Quốc tế

Công ty khởi nghiệp Đông Nam Á nào được đầu tư nhiều nhất?

Linh Nguyễn Thứ ba, 03/07/2018 - 12:25

Trong số 5 công ty khởi nghiệp (startup) gọi được nhiều vốn nhất, có tới 3 cái tên đứng đầu đến từ Singapore và 2 cái tên còn lại đến từ Indonesia.

Không chỉ thống trị những vị trí đầu danh sách, trong số 50 startup nhận được nhiều đầu tư nhất, Singapore vẫn là quốc gia chiếm số lượng áp đảo. Ngoài ra, còn có sự xuất hiện của một vài cái tên đến từ Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam.

Đại diện duy nhất của Việt Nam lọt vào top 50 startup gọi được nhiều vốn nhất là Tiki với mức 44 triệu USD.

Grab - Singapore

Theo thống kê từ Techinasia, số tiền mà Grab kêu gọi được đạt 4,8 tỷ USD. Mới nhất vào hồi giữa tháng 6, dịch vụ gọi xe này đã nhận khoản đầu tư trị giá 1 tỷ USD từ nhà sản xuất ô tô Toyota.

Công ty khởi nghiệp Đông Nam Á nào được đầu tư nhiều nhất?
Ảnh: Ore Huiying/Bloomberg

Grab gần như hoàn toàn chiếm lĩnh thị trường sau thương vụ mua lại đối thủ tại Đông Nam Á là Uber nhưng niềm vui của Grab không kéo dài lâu khi doanh nghiệp này vướng phải các vấn đề liên quan đến luật cạnh tranh.

Không chỉ vậy, hồi cuối tháng 5, ứng dụng gọi xe của Indonesia Go-Jek tuyên bố sẽ mở rộng sang Việt Nam cùng với 3 thị trường khác là Thái Lan, Singapore và Philippines trong vài tháng tới, cạnh tranh trực tiếp với Grab. Riêng tại Việt Nam, Grab cũng phải đối mặt với những cái tên thay thế Uber như FastGo vừa mới đây.

Lazada – Singapore

Lazada là nền tảng thương mại điện tử hoạt động tại nhiều quốc gia Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam với khoảng 560 triệu người tiêu dùng. Công ty của Alibaba tại khu vực Đông Nam Á này hiện đứng thứ hai trong danh sách các startup được đầu tư nhiều nhất với 3 tỷ USD.

Nửa cuối tháng 3 vừa qua, gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba của Trung Quốc cho biết sẽ bơm thêm 2 tỷ USD vào Lazada, thúc đẩy việc mở rộng tại khu vực cũng như cạnh tranh với các đối thủ tại Đông Nam Á như Amazon.

Sea (Garena) – Singapore

Tiền thân là công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực trò chơi điện tử, Garena hiện đổi tên thành Sea và mở rộng sang nhiều lĩnh vực. Năm 2014, Sea cho ra mắt dịch vụ thanh toán kỹ thuật số AirPay và 1 năm sau, ra mắ mảng kinh doanh thương mại điện tử Shopee.

Tuy vậy, mảng kinh doanh trò chơi điện tử vẫn chiếm khoảng 90% doanh thu của công ty này, theo Bloomberg. Tính đến nay, Sea đã gọi vốn được khoảng 2 tỷ USD.

Tokopedia - Indonesia

Với 1,1 tỷ USD đã gọi vốn thành công, Tokopedia hiện đứng vị trí thứ 4 trong số các startup được đầu tư nhiều nhất.

Năm 2014, cái tên này đã làm dậy sóng ngành thương mại điện tử nói riêng và truyền thông của Indonesia nói chung với vòng gọi vốn lớn nhất trong lịch sử startup nước này. SoftBank và Sequoia Capital, hai quỹ đầu tư tài chính đã rót vào đây khoảng 100 triệu USD lúc đó.

Sở hữu nền tảng thương mại điện tử kết nối người mua và người bán, Tokopedia mới đây đã nhận thêm 1,1 tỷ USD từ Alibaba trong tham vọng thống trị Đông Nam Á của gã khổng lồ Trung Quốc này.

Go-Jek – Indonesia

Là một trong những cái tên gây chú ý trong thị trường gọi xe khu vực Đông Nam Á, Go-Jek tiền thân là một startup với ứng dụng gọi taxi và xe ôm, sau đó mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác như giao đồ ăn, thực phẩm và cả ví điện tử.

Công ty khởi nghiệp Đông Nam Á nào được đầu tư nhiều nhất? 1
Go-Jek không giữ tên nguyên bản sau khi thâm nhập thị trường Việt Nam

Không lâu sau khi Uber bị Grab thâu tóm, Go-Jek tiết lộ kế hoạch mở rộng sang các thị trường khác là Việt Nam, Thái Lan, Singapore và Philippines.

Tại Việt Nam, thay vì lấy tên Go-Jek nguyên bản, công ty này hợp tác cùng đội ngũ sáng lập người Việt, đưa ra ứng dụng GO-VIET. Dự kiến trong tháng này, sẽ bắt đầu phiên bản beta ứng dụng với chương trình "Tiên phong khám phá GO-VIET".

Tính đến nay, Go-Jek đã gọi vốn được khoảng 585 triệu USD. 

Bài học cho Việt Nam nhìn từ trung tâm khởi nghiệp của châu Âu

Bài học cho Việt Nam nhìn từ trung tâm khởi nghiệp của châu Âu

Leader talk -  6 năm

Con đường để Phần Lan vươn mình trở thành nền kinh tế sáng tạo thứ 4 thế giới, trung tâm khởi nghiệp của châu Âu để lại nhiều bài học quý giá cho những quốc gia đang muốn xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp như Việt Nam.

‘Khởi nghiệp ở Việt Nam chỉ mới có Start mà chưa có Up’

‘Khởi nghiệp ở Việt Nam chỉ mới có Start mà chưa có Up’

Tiêu điểm -  6 năm

Theo ông Nguyễn Duy Hiếu, Giám đốc Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam, nhiều doanh nghiệp Việt đang chứa đựng yếu tố sao chép nhiều hơn là đổi mới sáng tạo

Kinh doanh 'đình trệ', Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Doanh nghiệp -  29 phút

Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Tiêu điểm -  40 phút

Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Diễn đàn quản trị -  51 phút

Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Hồ sơ quản trị -  1 giờ

Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Nền giáo dục hạnh phúc tạo ra cộng đồng hạnh phúc

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Nền giáo dục hạnh phúc tạo ra cộng đồng hạnh phúc

Leader talk -  2 giờ

Trọng tâm của giáo dục đang thay đổi, theo Bộ trưởng Giáo dục và đào tạo, hướng tới phát triển con người biết sống hạnh phúc, tạo ra hạnh phúc cho mình và cộng đồng.

Gen Z: Làn gió mới của thị trường bất động sản và cách hoá giải thách thức quản trị

Gen Z: Làn gió mới của thị trường bất động sản và cách hoá giải thách thức quản trị

Diễn đàn quản trị -  2 giờ

Thấu hiểu con người và tâm tư của nhân sự trẻ để tạo môi trường giúp họ phát huy tối đa tiềm năng là chìa khóa giúp doanh nghiệp vươn xa.

Bộ quy tắc đạo đức mới quyết định tương lai môi giới bất động sản

Bộ quy tắc đạo đức mới quyết định tương lai môi giới bất động sản

Bất động sản -  6 giờ

Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản vừa được công bố đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc xây dựng ngành môi giới chuyên nghiệp, bền vững.