Tiêu điểm
Doanh nghiệp châu Âu giảm lạc quan về Việt Nam
Môi trường kinh tế toàn cầu ngày càng xấu đi đang ảnh hưởng đến sự lạc quan của lãnh đạo các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam được đánh giá sẽ có vị thế tốt hơn trong 2 - 3 năm tới.
Niềm tin của các doanh nghiệp châu Âu về môi trường đầu tư và kinh doanh của Việt Nam trong quý III/2022 đã giảm xuống 62,2 điểm phần trăm, trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu.
Đây là kết quả mới nhất của Chỉ số Môi trường kinh doanh (BCI) do Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) công bố và được thực hiện bởi YouGov Decision Lab.

Mặc dù trong quý III/2022, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng kỷ lục ở mức 13,7% so với cùng kỳ năm trước, BCI đã giảm quý thứ hai liên tiếp, với mức giảm 6,4 điểm phần trăm so với quý trước đó, và 10,8 điểm so với quý I.
Điều này xảy ra vào thời điểm các điều kiện kinh tế toàn cầu vẫn không ổn định do xung đột leo thang ở Ukraine, áp lực lạm phát dai dẳng, tình trạng thiếu lao động trên toàn thế giới, và tăng trưởng toàn cầu trì trệ.
Trong bối cảnh như hiện nay, BCI vẫn cao hơn 10,2 điểm so với mức trước đại dịch là 52,0 trong quý IV/2019, và cao hơn 1,2 điểm so với quý IV năm ngoái, khi Việt Nam đang nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội liên quan tới đại dịch.
Kết quả BCI còn cho thấy niềm tin của các doanh nghiệp châu Âu có sự giảm nhẹ.
Cụ thể, khoảng 42% người tham gia khảo sát dự đoán rằng nền kinh tế sẽ ổn định hoặc cải thiện trong quý cuối cùng của năm, ghi nhận mức giảm tới 18 điểm phần trăm so với quý trước. Tỷ lệ những người dự đoán suy thoái kinh tế tăng 7 điểm, lên 19%.
Mặc dù vậy, khi lãnh đạo các doanh nghiệp được hỏi về triển vọng kinh doanh của chính doanh nghiệp họ trong quý IV/2022, 45% trả lời tích cực, chỉ giảm 4 điểm so với quý trước.
Hơn nữa, kỳ vọng kế hoạch đầu tư, đơn đặt hàng và doanh thu vẫn tương đối ổn định so với quý trước. Triển vọng ở đây có vẻ lạc quan hơn so với triển vọng của nền kinh tế nói chung.
Đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài, 42% dự đoán rằng công ty của họ sẽ tăng dòng vốn FDI vào Việt Nam vào cuối năm 2022.
Họ cũng chỉ ra rằng Việt Nam có thể tăng mức vốn FDI này bằng cách giảm bớt khó khăn về hành chính (68%), cải thiện cơ sở hạ tầng (53%), phát triển năng lực nguồn nhân lực (39%), và giảm rào cản thị thực cho các chuyên gia nước ngoài (39%).
Điều đáng chú ý là chỉ có 2% người trả lời BCI cho biết họ đã chuyển một phần đáng kể hoạt động từ Trung Quốc sang Việt Nam, cho thấy rằng vẫn còn nhiều dư địa để tăng trưởng.
Trong trường hợp những trở ngại nói trên được giải quyết, Việt Nam sẽ có vị trí thuận lợi để thu hút thêm nhiều công ty nước ngoài chuyển địa điểm ra khỏi Trung Quốc.

Ngoài ra, mặc dù 1/4 số người được hỏi xác định tăng trưởng xanh là yếu tố then chốt trong việc thu hút FDI vào Việt Nam, số lượng người được hỏi đánh giá tích cực về tiềm năng xanh của Việt Nam đã giảm từ 44% xuống 32%.
Để thúc đẩy phát triển xanh, những người tham gia BCI khuyến nghị Việt Nam cần cải thiện khung pháp lý (92%), cơ sở hạ tầng (87%) và các ưu đãi về đầu tư (86%).
