Doanh nghiệp truyền thống gia nhập thương mại điện tử như thế nào?

Việt Hưng - 17:12, 06/10/2020

TheLEADERCác nghiên cứu cho thấy, thương mại điện tử mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp truyền thống nói riêng.

Trong lịch sử, công nghệ tiên tiến là lĩnh vực của các doanh nghiệp lớn và chính phủ. Ngày nay, nhờ những đổi mới trong điện toán đám mây và mã nguồn mở, các startup có khả năng tiếp cận nhiều hơn bao giờ hết với công nghệ mạnh mẽ như trí tuệ nhân tạo (AI) và phân tích dữ liệu lớn. Và họ đang tận dụng nó.

Theo một báo cáo từ công ty kế toán KPMG, “chi phí thấp hơn và khả năng tiếp cận các khối xây dựng để khởi động công nghệ đang tạo ra nhiều doanh nhân hơn trong lịch sử”

Trong môi trường internet, người bán hàng trực tuyến nhỏ hơn tận dụng các nền tảng thương mại điện tử mở như Magento Commerce của Adobe có thể nhanh chóng và dễ dàng triển khai các công cụ công nghệ mạnh mẽ để giúp họ tăng doanh số bán hàng trực tuyến.

Một ví dụ là việc Magento ra mắt công cụ đề xuất sản phẩm do AI hỗ trợ. Giống như các startup, các nhà bán lẻ lớn đang tìm cách tận dụng các công nghệ hiện có cho hoạt động thương mại điện tử, thay vì đầu tư vào nghiên cứu và phát triển nội bộ kéo dài và tốn kém. Walmart là một ví dụ về một nhà bán lẻ lớn làm tốt điều đó.

Trong những năm gần đây, gã khổng lồ bán lẻ đã ráo riết mua lại các startup trí tuệ nhân tạo để tận dụng công nghệ của họ cho nền tảng thương mại điện tử non trẻ của hãng.

Walmart mua Aspectiva, một startup AI chuyên đưa ra các đề xuất sản phẩm dựa trên hành vi duyệt web của người dùng. Và khoản đầu tư dường như đang được đền đáp.

Kể từ khi mua Aspectiva, Walmart thu hẹp khoảng cách với Amazon về bán hàng trực tuyến ở Hoa Kỳ, Walmart chiếm 5,3% doanh thu thương mại điện tử của Hoa Kỳ và Amazon chiếm 38,7%, giảm thị phần so với mức 50% của Jeff Bezos vài năm trước.

Sẽ rất khôn ngoan nếu Walmart và các nhà bán lẻ khác tiếp tục tận dụng công nghệ tiên tiến để giúp giành lấy thị phần khỏi gã khổng lồ thương mại điện tử có trụ sở tại Seattle.

Doanh nghiệp truyền thống gia nhập thương mại điện tử như thế nào?
Doanh nghiệp truyền thống gia nhập thương mại điện tử như thế nào?

Lợi thế khi gia nhập thị trường thương mại điện tử

Các nghiên cứu cho thấy, thương mại điện tử mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp truyền thống nói riêng.

Về mặt doanh thu, đây là lợi ích quan trọng nhất mà thương mại điện tử đem lại cho doanh nghiệp. Với lợi thế vượt trội là không bị giới hạn về không gian và thời gian, thương mại điện tử giúp các bên có thể tiến hành giao dịch khi ở cách xa nhau không chỉ trong một quốc gia thậm trí trên phạm vi toàn cầu. Việc tiết kiệm chi phí và thời gian trong giao dịch mua bán giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa gia tăng lợi nhuận và nâng cao năng lực cạnh tranh

Bên cạnh đó là cắt giảm được chi phí quảng cáo, nhân viên, mặt bằng kinh doanh. Hiện nay, đa số các doanh nghiệp đều sử dụng các hình thức quảng cáo ở bên ngoài, nhằm triển khai các chiến dịch quảng cáo, lựa chọn và mua quảng cáo của phương tiện truyền thông do có nguồn tài chính và đội ngũ nhân viên hùng hậu.

Một số công việc được các doanh nghiệp trực tiếp thực hiện việc quảng cáo bằng thư tín, trưng bày ở các đại lý và các hình thức quảng cáo khác mà thường các hãng quảng cáo không làm.

Với hoạt động kinh doanh khó khăn như hiện nay, thương mại điện tử giúp doanh nghiệp không phải tốn kém nhiều cho việc thuê cửa hàng, mặt bằng, đông đảo nhân viên phục vụ... Đặc biệt, đối với doanh nghiệp xuất khẩu, thông qua hệ thống internet doanh nghiệp có thể tìm kiếm được khách hàng mà không cần phải tốn kém nhiều cho chi phí đi lại.

Ngoài ra, thương mại điện tử giúp doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tốt hơn, giá rẻ hơn và làm hài lòng khách hàng hơn. Nhiều nghiên cứu cho thấy, những giao dịch thương mại điện tử, bán hàng qua mạng hiện nay giúp khách hàng tiết kiệm một khoảng thời gian rất lớn, tương ứng là 93% và 99,5% so với việc áp dụng các phương thức giao dịch truyền thống.

Doanh nghiệp truyền thống gia nhập thương mại điện tử như thế nào? 1
Chìa khóa thành công trong TMĐT nằm ở cụm từ "tạo nét đặc trưng cho riêng mình"

Liệu có công thức chung?

Không có cách tốt nhất để áp dụng thương mại điện tử cho tất cả các doanh nghiệp. Tùy vào đặc tính, sản phẩm và dịch vụ sẽ tạo ra một mô hình thương mại điện tử phù hợp. Và cần nhớ một điều quan trọng là: chìa khóa thành công trong thương mại điện tử nằm ở cụm từ "tạo nét đặc trưng cho riêng mình".

Cụ thể, vì chi phí để triển khai thương mại điện tử là rất thấp nên hầu như ai cũng có thể áp dụng thương mại điện tử, dẫn đến cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực này.

Vì thế, để thành công, doanh nghiệp phải biết cách đầu tư: quan tâm đến marketing qua mạng, tiện ích và chất lượng phục vụ khách hàng, tạo nét đặc trưng cho riêng mình. Làm tốt 3 yếu tố này, doanh nghiệp sẽ nắm lợi thế thành công.

Bên cạnh đó, CNTT là một lĩnh vực mà sự lạc hậu công nghệ diễn ra rất nhanh. Thương mại điện tử là một loại hình kinh doanh dựa trên sự phát triển của CNTT, do đó, tốc độ đổi mới cũng diễn ra rất nhanh, đòi hỏi doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử phải luôn luôn đổi mới.

Như đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức kinh doanh, đổi mới tư duy, đổi mới cung cách quản lý... Nếu doanh nghiệp chậm chạp trong việc đổi mới này, chắc chắn các nhà lãnh đạo phải xem lại khả năng thành công của mình khi áp dụng thương mại điện tử.