ hơn.
Theo ước tính của PwC trong nghiên cứu, Thái Lan đạt tỷ lệ nội địa hóa 50 – 60% trong năng lượng mặt trời, gió và sinh khối với sản xuất địa phương mạnh mẽ cho các mô-đun năng lượng mặt trời và theo hình thức đối tác công – tư.
Con số này của Ấn Độ lên tới 60 – 70% trong năng lượng mặt trời và gió nhờ sáng kiến “Make in India” và chương trình giảm phụ thuộc vào nhập khẩu.
Tại Việt Nam, PwC ước tính tỷ lệ nội địa hóa hiện đạt 30 – 40% trong năng lượng mặt trời và gió với các nỗ lực tăng cường sản xuất trong các tấm pin mặt trời và tuabin gió.
“Các nghiên cứu điển hình thành công và thông lệ tốt nhất từ các nước láng giềng có thể truyền cảm hứng cho Việt Nam áp dụng các chính sách quyết đoán hơn, tăng tỷ lệ nội địa hóa và thúc đẩy quá trình chuyển dịch năng lượng”, PwC nhấn mạnh.
Dù các cơ hội đang được mở ra trong ngắn và dài hạn, theo ông Abhinav Goyal, những thách thức về tài chính và quy định, chính sách đang ngăn cản các nhà phát triển và nhà cung cấp nhanh chóng nắm bắt và mở rộng quy mô cơ hội kinh doanh.
Đơn cử, những thách thức về tài chính cho các dự án quy mô lớn có thể hạn chế khả năng mở rộng quy mô hoặc phát triển công nghệ mới, khiến các đơn hàng bị trì hoãn hoặc hủy bỏ dự án.
Sự không chắc chắn về quy định, đặc biệt là trong việc cấp phép và phê duyệt dự án, có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng và trì hoãn việc gia nhập thị trường.
Ngoài ra, sự phụ thuộc vào giá cả hàng hóa dễ biến động, ví dụ như kim loại hiếm để sản xuất pin, có thể ảnh hưởng đến chi phí và tính sẵn có của các nguyên liệu chính, dẫn tới lỗ hổng trong chuỗi cung ứng.
Nghiên cứu của PwC cũng chỉ ra rằng, các công ty sẽ phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng đối với sự ổn định cỉa nguồn cung cấp năng lượng và có thể gặp phải hiện tượng mất điện ngày càng tăng.
Với vấn đề quy định, chính sách, quy trình phê duyệt dự án phức tạp, bao gồm thu hồi đất, phê duyệt dự án và xin phê duyệt vào các kế hoạch phát triển điện, gây ra sự chậm trễ.
Chưa kể những lo ngại về tính khả thi tài chính của các hợp đồng mua bán điện cùng tiêu chuẩn và khung pháp lý đặt ra rủi ro cho các nhà phát triển năng lượng tái tạo.
Ông Abhinav Goyal khuyến nghị, để chuỗi cung ứng năng lượng ở Việt Nam bền vững hơn, phục vụ cho quá trình chuyển dịch năng lượng, Việt Nam trước hết cần giải quyết các thách thức về tài chính.
Mục tiêu này có thể được thực hiện thông qua việc đa dạng hóa các sản phẩm tài chính phù hợp với các dự án năng lượng, đặc biệt là vốn vay ưu đãi, tài chính đa phương/hỗn hợp từ các cơ chế tài chính mới như JEPT, trái phiếu và khoản vay xanh.
Việt Nam có thể cân nhắc các ưu đãi khác nhau, chẳng hạn như giảm thuế, trợ cấp, ưu đãi cho thuê đất hoặc ưu đãi dựa trên hiệu suất để phát triển chuỗi cung ứng.
Nâng cao năng lực cho các nhà tài chính địa phương để hiểu biết và đánh giá các dự án trong các lĩnh vực chuyển dịch năng lượng mới cũng là một trong những giải pháp. Điều này giúp giảm thiểu quan điểm rủi ro và chi phí tài chính cho các nhà phát triển.
Để thu hẹp khoảng cách năng lực trong chuỗi cung ứng địa phương, theo chuyên gia PwC, Việt Nam có thể thúc đẩy liên doanh và chuyển giao công nghệ, kiến thức giữa các công ty trong nước và nước ngoài.
Bên cạnh đó, có thể cung cấp các ưu đãi cho các công ty địa phương phát triển năng lực trong các lĩnh vực mới như lưu trữ năng lượng, tái chế pin; khuyến khích tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu và linh kiện tại địa phương.
Định mức tiêu hao năng lượng ngành nhựa được đề xuất xây dựng theo từng danh mục sản phẩm và giảm dần qua từng thời kỳ.
Việt Nam sẽ nhận được hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ và nguồn lực cần thiết để chuyển dịch năng lượng theo hướng bền vững.
Kết quả hợp tác năng lượng 2016 - 2025 là cơ sở hoạch định kế hoạch hành động ASEAN sau 2025, nỗ lực thúc đẩy các giải pháp mới về chuyển dịch năng lượng
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.