Doanh nghiệp sai, lỗi do đâu?

Vũ Trung Hiệp (*) Thứ ba, 31/08/2021 - 09:28

Những doanh nghiệp làm ăn chộp giật, không đáp ứng được những chuẩn mực văn hoá kinh doanh căn bản sẽ bị đào thải.

Cách xin lỗi của một doanh nghiệp cũng thể hiện được văn hóa của doanh nghiệp đó!

"Em xin lỗi, bên em còn mới quá ạ!

- Em xin lỗi, nhân sự bên em còn non ạ!

- Em xin lỗi, quy trình và công nghệ bên em vẫn đang trong quá trình hoàn thiện nên còn nhiều bất cập.

- Em xin lỗi,…"

Gần đây, tôi phát hiện ra một trang tin theo dạng mạng xã hội đã không hề xin phép mà tạo tài khoản/profile mang đầy đủ thông tin, hình ảnh của tôi trên trang của họ và lấy các bài viết từ facebook của tôi về đăng lên trang.

Khi tôi phát hiện và báo cho họ biết cùng thái độ rất bất bình, họ đã cử quản lý liên hệ và xin lỗi tôi như trên.

Toàn bộ lời xin lỗi đều đổ tội cho nhân viên, quy trình, công nghệ hay vì mới thành lập. Tuyệt không thấy lỗi của lãnh đạo ở đâu! Đó là cách xin lỗi rất thiếu tinh thần dũng cảm và thẳng thắn nhận lỗi (thường thấy) của các quản lý khi doanh nghiệp gây ra lỗi lầm.

Cũng có thể đúng là họ không biết nguồn gốc lỗi từ đâu nên cứ xin lỗi quanh co vì nhiều quản lý chỉ làm việc ở tầng chuyên môn, kỹ thuật, không bao giờ chạm đến tầng chiến lược và văn hoá doanh nghiệp. Họ không được lãnh đạo quan tâm, chia sẻ và đào tạo về những vấn đề này. Hàng ngày họ còn phải ngập ngụa trong đống KPI.

Do đó, tận cùng của những cái sai vẫn là từ lãnh đạo và hệ thống quản trị của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không lấy sự chính trực làm giá trị cốt lõi, nếu sếp còn tìm cách làm giả, làm láo, lừa gạt khách hàng, đối tác thì không có quy trình và công nghệ nào kiểm soát được nhân viên không làm điều đó với khách hàng.

Nếu doanh nghiệp không lấy khách hàng làm trung tâm thì nhân viên sẽ luôn ưu tiên doanh số và KPI mà mặc kệ trải nghiệm và cảm xúc của khách hàng thế nào.

Trong vụ việc của tôi, thực ra trang tin đó đã hoạt động từ 2019, tức là không quá mới. Nó lại thuộc một công ty khá lớn, tuổi đời ngót hai chục năm và còn có cả hệ sinh thái liên quan chứ không phải đơn vị mới gia nhập ngành.

Doanh nghiệp sai, lỗi do đâu?
Ông Vũ Trung Hiệp, đồng sáng lập và CEO LinkStar Communication, Phó chủ tịch câu lạc bộ VMCC

Vậy thì lỗi này từ đâu mà ra nếu đó không phải là từ sự buông lỏng của lãnh đạo, quản lý? Hoặc là doanh nghiệp cũng chưa bao giờ đề cao những giá trị này! Tôi bức xúc vì bị mạo danh, lợi dụng thương hiệu cá nhân thì ít mà giận kèm với ngạc nhiên vì làm sao một doanh nghiệp cũng có tiếng trong ngành lại có thể làm ăn ẩu đến thế.

Nhưng, như không ít doanh nghiệp mãi đến khi khủng hoảng nổ ra phải lên tiếng xin lỗi thì xã hội mới biết chân tướng, nghịch lý là họ vẫn tồn tại và phát triển qua hàng thập kỷ. 

Sự thành công của họ là “tấm gương” để một số người nhìn vào và nói: "Ồ, làm ẩu, làm láo vẫn sống đó thôi. Sao phải làm tử tế, sao phải xây dựng văn hoá doanh nghiệp làm gì". Sự nguy hiểm của những doanh nghiệp này còn nằm ở khả năng lây lan thứ văn hoá độc hại đó.

Nhưng rồi bình tĩnh lại, tôi vẫn tin rằng, khách hàng và xã hội sẽ ngày càng hiểu biết và văn minh lên.

Những doanh nghiệp làm ăn chộp giật, không đáp ứng được những chuẩn mực văn hoá kinh doanh căn bản sẽ bị đào thải. Cách làm trong quá khứ của họ chỉ hiệu quả ở bối cảnh thị trường tranh tối tranh sáng, thừa nước đục thả câu. Còn trong một thế giới minh bạch, họ sẽ dần tàn lụi như ma cà rồng gặp ánh sáng.

