Diễn đàn quản trị
Cuộc chiến 3T ở Tân Hiệp Phát
Văn hoá doanh nghiệp nhìn từ 125 ngày bức bí và căng thẳng chống Covid-19 ở tập đoàn nước giải khát hàng đầu.
Đại dịch Covid-19 đợt thứ tư bùng phát nhanh chóng và diễn biến phức tạp trên diện rộng ở các tỉnh phía Nam đã khiến các doanh nghiệp không kịp trở tay, nhiều doanh nghiệp rơi vào thế bị động trước yêu cầu sản xuất ba tại chỗ (3T).
Tâm lý của đa phần lãnh đạo doanh nghiệp và người lao động lúc bấy giờ là hoang mang vì không đoán định được tình hình mặc dù nhiều đơn vị cũng có một số sự dự phòng nhất định.
Chuẩn bị cho việc ở lại nhà máy để sản xuất ba tại chỗ, một số vị trí lãnh đạo cấp cao của Tân Hiệp Phát chia sẻ, họ chỉ mang theo ba bộ quần áo vì cho rằng chừng đó là quá đủ với khoảng hai tuần xa gia đình. Thế nhưng, đâu ai ngờ được, chuyến đi đó của họ kéo dài tới 125 ngày, bắt đầu từ ngày 19/7/2021.
Bà Trần Uyên Phương, Phó tổng giám đốc Tân Hiệp Phát cho biết, trước ngày 19/7, công ty này vẫn chưa hình dung sẽ phải tổ chức 3T cho bao nhiêu người. Danh sách đăng ký ban đầu vào khoảng 400 người. Sau một cuộc chia sẻ giữa ban lãnh đạo với nhân viên về các kế hoạch chuẩn bị, trong đó có việc đảm bảo nơi ăn chốn ở cho nhân sự 3T, số lượng đăng ký đã lên đến gần 1.000 người.

Điều quan trọng mà công ty này xác định là phải để người lao động tin rằng, ban lãnh đạo luôn đặt sự an toàn của người lao động lên hàng đầu. Đáng chú ý, trong khủng hoảng, lãnh đạo luôn phải là người tiên phong. Sự hiện hữu của các cấp lãnh đạo trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Theo bà Phương, trong khủng hoảng đại dịch, việc lên kế hoạch dài hạn là điều bất khả thi. Điều quan trọng là đội ngũ cùng nhau cố gắng từng ngày với tinh thần “không gì là không thể” và “ngày hôm nay phải tốt hơn ngày hôm qua.
Tân Hiệp Phát thường xuyên tổ chức các hoạt động chia sẻ và tuyên truyền cho nhân viên về trách nhiệm xã hội mà công ty cũng như chính người lao động đang thực hiện khi nỗ lực duy trì sản xuất.
Bà Phương cho biết, trong giai đoạn sản xuất ba tại chỗ, trung tâm truyền thông của công ty này hoạt động hết công suất vì phải ra bản tin liên tục để người lao động nắm được tình hình.
Bên cạnh tư duy duy trì đảm bảo sản xuất, yếu tố quan trọng được Tân Hiệp Phát chú trọng là tính kỷ luật để đảm bảo an toàn cho nhân sự mùa dịch bệnh, trong đó, tuân thủ 5K một cách tuyệt đối. Đặc biệt, người lãnh đạo phải làm gương để cấp dưới tuân thủ.
Bà Phương là người duyệt từng phiếu ra cổng nên bản thân bà cũng xác định không được phép rời khỏi công ty. 125 ngày rất bức bí và căng thẳng nhưng vì là người đứng đầu đưa ra quyết định nên bà cũng không trở thành ngoại lệ, phải làm gương và truyền sức mạnh cho đội ngũ để họ thấu hiểu và được an toàn.
Trong quá trình tham gia ba tại chỗ, một quản lý phụ trách mảng an ninh của Tân Hiệp Phát nhận tin báo người thân qua đời. Không chia sẻ với ai, anh quyết định tiếp tục ở lại công ty vì bản thân anh cũng là một người quản lý. Mãi đến khi có người lên tiếng hỏi vì trông anh có vẻ mệt mỏi và không vui, anh mới trút ra nỗi lòng. Chính những con người như anh đã tiếp thêm sức mạnh, động lực cho những người còn lại.
