Khởi nghiệp
Đổi mới sáng tạo mở nhìn từ Sunhouse và CMC
Trong bối cảnh hiện nay, việc tạo ra sản phẩm mới không còn quan trọng bằng việc tạo ra năng lực đổi mới sáng tạo bền vững cho doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Xuân Phú, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sunhouse là vị “cá mập” đã chính thức rót vốn cho nhiều dự án startup bước ra từ chương trình Shark Tank. Không chỉ hỗ trợ startup phát triển, Sunhouse còn coi việc hợp tác với startup là chiến lược quan trọng trong việc từng bước kiến tạo nên hệ sinh thái tiện lợi với chi phí hợp lý nhất cho khách hàng.
Giám đốc Nghiên cứu và phát triển của Sunhouse, ông Lại Văn Kiên cho biết, nhu cầu của khách hàng có vòng đời rất ngắn và luôn thay đổi liên tục. Điều này tạo nên một áp lực rất lớn cho doanh nghiệp trong quá trình tìm kiếm và giải quyết “nỗi đau” cho tệp khách hàng mục tiêu về lâu dài.
“Thông qua đổi mới sáng tạo mở, Sunhouse không giới hạn nguồn lực và sẵn sàng thu hút tri thức và kết hợp với các thành phần bên ngoài như startup để hiện thực hóa các giải pháp đổi mới sáng tạo”, ông Kiên nói trong hội thảo Tăng tốc đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên đổi mới sáng tạo mở do Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia, BambuUP và đại học Fulbright Việt Nam phối hợp tổ chức.
Một câu chuyện khác về việc tích cực ứng dụng sâu sắc đổi mới mở như một văn hóa nội bộ của doanh nghiệp lớn có thể kể đến như việc Tập đoàn công nghệ CMC khai trương Trung tâm sáng tạo và thành lập Quỹ đầu tư sáng tạo vào đầu năm 2017. Bên cạnh đó, tập đoàn này còn có Viện Nghiên cứu ứng dụng công nghệ và mới đây là trường Đại học CMC.
Trung tâm sáng tạo CMC là nơi trao đổi, đào tạo và chia sẻ về công nghệ, các xu thế mới, là cầu nối, vườn ươm công nghệ và hỗ trợ cho các dự án sáng tạo trong nội bộ CMC cũng như các dự án của cộng đồng công nghệ. Hàng năm, CMC trích tối thiểu 10% lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của đóng góp vào quỹ đầu tư sáng tạo CMC.
Trong một sự kiện mới đây, Chủ tịch CMC Nguyễn Trung Chính đã khẳng định: "Đổi mới sáng tạo là động lực quan trọng cho phát triển doanh nghiệp của CMC".
Đổi mới sáng tạo mở, theo Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ (Bộ Khoa học và công nghệ), là việc các công ty khai thác các nguồn đổi mới sáng tạo từ bên ngoài để cải thiện các dòng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và rút ngắn thời gian cần thiết để mang sản phẩm tới thị trường và thương mại hóa, hoặc phát hành kết quả đổi mới sáng tạo phát triển trong nội bộ mà chưa phù hợp với mô hình kinh doanh của công ty nhưng có thể được sử dụng hiệu quả ở đâu đó.
Báo cáo Toàn cảnh Đổi mới sáng tạo mở Việt Nam 2021 cũng đã chỉ ra đổi mới sáng tạo mở chính là chìa khóa đột phá tăng trưởng của doanh nghiệp khi có thể gia tăng tốc độ đổi mới sáng tạo lên từ 3 đến 5 lần trong khi tiết kiệm được đến 30% chi phí đầu tư.
Còn nhiều thách thức
Trước đây, nền tảng của đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp là phát triển sản phẩm. Nhưng trong thời kỳ thay đổi liên tục và khó đoán hiện nay, nhà nghiên cứu người Mỹ John Seely Brown cho rằng, việc tạo ra sản phẩm mới không còn quan trọng bằng việc tạo ra năng lực đổi mới sáng tạo bền vững cho doanh nghiệp.
Do đó, bài toán đặt ra là làm thế nào có thể giúp doanh nghiệp Việt trang bị đầy đủ chuyên môn lẫn điều kiện cần thiết cho quá trình cải tiến năng lực đổi mới sáng tạo mở sắp tới.
Trên thực tế, cách làm của Sunhouse và CMC là hai trong số bốn mô hình đổi mới sáng tạo doanh nghiệp hiện nay. Theo bà Phan Hoàng Lan, Giám đốc Trung tâm Khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo (CEI) của Đại học Fulbright Việt Nam, mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng mô hình nào cũng có những hạn chế nhất định.
