Ngành ô tô Việt ứng phó với mức thuế 0% cho xe nhập khẩu từ ASEAN
Lợi nhuận ngành ô tô đang bị siết chặt bởi những nỗ lực bảo vệ thị phần.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, hiện có 100.000 mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành, mỗi năm doanh nghiệp phải bỏ ra 28,6 triệu ngày công với chi phí 14.300 tỷ đồng để làm các thủ tục này.
Sáng nay, tổ công tác của Thủ tướng làm việc với 11 bộ ngành kiểm tra các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng giao liên quan đến kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu.
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, hàng hóa xuất nhập khẩu có kiểm tra chuyên ngành kiểm dịch thực vật chiếm 0,1%, kiểm dịch động vật chiếm 14,3%, kiểm tra hiệu suất năng lượng chiếm 25,3%, kiểm tra an toàn thực phẩm 19,1%, giấy phép xuất nhập khẩu và các yêu cầu tương đương 41,2%.
“Như vậy tỉ lệ các lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành đang giữ ở mức 30-35% và yêu cầu rút xuống còn 15%. Đây là việc chúng ta quyết tâm cắt gọn giấy phép, những kiểm tra chuyên ngành không cần thiết”, Bộ trưởng nói.
Hiện nay có 100.000 mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành.
“Theo thống kê của CIEM (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương), một năm doanh nghiệp bỏ ra 28,6 triệu ngày công với chi phí 14.300 tỷ đồng để làm thủ tục kiểm tra chuyên ngành. Thủ tướng yêu cầu phải cắt giảm chi phí chính thức và không chính thức liên quan đến doanh nghiệp”, ông nhấn mạnh.
Ra Bắc, vào Nam để kiểm định hàng hóa
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng chỉ ra tình trạng thủ tục còn chồng chéo, làm tăng chi phí cho doanh nghiệp. Hiện tỷ lệ hàng hóa làm thủ tục kiểm tra 2-3 lần chiếm 58%, trong đó 54% là kiểm tra 2 lần, còn lại 3 lần.
Ông cũng lưu ý vẫn còn độc quyền trong đánh giá hàng hóa xuất nhập khẩu, có mặt hàng thuộc hàng hóa sản xuất của nhóm đầu thế giới nhưng Việt Nam vẫn kiểm tra. Kiểm tra thủ công là chính nhưng dùng để đánh giá các mặt hàng của các nhà sản xuất lớn. Vì vậy cần xem lại cách làm.
Đề cập đến hàng hóa nhập khẩu thuộc diện kiểm tra độc quyền của cơ quan giám định, kiểm định, chứng nhận, Bộ trưởng chỉ rõ, có những bộ chỉ giao cho một cơ quan kiểm định, giám định.
“Như vậy cả nước tập trung vào một cơ quan kiểm định, giám định. Từ đó cho thấy chi phí kiểm định rất lớn, hàng hóa phải vận chuyển từ Bắc vào Nam, từ Nam ra Bắc để kiểm định, giám định. Hàng hóa nhập khẩu thuộc kiểm tra, giám định như vậy tạo độc quyền không cần thiết”, Bộ trưởng nói.
Chính việc kiểm tra chuyên ngành theo cách thủ công, kết nối thông tin còn hạn chế, chưa áp dụng quản lý rủi ro nên dẫn đến tình trạng kiểm tra nhiều, phát hiện chẳng bao nhiêu, chỉ 0,1%, rất thấp.
Còn 5.917 thủ tục kiểm tra chuyên ngành của các bộ tại các cửa khẩu, Thủ tướng yêu cầu rà soát cắt giảm.
Có lô hàng kẹt 3-4 tháng vì chờ kiểm tra
Có những việc yêu cầu chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm; có những việc công nhận từ cơ sở sản xuất; có những việc thấy thiết bị, máy móc của các nhà sản xuất thương hiệu lớn phải xem xét năng lực của ta có đủ để kiểm định không; có những việc hàng bắt đầu đưa vào thử nghiệm chưa có các chỉ số mà chúng ta cứ đưa vào kiểm tra yêu cầu các chỉ số này thì cũng cần xem lại.
“Tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng đi vào cụ thể từng thủ tục của từng bộ, các bộ phải lý giải vì sao thủ tục này để, thủ tục kia cắt”, Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh.
Theo ông, cải cách thủ tục hành chính từ bước kiểm tra chuyên ngành ở các bộ. Bởi hiện nay, thời gian kiểm tra chuyên ngành chiếm đến 50% thời gian thông quan.
“Có lô hàng hải quan thông qua nhưng không thông quan được do 1-3 tháng sau bộ chuyên ngành mới kiểm tra. Khi kiểm tra hôm nay yêu cầu một thủ tục, mai một thủ tục cho nên có những lô hàng nằm ở của khẩu 3 - 4 tháng là bình thường, trong khi quy định 15 ngày, có mặt hàng 30 ngày”, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ dẫn chứng.
Ngoài ra, ông cũng chỉ rõ nhiều việc chúng ta vẫn cài cắm giấy phép như một điều kiện kinh doanh không hợp lý, không đúng quy định. Hoặc có bộ ra văn bản không phải thông tư nhưng yêu cầu này kia, tạo rào cản khác biệt.
Lợi nhuận ngành ô tô đang bị siết chặt bởi những nỗ lực bảo vệ thị phần.
Bộ Công thương cho biết chính thức loại bỏ Hồng Kông ra khỏi các nước và vùng lãnh thổ áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép mạ nhập khẩu vào Việt Nam.
Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn đã triển khai Cổng dịch vụ công trực tuyến (https://dvc.mard.gov.vn/Pages), nhằm giảm thời gian làm thủ tục xuất nhập khẩu xuống còn không quá 90 giờ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu xử lý dứt điểm 1.533 dự án tồn đọng, nhằm giải phóng nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng.
Xuất khẩu tôm tăng trưởng mạnh hai tháng đầu năm nhưng ngành tôm tiếp tục đối diện không ít khó khăn.
Thủy điện Hồi Xuân chính thức bị ghi tên vào danh sách dự án có dấu hiệu lãng phí sau 15 năm triển khai với tổng mức đầu tư hàng nghìn tỷ đồng.
Lễ trao giải “Bền đam mê” diễn ra ngày 25/3, vinh danh những tài năng trẻ xuất sắc nhất. Ngoài những phần thưởng giá trị, nhãn hàng Number One cho biết sẽ tiếp tục đồng hành phát triển dự án, hỗ trợ các cá nhân lâu dài nhằm nhân rộng giá trị đóng góp cho cộng đồng.
Skoda hợp tác với TC Group khánh thành nhà máy sản xuất ô tô tại Quảng Ninh, hướng tới xây dựng chuỗi cung ứng khu vực và tăng tỷ lệ nội địa hóa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu xử lý dứt điểm 1.533 dự án tồn đọng, nhằm giải phóng nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng.
Xuất khẩu tôm tăng trưởng mạnh hai tháng đầu năm nhưng ngành tôm tiếp tục đối diện không ít khó khăn.
Cả nguồn cung và nguồn cầu hiện đang thúc đẩy giá bất động sản tiếp tục tăng.
Việt Nam đang tiến gần đến cơ hội nâng hạng thị trường chứng khoán từ FTSE Russell. Cải cách mạnh mẽ đã mở đường, nhưng liệu thị trường có đáp ứng được kỳ vọng quốc tế?
Thủy điện Hồi Xuân chính thức bị ghi tên vào danh sách dự án có dấu hiệu lãng phí sau 15 năm triển khai với tổng mức đầu tư hàng nghìn tỷ đồng.
Nhiều doanh nghiệp dù không cố ý nhưng đã vô tình vướng phải các cáo buộc tẩy xanh, tẩy hồng và tẩy cầu vồng trong quá trình truyền thông ESG.
Tổng giám đốc Furama Resort Danang Nguyễn Đức Quỳnh cho rằng cắt giảm theo nghĩa truyền thống không còn phù hợp để tối ưu chi phí vận hành khách sạn.