Tân Hiệp Phát cũng tận dụng giai đoạn dịch bệnh để đẩy nhanh, đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong hầu hết hoạt động của doanh nghiệp. Nhân sự được trao quyền và thúc đẩy tinh thần chủ động, sáng tạo để họ có thể làm những thứ tưởng chừng không thể, để duy trì hiệu suất tốt và sẵn sàng trở lại sau giãn cách.
“Không thể hình dung được là chúng tôi có thể cùng nhau tạo ra một sự kiện truyền thống của công ty – kỷ niệm 27 năm thành lập – ngay trong mùa dịch với những lời ca tiếng hát của các cán bộ nhân viên. Đó là các hoạt động để nhân sự cảm thấy được đủ đầy cả về tinh thần. Từng bước như thế, chúng tôi nắm tay nhau vượt qua cuộc chiến 125 ngày”, bà Phương chia sẻ trong tọa đàm "Tạo dựng văn hóa doanh nghiệp để thích ứng linh hoạt với đại dịch".
Văn hoá mạnh giúp doanh nghiệp luôn đứng vững trước khủng hoảng
Văn hoá doanh nghiệp dù có được nhắc đến hay không thì nó vẫn luôn tồn tại. Ở Tân Hiệp Phát, văn hoá không chỉ liên quan đến hành vi, thói quen của các các nhân trong tổ chức mà nó còn đi từ cách hành xử ở cấp cao nhất đến thấp nhất trong doanh nghiệp.
Cũng vì vậy mà từ rất sớm, doanh nghiệp này đã tổ chức nhiều khoá đào tạo và tuyên truyền trong cả doanh nghiệp, để người lao động cảm nhận và hình thành thói quen trong cuộc sống của họ.
Các cấp quản lý ở Tân Hiệp Phát là những người thầy, người chia sẻ kinh nghiệm và vạch ra lộ trình để cho cấp dưới phát triển. Khi có nhân sự do mình đào tạo được lên vị trí cao hơn, người quản lý sẽ càng tự hào.
Với bà Phương, nhắc đến Tân Hiệp Phát là nhắc đến con người Tân Hiệp Phát, những con người đó cùng nỗ lực 27 năm qua để tạo nên một văn hoá mạnh giúp vượt qua các cuộc khủng hoảng. Mỗi khủng hoảng là một thách thức khác nhau, là một lần phải vượt qua các điểm yếu khác nhau nhưng cũng là mỗi lần được trang bị thêm kỹ năng và kiến thức.
“Điều tôi thấy và tự hào với văn hoá Tân Hiệp Phát là văn hoá thích ghi và con người của Tân Hiệp Phát luôn được đưa ra các yêu cầu để cải tiến”, bà Phương nói.
Tình trị, gia đình trị và kỹ trị trong doanh nghiệp gia đình ở Tân Hiệp Phát
Với tham vọng vươn ra thị trường khu vực, Tân Hiệp Phát xác định phải trang bị cho từng các nhân các công cụ, kỹ năng và kiến thức để luôn bắt kịp xu hướng. Bà Phương tiết lộ, Tân Hiệp Phát đã đầu tư rất nhiều ngân sách cho công tác đào tạo tất cả cấp nhân viên ngay trong mùa dịch.
Sản phẩm đồ uống là sản phẩm mua tức thời và thói quen của người tiêu dùng cũng liên tục thay đổi. Do đó, người Tân Hiệp Phát ở tất cả bộ phận cũng không thể cũ kỹ vì nếu không sẽ không thích ứng kịp với sự thay đổi của thị trường, thời cuộc.
Ban lãnh đạo doanh nghiệp này cũng không xem nhẹ những sự căng thẳng thầm lặng đến từ quá nhiều thay đổi xảy ra trong cuộc sống của nhân viên. Sự tinh ý trong giao việc cũng như tương tác chia sẻ là cần thiết để tránh dồn nhân sự vào các áp lực vô hình - những thứ gây bức bối và có thể khiến nhân sự muốn bỏ cuộc.
“Sau lộ trình 5-10 năm nhìn lại, chúng tôi thấy bản thân lớn và trưởng thành hơn rất nhiều. Người lao động đến công ty không phải làm việc mà được làm việc và được thử sức, trao quyền. Những điều đó tạo nên nội lực của doanh nghiệp”, bà Phương chia sẻ.