“Chính trực là làm điều đúng đắn ngay cả khi không có ai quan sát” (C.S. Lewis). Nhưng không ít doanh nghiệp, dù khả năng bị phát hiện làm sai là rất cao nhưng họ vẫn liều lĩnh, ngang nhiên thực hiện hành vi của mình. Đó là lý do vì sao cứ vài tháng trên báo chí và mạng xã hội lại có lời xin lỗi của doanh nghiệp này doanh nghiệp kia.

Doanh nghiệp sai, lỗi do ai?

Vẫn có những vụ việc cái sai là từ cá nhân nhân viên hay nhóm nhân viên cố tình làm ngược lại quy định và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. 

Nhưng, phần lớn, gốc rễ của sai phạm là từ việc doanh nghiệp đã đặt mục đích doanh thu, lợi nhuận cao hơn giá trị, chất lượng mang lại cho khách hàng; coi trọng các chỉ tiêu tăng trưởng hơn việc tạo ra những trải nghiệm khách hàng xuất sắc; và, rất hời hợt, sáo rỗng, thậm chí là coi thường việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp. 

(*) Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả Vũ Trung Hiệp, đồng sáng lập và CEO LinkStar Communication, Phó chủ tịch câu lạc bộ VMCC. 

Văn hoá doanh nghiệp: Mới chỉ đóng khung treo tường

Văn hoá doanh nghiệp: Mới chỉ đóng khung treo tường

Diễn đàn quản trị -  5 năm
Nhiều doanh nghiệp tưởng chừng có “văn hoá” với rất nhiều câu khẩu hiệu thể hiện các giá trị cốt lõi nhưng lại chỉ để trưng bày.
Văn hoá doanh nghiệp: Mới chỉ đóng khung treo tường

Văn hoá doanh nghiệp: Mới chỉ đóng khung treo tường

Diễn đàn quản trị -  5 năm
Nhiều doanh nghiệp tưởng chừng có “văn hoá” với rất nhiều câu khẩu hiệu thể hiện các giá trị cốt lõi nhưng lại chỉ để trưng bày.
Duy trì văn hoá doanh nghiệp trong đại dịch

Duy trì văn hoá doanh nghiệp trong đại dịch

Diễn đàn quản trị -  3 năm

Quan sát của CEO Blue C Lê Quang Vũ cho thấy, đại dịch có thể làm suy yếu văn hoá của tổ chức, kể cả những tổ chức rất mạnh.

Để văn hoá doanh nghiệp không bị xói mòn khi làm việc từ xa

Để văn hoá doanh nghiệp không bị xói mòn khi làm việc từ xa

Diễn đàn quản trị -  3 năm

Cách duy nhất để duy trì được văn hoá doanh nghiệp là phải giữ được tương tác giữa các thành viên bằng các hoạt động trực tuyến, từ xa qua tất cả các kênh truyền thông mà doanh nghiệp có được.

Golden Gate vượt cú sốc Covid-19 nhờ văn hoá lấy khách hàng làm trung tâm

Golden Gate vượt cú sốc Covid-19 nhờ văn hoá lấy khách hàng làm trung tâm

Diễn đàn quản trị -  3 năm

Đối với lãnh đạo của Golden Gate – đơn vị sở hữu chuỗi thương hiệu Vuvuzela, Sumo BBQ, Kichi Kichi, Gogi House,... càng khó khăn càng lấy khách hàng làm trung tâm vì một khách hàng lúc khó khăn bằng hàng ngàn khách đến trong giai đoạn bình thường.

Xây dựng văn hoá doanh nghiệp: Chuyện không chỉ của bộ phận nhân sự

Xây dựng văn hoá doanh nghiệp: Chuyện không chỉ của bộ phận nhân sự

Diễn đàn quản trị -  3 năm

Việc phòng nhân sự (HR) chịu trách nhiệm cho toàn bộ thành công của quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp mà thiếu sự đồng hành, hỗ trợ, đóng góp, tham gia và tương tác của tất cả phòng ban và đội ngũ khiến cho các dự án xây dựng văn hóa doanh nghiệp dường như đi vào ngõ cụt hoặc hình thành nên một nền văn hóa nhạt nhòa.

Bẫy truyền thông ESG: 'Tẩy xanh, tẩy hồng, tẩy cầu vồng' và cái giá phải trả

Bẫy truyền thông ESG: 'Tẩy xanh, tẩy hồng, tẩy cầu vồng' và cái giá phải trả

Diễn đàn quản trị -  13 giờ

Nhiều doanh nghiệp dù không cố ý nhưng đã vô tình vướng phải các cáo buộc tẩy xanh, tẩy hồng và tẩy cầu vồng trong quá trình truyền thông ESG.

