Leader talk
Đâu là giải pháp căn cơ giúp doanh nghiệp vượt Covid?
Doanh nghiệp cần các chính sách thiết thực hơn để chống trọi và phục hồi trong bão Covid-19.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang tác động nặng nề đến toàn bộ nền kinh tế, Hội các Nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam (VACD), với sự tham gia tích cực của lãnh đạo các đơn vị thành viên và khách mời, đã họp bàn hiến kế để gửi kiến nghị lên Chính phủ về các gói giải pháp cứu nguy cho doanh nghiệp.
“Bi đát” là cụm từ mà ông Nguyễn Ngọc Bách, Phó chủ tịch VACD kiêm Chủ tịch Câu lạc bộ Giám đốc tài chính Việt Nam (CFO) nhấn mạnh khi mô tả về tình hình của rất nhiều doanh nghiệp hiện nay. Dẫn số liệu thống kê, ông Bách cho biết, trong sáu tháng đầu năm nay đã có hơn 70 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động.
“Với diễn biến phức tạp của đợt dịch Covid-19 thứ tư ở Việt Nam như hiện tại, số lượng doanh nghiệp phải dừng hoạt động hoặc giải thể có khả năng tăng lên rất nhiều. Thách thức với cộng đồng doanh nghiệp Việt quá lớn khi dịch bệnh đã lây lan và diễn biến khó lường ở hầu hết đầu tàu kinh tế và các khu công nghiệp lớn”, ông Bách nói.
Đại dịch lần thứ tư đang diễn ra cho thấy quy mô và mức độ ảnh hưởng lớn hơn nhiều so với ba đợt dịch lần trước cộng lại. Nhiều doanh nghiệp đã không thể trả nợ ngân hàng đúng hạn, không thể trả lương và đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản, hàng triệu lao động không việc làm…
Theo nhận định của TS. Hàn Mạnh Tiến, Chủ tịch VACD, cả hệ thống doanh nghiệp hiện nay đều bị ảnh hưởng, một số ngành hàng làm tốt không có nghĩa là họ không bị ảnh hưởng. Rất nhiều doanh nghiệp dù đối mặt với khó khăn nhưng vẫn cố gắng vượt qua khó khăn để duy trì việc làm và thu nhập cho người lao động.
Trong thời gian qua, những doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin được cho là số hiếm có được cơ hội trong mùa dịch vì nhu cầu chuyển đổi số của các tổ chức trên thị trường gia tăng. Bên cạnh đó, nhờ thế mạnh về công nghệ thông tin, các công ty này có thể nhanh chóng thích ứng khi áp dụng hình thức làm việc từ xa.
Thế nhưng theo ông Lữ Thành Long, Chủ tịch HĐQT Misa, không có doanh nghiệp nào nằm ngoài vùng ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin như Misa cũng không phải là ngoại lệ do các khách hàng B2B bị tác động trực tiếp.
“Cách đây một ngày, tôi có làm việc với hơn 20 doanh nghiệp công nghệ thông tin lớn nhất ở Việt Nam. Tôi hỏi doanh số tháng 7 có bị ảnh hưởng hay không thì doanh nghiệp bị ảnh hưởng ít nhất cũng sụt 40% doanh số, trung bình các doanh nghiệp sụt 65-70% doanh số. Còn 30% doanh số có được là vào đầu tháng 7, từ lúc thực hiện giãn cách thì không bán được gì vì bị tê liệt hết”, ông Long kể lại.
Trước tình hình cấp bách đó, ngày 28/7/2021 Hội VACD cùng Câu lạc bộ CFO Việt Nam đã tổ chức buổi thảo luận trực tuyến với sự tham gia của Ban thường vụ VACD, Ban điều hành CFO Việt Nam, Hội đồng chuyên môn CFO Việt Nam, đại diện EY Việt Nam, Deloitte Việt Nam, PwC Việt Nam, RSM Việt Nam và các chủ doanh nghiệp khách mời.