3 bài toán mùa dịch của Tân Hiệp Phát
Tập đoàn Tân Hiệp Phát tiếp tục hợp tác cùng SAP thực hiện chiến lược số hóa
Tân Hiệp Phát tiếp tục triển khai dự án “Chuyển đổi hoạt động quản trị mua hàng với giải pháp SAP – ARIBA” với mong muốn tăng tốc số hóa toàn bộ chuỗi cung ứng.
Thách thức chuyển giao quyền lực trong doanh nghiệp gia đình nhìn từ Tân Hiệp Phát
Theo nghiên cứu của Deloitte, những khó khăn trong việc chuyển giao quyền lực, xây dựng đội ngũ lãnh đạo kế cận là lý do khiến chưa tới 30% số doanh nghiệp gia đình có thể tồn tại được đến thế hệ thứ ba.
Tình trị, gia đình trị và kỹ trị trong doanh nghiệp gia đình ở Tân Hiệp Phát
Doanh nghiệp gia đình như một con tàu, mỗi toa tàu đại diện cho một thế hệ. Nếu yếu tố gia đình là trái tim, là động cơ thì đường ray và những bánh lái chính là yếu tố quản trị.
Chủ tịch Tân Hiệp Phát: Phải vượt qua nỗi sợ hãi nếu thất bại
"Cách đây mười mấy năm, chúng tôi không nghĩ mình có thể đương đầu với những người khổng lồ như Coca Cola hay Pepsi, nhưng chúng tôi đã làm được. Nếu Tân Hiệp Phát có thể, thì các bạn cũng có thể, hãy tin vào điều đó".
Truyền thông ngân hàng 'trôi tuột' giữa thời khách hàng nhớ ngắn, lướt nhanh
Không thiếu tiền, không thiếu công nghệ nhưng truyền thông ngân hàng lại thiếu khả năng chạm đến đúng người, vào đúng lúc, với đúng điều khách hàng cần.
Bản địa hóa AI để biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh
Bản địa hóa AI cho ngữ cảnh địa phương, giúp doanh nghiệp vượt qua rào cản ngôn ngữ và văn hóa, tối ưu công nghệ và biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh.
Thoát vai chạy việc, người làm đào tạo hoá chiến lược gia
Chỉ khi năng lực tốt, tinh thần chủ động cao và hiểu sâu sắc bối cảnh kinh doanh, người làm L&D mới thật sự chuyển mình thành đối tác chiến lược của tổ chức.
Luật chơi tuyển dụng nhân tài đang thay đổi?
Không đợi đến khi có bằng tốt nghiệp, nhiều sinh viên đã lọt vào tầm ngắm của các doanh nghiệp công nghệ, tài chính, bất động sản và khách sạn trong chiến lược tuyển dụng nhân tài.
Cơn bão 'kiệt sức' ăn mòn sự gắn bó của nhân tài với doanh nghiệp
Giữ chân người tài không phải là trò chơi của ngân sách mà là nghệ thuật lắng nghe và thấu hiểu người lao động, đặc biệt là khi họ đang dần kiệt sức.
HANOISME kỷ niệm 30 năm và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
HANOISME vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, ghi nhận 30 năm cống hiến, đồng hành và hỗ trợ phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam.
Tái thiết vùng lợi nhuận trong chiến lược kinh doanh
Khám phá cách các doanh nghiệp tái thiết mô hình kinh doanh để tìm ra vùng lợi nhuận thực sự và nâng cao hiệu quả chiến lược dài hạn.
Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Giá vàng hôm nay 11/5: Dự báo giá vàng tuần tới 12-16/5/2025
Dự báo giá vàng tuần tới cho thấy sự giằng co và khó đoán, phụ thuộc vào kết quả đàm phán Mỹ - Trung và loạt dữ liệu kinh tế quan trọng từ Mỹ.
Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Cake đạt chứng nhận quốc tế sinh trắc học cấp độ cao nhất
Tại Đông Nam Á, Cake là ngân hàng thuần số đầu tiên đạt cấp độ cao nhất về công nghệ chống giả mạo khuôn mặt, do chính kỹ sư công nghệ người Việt xây dựng.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.