Tối ưu chi phí vận hành khách sạn: Bài học thực chiến từ Furama Resort Danang

Tối ưu chi phí vận hành khách sạn: Bài học thực chiến từ Furama Resort Danang

Diễn đàn quản trị -  13 giờ

Tổng giám đốc Furama Resort Danang Nguyễn Đức Quỳnh cho rằng cắt giảm theo nghĩa truyền thống không còn phù hợp để tối ưu chi phí vận hành khách sạn.

Cách lãnh đạo tích hợp bền vững vào toàn hệ thống

Cách lãnh đạo tích hợp bền vững vào toàn hệ thống

Diễn đàn quản trị -  6 ngày

Việc tích hợp yếu tố khí hậu vào chiến lược kinh doanh ở mọi giai đoạn giúp lãnh đạo doanh nghiệp nâng cao khả năng thích ứng và phát triển bền vững cho tổ chức.

Tại sao các bệnh viện công khó giữ chân nhân tài?

Tại sao các bệnh viện công khó giữ chân nhân tài?

Diễn đàn quản trị -  1 tuần

Các bệnh viện công đang đối mặt với tình trạng nhân viên y tế nghỉ việc trên diện rộng, bắt nguồn từ áp lực công việc và thu nhập chưa tương xứng.

Bão chi phí cuốn phăng lợi nhuận ngành F&B

Bão chi phí cuốn phăng lợi nhuận ngành F&B

Diễn đàn quản trị -  1 tuần

Trước áp lực chi phí gia tăng, doanh nghiệp F&B đối mặt bài toán sống còn: tăng giá để bảo toàn lợi nhuận hay tối ưu vận hành để giữ chân khách hàng?

Thủ tướng 'lệnh' gỡ vướng dứt điểm 1.533 dự án

Thủ tướng 'lệnh' gỡ vướng dứt điểm 1.533 dự án

Tiêu điểm -  3 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu xử lý dứt điểm 1.533 dự án tồn đọng, nhằm giải phóng nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng.

Xuất khẩu tôm lạc quan với mục tiêu 4,5 tỷ USD

Xuất khẩu tôm lạc quan với mục tiêu 4,5 tỷ USD

Tiêu điểm -  7 giờ

Xuất khẩu tôm tăng trưởng mạnh hai tháng đầu năm nhưng ngành tôm tiếp tục đối diện không ít khó khăn.

Chưa có lý do khiến giá bất động sản giảm

Chưa có lý do khiến giá bất động sản giảm

Bất động sản -  9 giờ

Cả nguồn cung và nguồn cầu hiện đang thúc đẩy giá bất động sản tiếp tục tăng.

Trước ngưỡng cửa nâng hạng: Chứng khoán Việt đã cải thiện, song tiêu chuẩn lại cao hơn

Trước ngưỡng cửa nâng hạng: Chứng khoán Việt đã cải thiện, song tiêu chuẩn lại cao hơn

Tài chính -  12 giờ

Việt Nam đang tiến gần đến cơ hội nâng hạng thị trường chứng khoán từ FTSE Russell. Cải cách mạnh mẽ đã mở đường, nhưng liệu thị trường có đáp ứng được kỳ vọng quốc tế?

Chống lãng phí: Nhìn lại 'mùa đông kéo dài' ở Thủy điện Hồi Xuân

Chống lãng phí: Nhìn lại 'mùa đông kéo dài' ở Thủy điện Hồi Xuân

Tiêu điểm -  12 giờ

Thủy điện Hồi Xuân chính thức bị ghi tên vào danh sách dự án có dấu hiệu lãng phí sau 15 năm triển khai với tổng mức đầu tư hàng nghìn tỷ đồng.

Bẫy truyền thông ESG: 'Tẩy xanh, tẩy hồng, tẩy cầu vồng' và cái giá phải trả

Bẫy truyền thông ESG: 'Tẩy xanh, tẩy hồng, tẩy cầu vồng' và cái giá phải trả

Diễn đàn quản trị -  13 giờ

Nhiều doanh nghiệp dù không cố ý nhưng đã vô tình vướng phải các cáo buộc tẩy xanh, tẩy hồng và tẩy cầu vồng trong quá trình truyền thông ESG.

Tối ưu chi phí vận hành khách sạn: Bài học thực chiến từ Furama Resort Danang

Tối ưu chi phí vận hành khách sạn: Bài học thực chiến từ Furama Resort Danang

Diễn đàn quản trị -  13 giờ

Tổng giám đốc Furama Resort Danang Nguyễn Đức Quỳnh cho rằng cắt giảm theo nghĩa truyền thống không còn phù hợp để tối ưu chi phí vận hành khách sạn.

Đọc nhiều