Liên quan đến Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), nhận thức về lợi ích của hiệp định đã giảm 4 điểm phần trăm so với quý trước. Thủ tục hành chính được coi là rào cản chính (38%), tiếp đến là sự thiếu hiểu biết về hiệp định (18%), và các rào cản kỹ thuật đối với thương mại (16%).
Chủ tịch EuroCham Alain Cany đánh giá: “Tương lai tươi sáng đang ở phía trước. Việt Nam mang lại cơ hội đầu tư lớn cho các doanh nghiệp châu Âu, và chúng tôi rất vui mừng về triển vọng của đất nước trong trung và ngắn hạn”.
Thông qua EVFTA và cam kết chung về phát triển bền vững, các công ty Việt Nam và châu Âu được đánh giá có rất nhiều tiềm năng tăng trưởng.
Ông nhận định rằng, hiện tại đang kém lạc quan hơn so với thời điểm đầu năm 2022, do các yếu tố bên ngoài làm chậm tốc độ tăng trưởng toàn cầu. Quý IV cũng có thể sẽ kém khả quan hơn so với quý II, quý III trong năm.
“Tuy nhiên, những kết quả BCI này rất đáng khích lệ. Việt Nam chắc chắn sẽ có vị thế tốt hơn trong hai hoặc ba năm tới, chứng tỏ vị thế của mình là một trong số các điểm đến đầu tư và kinh doanh năng động nhất”, ông Alain Cany nhấn mạnh.
Giám đốc điều hành của Decision Lab Thue Quist Thomasen bình luận thêm: “Môi trường kinh tế toàn cầu ngày càng xấu đi đang ảnh hưởng đến sự lạc quan của lãnh đạo các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam. Tuy nhiên, bằng cách kiềm chế lạm phát, cải thiện xếp hạng tín dụng và tiếp tục tăng trưởng GDP, câu chuyện của Việt Nam trở nên ít bi quan hơn trên toàn cầu, bằng việc nhìn vào kế hoạch hướng tới năm 2023 của các công ty tại đây”.
BCI giảm 6,4 điểm xuống 62,20, nhưng đây vẫn là mức trên trung bình, cho thấy các doanh nghiệp vẫn duy trì sự lạc quan về triển vọng phát triển trong tương lai, ông phân tích.
Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư châu Âu
Hàng loạt doanh nghiệp châu Âu tính tăng đầu tư tại Việt Nam
Những dữ liệu mới nhất cho thấy niềm tin của các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam đang dần quay trở lại.
Tham vọng lớn của nhiều 'đại gia' châu Âu tại Việt Nam
Nhiều doanh nghiệp châu Âu cho biết trong thời gian tới sẽ mở rộng hoạt động tại Việt Nam, coi Việt Nam trở thành thị trường sản xuất và tiêu thụ quan trọng.
Điều gì ẩn sau sự lạc quan của doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam?
Mặc dù đánh giá tích cực hơn về triển vọng kinh doanh, các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam vẫn khá thận trọng trước khi đưa ra các cam kết quan trọng về đầu tư hay tuyển dụng.
Tàu container đầu tiên chạy thẳng từ Việt Nam sang châu Âu
Chuyến tàu chuyên container đầu tiên xuất phát từ ga Yên Viên (Việt Nam) kết nối với thành phố Liege (Bỉ) sau đó chuyển đường bộ đi đến điểm đích là thành phố Rotterdam (Hà Lan) đã chính thức lăn bánh sáng 20/7/2021.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Dự báo giá vàng tuần tới 12-16/5/2025
Dự báo giá vàng tuần tới cho thấy sự giằng co và khó đoán, phụ thuộc vào kết quả đàm phán Mỹ - Trung và loạt dữ liệu kinh tế quan trọng từ Mỹ.
Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Cake đạt chứng nhận quốc tế sinh trắc học cấp độ cao nhất
Tại Đông Nam Á, Cake là ngân hàng thuần số đầu tiên đạt cấp độ cao nhất về công nghệ chống giả mạo khuôn mặt, do chính kỹ sư công nghệ người Việt xây dựng.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa quy mô lớn tại Nga
Nhà máy đặt tại Kaluga có công suất 1.000 tấn/ngày. Trong đó giai đoạn 1 là 500 tấn/ngày, thuộc nhóm nhà máy có công suất chế biến hàng đầu Liên bang Nga.
Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.