Tại cuộc họp, các thành viên đã cùng thảo luận, đóng góp ý kiến vào bản kiến nghị khẩn cấp gửi Chính phủ về các giải pháp cứu nguy cho doanh nghiệp, bao gồm các nội dung liên quan đến chính sách thuế, chính sách tiền tệ; chính sách thu hút đầu tư; chính sách liên quan đến người lao động…
Các giải pháp hỗ trợ cần thiết thực hơn
Nêu lên tiếng nói từ ngành ngân hàng, ông Đỗ Lâm Điền, Phó tổng giám đốc ngân hàng TMCP An Bình cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã có Thông tư 03 sửa đổi Thông tư 01 quy định về việc cho phép cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ và giảm lãi suất trong vòng 12 tháng nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Tuy nhiên, nhiều khoản vay hoặc dự án kéo dài hơn nhiều.
“Các chính sách thời gian qua như kiểu hà hơi thổi ngạt chứ không phải giải pháp căn cơ cho doanh nghiệp để có thể hồi phục sau dịch”, ông Điền nói.
Theo lãnh đạo ABBank, điều này cũng dễ hiểu vì không ai biết khi nào dịch mới kết thúc. Trước mắt, ông cho rằng Ngân hàng Nhà nước nên tiếp tục duy trì những chính sách như cho cơ cấu nợ, giảm lãi suất… Về lâu dài, cần ban hành chính sách cho phép cho vay hoặc phát hành trái phiếu đối với mục đích tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp. Ông cũng cho rằng nên đề xuất Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành để các ngân hàng thương mại có thể giảm lãi suất cho vay.
Bên cạnh đó, việc hỗ trợ các doanh nghiệp nên được phân bổ dựa trên tỷ lệ đóng góp của các doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước.
Đại diện cho một đơn vị tư vấn, bà Lương Thị Ánh Tuyết, Phó tổng giám đốc PwC Việt Nam chỉ ra, ở Việt Nam có nhiều quỹ được các tổ chức quốc tế tài trợ mà trước đây dùng cho mục đích phát triển khoa học công nghệ nhưng tình hình giải ngân còn gặp khó. Bà cho rằng, có thể đề nghị Chính phủ xem xét đẩy mạnh giải ngân có hiệu quả từ các quỹ này để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn mùa Covid.
Bà Tuyết cũng đề xuất việc xem xét lại chi phí lãi vay cần cân đối theo doanh thu doanh nghiệp. Nhiều cho phí như hỗ trợ công nhân, xây dựng lều trại thực hiện 3 tại chỗ,…trong mùa dịch cần được xem là loại chi phí bình thường vì hiện không được xét hưởng ưu đãi vì bản chất không được xem là chi phí thường xuyên.
Các doanh nghiệp cũng đề xuất các giải pháp để đảm bảo chuỗi cung ứng. Ông Phạm Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch HĐQT Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM cho rằng, các địa phương cần bám sát danh mục hàng hoá thiết yếu mà Bộ Công thương vừa ban hành để có sự đồng bộ, tránh tình trạng mỗi tỉnh có một danh mục riêng có thể gây khó cho doanh nghiệp, làm đứt gãy chuỗi cung ứng.
Bà Nguyễn Thị Thanh Hường, Tổng giám đốc SEAREFICO cho rằng nên đề xuất hỗ trợ chính sách lãi suất vay với các khoản vay dành cho người lao động. Bà cho biết, việc tiếp cận khoản vay vốn lãi suất 0% để trả lương cho người lao động gần như không tiếp cận được vì các ngân hàng thương mại không đồng ý giải ngân.
