Phế liệu nhựa tràn về Việt Nam sau lệnh cấm của Trung Quốc
Sau khi Trung Quốc ban hành lệnh cấm nhập khẩu chất thải nhựa, Việt Nam đã trở thành một trong những "điểm nóng" thế giới về nhập khẩu nhựa phế liệu.
Trước tình trạng một lượng lớn hàng phế liệu từ các nước phát triển tràn về khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng việc loại bỏ, hạn chế và tiến tới cấm nhập khẩu một số loại phế liệu trong tương lai là cần thiết.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề xuất loại bỏ 13/36 loại phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài theo Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg.
Cụ thể, loại bỏ 3 loại phế liệu (tương ứng với 03 mã HS): thạch cao, tơ tằm và các nguyên tố hóa học đã được kích tạp điện tử.
7 mã HS thuộc nhóm phế liệu kim loại màu, bao gồm: Vonfram, Molypden, Magie, Titan, Zircon, Antimon, Crom.
1 loại phế liệu là thỏi đúc phế liệu (bằng sắt, thép, gang) nấu lại.
2 mã HS thuộc nhóm phế liệu nhựa, bao gồm: phế liệu và mẩu vụn của plastic (nhựa) từ polyme styren (PS): dạng xốp, không cứng (mã HS 3915.20.10); phế liệu và mảnh vụn của plastic (nhựa) từ Polyme Vinyl Clorua (PVC): dạng xốp, không cứng.
Báo cáo của Tổng cục Môi trường chỉ rõ, các loại nhựa phế liệu trên đã được một số tài liệu quốc tế đánh giá là ít có khả năng tái chế, tỷ lệ tái chế không cao, hiệu quả tái chế thấp.
Ngoài ra, phế liệu nhựa còn chứa nhiều phụ gia có tính nguy hại nên có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường trong quá trình tái chế hoặc nhựa phế liệu thu hồi chủ yếu từ rác thải sinh hoạt (ống hút, hộp sữa chua, bao bì xốp đựng thức ăn).
Lộ trình loại bỏ thêm 1 số phế liệu khác khỏi Danh mục được phép nhập khẩu
Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng nhận thấy một số loại phế liệu đang được phép nhập khẩu theo qui định cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Các loại phế liệu này gồm phế liệu và mẩu vụn của plastic (nhựa) từ Polyme Styren (PS): loại khác (dạng cứng); phế liệu và mẩu vụn của plastic (nhựa) từ Polyme Vinyl Clorua (PVC): loại khác (dạng cứng); giấy loại hoặc bìa loại thu hồi (phế liệu và vụn thừa): loại khác, kể cả phế liệu và vụn thừa chưa phân loại.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, việc hạn chế và tiến tới không cho phép nhập khẩu trong tương lai là cần thiết.
Tuy nhiên, nhu cầu nhập khẩu những loại phế liệu này của các doanh nghiệp để làm nguyên liệu sản xuất hiện nay tương đối lớn, do vậy nếu quy định dừng việc nhập khẩu các loại phế liệu này sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp này tại thời điểm hiện nay.
Do đó, Bộ đề xuất áp dụng lộ trình đến thời điểm ngày 1/1/2022 sẽ loại bỏ các loại phế liệu này khỏi Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
Đối với loại phế liệu gồm xỉ hạt nhỏ (xỉ cát) từ công nghiệp luyện sắt hoặc thép (xỉ hạt lò cao gồm: xỉ hạt nhỏ, xỉ cát từ công nghiệp luyện gang, sắt, thép), theo báo cáo của Hiệp hội thép, trong thời gian tới, thị trường nội địa Việt Nam có thể cung cấp để sản xuất vật liệu xây dựng.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất phương án áp dụng lộ trình đến thời điểm ngày 1/1/2022 sẽ loại bỏ phế liệu trên khỏi Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu để tận dụng nguồn nguyên liệu trong nước và giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trong quá trình nhập khẩu.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân, nhu cầu nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu trong các ngành thép, giấy, nhựa, xi măng… có xu hướng tăng mạnh.
"Việc nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu nếu không được quản lý, kiểm soát chặt chẽ sẽ dẫn đến nguy cơ nhập khẩu tràn lan chất thải vào Việt Nam, tác động xấu đến sức khỏe con người và môi trường", ông Nhân đánh giá.
Sau khi Trung Quốc ban hành lệnh cấm nhập khẩu chất thải nhựa, Việt Nam đã trở thành một trong những "điểm nóng" thế giới về nhập khẩu nhựa phế liệu.
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký chỉ thị về một số giải pháp cấp bách tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
Trong 8 tháng đầu năm 2018, lượng nhập khẩu phế liệu sắt thép tăng tới 21% so với cùng kỳ năm trước.
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?