Tiêu điểm
Đại hội XIII của Đảng: Mọi công tác chuẩn bị đã sẵn sàng
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng sẽ diễn ra từ ngày 25/1 - 2/2/2021 tại Thủ đô Hà Nội.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng là sự kiện chính trị trọng đại, dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của Đảng và đất nước.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng sẽ diễn ra trong chín ngày, từ ngày 25/1 đến 2/2/2021 tại Hà Nội. Trong đó, phiên trù bị tổ chức vào ngày 25/1/2021, khai mạc chính thức vào ngày 26/1/2021.
Nội dung chương trình của đại hội tập trung kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết đại hội XII của Đảng gắn với đánh giá 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện cương lĩnh năm 1991, mười năm thực hiện cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011), chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020. Đại hội sẽ đề ra phương hướng và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, xác định mục tiêu và phương hướng đến năm 2030, tầm nhìn phát triển đất nước đến 2045.
Đại hội cũng sẽ kiểm điểm công tác xây dựng Đảng và sự lãnh đạo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XII, xác định phương hướng và nhiệm vụ xây dựng Đảng trong nhiệm kỳ mới. Đồng thời, đánh giá việc thi hành điều lệ Đảng khoá XII và bầu Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII.
Tham dự Đại hội XIII của Đảng có 1.587 đại biểu, đại diện cho hơn 5,1 triệu đảng viên trong cả nước, tăng gần 80 đại biểu so với Đại hội XII, đông nhất trong 13 kỳ đại hội Đảng toàn quốc.
Trong đó, đại biểu đương nhiên chiếm tỷ lệ 12,04%, đại biểu được bầu tại các đại hội Đảng bộ trực thuộc Trung ương chiếm tỷ lệ 87,02%. Số lượng đại biểu chỉ định chiếm tỷ lệ 0,95%.
Trước đó, từ tháng 10/2018, năm tiểu ban đã được thành lập để chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ XIII gồm: Tiểu ban văn kiện, tiểu ban kinh tế - xã hội, tiểu ban điều lệ Đảng, tiểu ban nhân sự và tiểu ban tổ chức phục vụ Đại hội.
Theo lãnh đạo Văn phòng Trung ương Đảng, hiện nay, các dự thảo văn kiện trình đại hội lần này đã được tiến hành công phu, chu đáo. Nội dung các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII gồm năm tài liệu.
Một là báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII. Hai là báo cáo tổng kết thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mười năm 2011-2020, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mười năm 2021-2030.
Tài liệu thứ ba là báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Bốn là báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành điều lệ Đảng của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII.
Đến nay, các tài liệu phục vụ Đại hội đã được hoàn thiện và in ấn, 6/11 tài liệu chính của Đại hội đã được gửi tới các đại biểu trước ngày 17/1/2021 để nghiên cứu.
Về công tác tổ chức, phục vụ đại hội, để đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19, toàn bộ đại biểu tham dự và khách mời được bố trí ăn, nghỉ theo đoàn, tập trung trong suốt quá trình diễn ra đại hội tại các khách sạn, nhà khách gần địa điểm tổ chức hội nghị. Đại biểu không ăn, nghỉ ở bên ngoài hoặc nhà riêng, trừ một số trường hợp có quy định riêng.
Tiểu ban tổ chức phục vụ đại hội cũng đã chuẩn bị bố trí các phòng chức năng, hội trường phục vụ đại hội trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19, bảo đảm trang thiết bị phục vụ tài liệu cho đại biểu tại hội trường, tổ chức phương tiện kỹ thuật để hỗ trợ việc kiểm phiếu, bảo đảm an toàn, an ninh.
Đâu là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2021?
5 động lực chính cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2021
Thành công trong việc kiểm soát dịch bệnh Covid-19, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài và tiêu dùng nội địa là những yếu tố quan trọng nhất góp phần phục hồi tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021.
Hai kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2021
Kinh tế Việt Nam năm 2021 sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới bất định do rủi ro từ đại dịch Covid-19. Tăng trưởng kinh tế có thể đạt mức 5,98% theo kịch bản 1 và 6,46% theo kịch bản 2.
Việt Nam không đánh đổi môi trường vì lợi ích kinh tế
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng khẳng định, quan điểm của Việt Nam là phát triển kinh tế luôn đi kèm với bảo vệ môi trường, tuyệt đối không có sự đánh đổi.
Điểm tựa phục hồi nền kinh tế trong bối cảnh mới
Sáu vấn đề cần lưu ý trong bối cảnh mới gồm: Tác động không đồng đều của đại dịch, những cơ hội mới từ các nền tảng số, phát triển hạ tầng năng lượng, đầu tư vào ngành chăm sóc sức khoẻ, xu hướng sắp xếp lại chuỗi cung ứng toàn cầu, sản xuất hàng xuất khẩu tận dụng EVFTA và RCEP.
Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.
Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực
LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase
LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.
Vinhomes mua vào 247 triệu cổ phiếu quỹ
Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.