Một số chính sách cho người lao động khác cũng được bà Hường đề xuất như giảm ít nhất 50% khoản bảo hiểm phải nộp, cho phép giảm thuế thu nhập cá nhân đến hết 2021, đăc biệt đối với những cá nhân thu nhập dưới 15 triệu/tháng…
Bà cho rằng, các khoản mà cá nhân hay doanh nghiệp đã ủng hộ cho chiến dịch chống Covid-19 thì nên được trừ vào chi phí tính thuế cá nhân hoặc thuế doanh nghiệp
Đồng tình với đại diện PwC, đại diện một công ty cũng trong nhóm Big 4 nhấn mạnh, việc tính chi phí cách ly phòng chống Covid-19 vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động là một điều hết sức phản cảm.
Ngoài ra, cần có chế tài để nâng cao trách nhiệm của người thực hiện các chính sách. Nếu thực hiện sai thì phải chịu phạt nặng, tránh để lỗi của những người vô trách nhiệm tạo rào cản đối với các nhà đầu tư và doanh nghiệp.
Từ góc độ nhân sự, đề xuất của Câu lạc bộ VNHR cho rằng, cần thông báo rõ ràng cho các doanh nghiệp kế hoạch và tiến độ tiêm vắc-xin về đối tượng, khu vực và thời gian.
Cần chú ý hỗ trợ, tạo điều kiện đối với các đối tượng lao động, công nhân đang làm việc trong chuỗi cung ứng như bốc vác, kho bãi, vận tải,… VNHR cũng đề xuất việc thay thế mô hình 3 tại chỗ (3T) bằng mô hình hoạt động 50%. Mô hình 3 tại chỗ đã cho thấy nguy cơ bùng phát dịch lây lan nhanh và với số lượng lớn. Tinh thần người lao động khi ấy cũng không an tâm công tác, dễ dẫn đến sự hoảng loạn, dễ gây ra tai nạn lao động.
Nhiều ý kiến đóng góp đã được các thành viên VACD đóng góp trực tiếp tại cuộc họp cũng như gửi về qua hòm thư điện tử. Hiện nay, Ban điều hành VACD đang tổng hợp và đưa vào văn bản kiến nghị. Ban điều hành và thường trực VACD sẽ tổ chức và lấy ra các ý kiến thiết thực; trước khi ký gửi lên Chính phủ sẽ gửi tới các đại biểu liên quan đóng góp ý kiến hoàn thiện.
Lãnh đạo VACD cho biết, bản kiến nghị này sẽ được gửi tới Thủ tướng Chính phủ trong thời gian sớm nhất, hy vọng Chính phủ sớm xem xét, có chính sách cụ thể để hỗ trợ cho các doanh nghiệp tại Việt Nam đỡ khó khăn do đại dịch, cũng như củng cố niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, quốc tế và nhân dân vào mục tiêu kiến tạo của Chính phủ.
Thoát 'kịch bản xấu nhất' trong tăng trưởng kinh tế
Chính phủ đồng ý thêm gói hỗ trợ mới về thuế, phí
Gói hỗ trợ mới của Bộ Tài chính đề xuất về một số giải pháp thu ngân sách trong năm 2021 vừa được Chính phủ đồng ý.
Đề xuất thêm gói hỗ trợ 24.000 tỷ cho doanh nghiệp
Gói hỗ trợ mới về thuế, phí cho doanh nghiệp khó khăn vì Covid-19 được Bộ Tài chính đề xuất có quy mô khoảng 24.000 tỷ đồng.
'Các gói hỗ trợ đừng chỉ hướng đến doanh nghiệp khó khăn'
Các chuyên gia và đại diện doanh nghiệp cho rằng các chính sách cần công bằng hơn với việc hướng đến các doanh nghiệp vẫn đang từng ngày tìm cách duy trì và đẩy mạnh sản xuất thay vì chỉ nỗ lực cứu các doanh nghiệp trên bờ vực phá sản.
Gói cứu trợ xa vời, hộ gia đình loay hoay sau Covid-19
Phần lớn hộ gia đình thích ứng với giảm thu nhập do Covid-19 bằng cách giảm chi tiêu, tạm dừng các kế hoạch tương lai và rất it hộ nhận được hỗ trợ từ các chương trình cứu trợ.
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.