Thứ nhất, mô hình nhóm đổi mới sáng tạo nội bộ như cách mà CMC, Vingroup, Viettel, FPT, Rạng Đông…đang làm có lợi thế là giúp kiểm soát được quy trình và kết quả cũng như bảo mật thông tin. Tuy nhiên theo bà Lan, điểm trừ của mô hình này là ít không gian cho sự sáng tạo, đặc biệt ở doanh nghiệp lớn; thiếu cái nhìn đa chiều; và tốn kém.
Mô hình đối tác doanh nghiệp – công ty khởi nghiệp như cách Vingroup, Qualcomm, VNG, VPBank hay Masan cũng đang làm giúp doanh nghiệp tiếp cận với các giải pháp và công nghệ đa dạng trong khi chi phí thấp hơn đổi mới sáng tạo nội bộ. Tuy nhiên, giải pháp thường chưa được chứng minh hoặc không đủ để nhân rộng và thiếu bảo mật thông tin.
Mô hình đối tác doanh nghiệp – trường đại học như BK Holding, Đại học Fullbright, Đại học quốc gia TP.HCM, Đại học Quốc gia Hà Nội…có ưu điểm là giúp doanh nghiệp tiếp cận các ý tưởng sáng tạo và dự án nghiên cứu & phát triển, chia sẻ chi phí và rủi ro với các trường đại học, mang lại lợi ích cả về đổi mới sáng tạo và tuyển chọn nhân tài. Tuy nhiên, các giải pháp thường ở giai đoạn sơ khởi và cần thời gian để kết nối.
Còn mô hình công ty tư vấn đổi mới sáng tạo doanh nghiệp như Big4, BamuUp hay IBP giúp giải quyết vấn đề nhanh, chuyên môn đa chiều, tăng năng lực đổi mới sáng tạo nội bộ…tuy nhiên, chi phí đầu tư lớn, ở tầm cao và có thể khó.
Bên cạnh đó, ông Trần Hoàng Thắng, Quản lý chương trình Đổi mới sáng tạo IPSC cho rằng, doanh nghiệp còn đang gặp rất nhiều khó khăn khi chưa có một quy trình đổi mới sáng tạo tiêu chuẩn; chưa có sự sẵn sàng cao để kêu gọi nguồn lực từ bên ngoài một cách rộng rãi và chưa có một nguồn thông tin chất lượng, đầy đủ, trọn vẹn về đổi mới sáng tạo.
Chính vì vậy, dự án “Tăng cường năng lực cạnh tranh khu vực tư nhân Việt Nam” do USAID tài trợ sẽ được triển khai với mục tiêu phổ biến mô hình đổi mới sáng tạo mở cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp/tập đoàn bắt đầu hành trình đổi mới sáng tạo mở của mình, góp phần tạo nên những sản phẩm, ý tưởng đột phá đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Để có thể tăng tốc đổi mới sáng tạo mở thành công, bà Nguyễn Hương Quỳnh, Giám đốc điều hành của BambuUP nhấn mạnh tiêu chí 4 Không – Thì – Không mà doanh nghiệp cần lưu ý.
Thứ nhất, không có nhận thức đúng đắn kèm theo sự quyết tâm thì không triển khai được. Thứ hai, không có kỹ năng về đổi mới sáng tạo từ khái niệm tới triển khai thì sẽ không hiện thực hóa được.
Thứ ba, nếu không có một cấu trúc tổ chức thực hiện phù hợp thì không vận hành được. Thứ tư, nếu không có cách thức thu nhận thông tin đổi mới sáng tạo một cách đa dạng, liên tục và cập nhật nhất thì quá trình thực thi sẽ không có hiệu quả.
“Đổi mới sáng tạo rất cần sự kiên định từ phía doanh nghiệp, đặc biệt là ban lãnh đạo, giám đốc để thành công”, bà Quỳnh nói.
Sếp quỹ đầu tư CyberAgent: Khởi nghiệp và gọi vốn không phải bức tranh màu hồng
Phụ nữ Việt Nam với hoạt động đổi mới sáng tạo
Cùng với sự phát triển về bình đẳng giới, phụ nữ đang đóng góp hàm lượng tri thức ngày càng cao vào nền kinh tế thông qua các hoạt động đổi mới sáng tạo. Điều đó khiến cho việc phổ biến kiến thức, đào tạo chuyên sâu hơn cho phụ nữ về lĩnh vực sở hữu trí tuệ càng trở nên cấp thiết.
Ba xu hướng chính trong hoạt động đổi mới sáng tạo toàn cầu
Định hướng hoạt động đổi mới sáng tạo nói chung của các cá nhân, doanh nghiệp, cơ sở học thuật và chính phủ là rất cần thiết. Khi định hướng được những xu hướng này, chúng ta có thể trả lời được câu hỏi: nền kinh tế nên đầu tư như thế nào và đầu tư bao nhiêu vào những ý tưởng mới. Từ đó, các cộng đồng, các quốc gia và thậm chí là cả thế giới có thể phân bổ hợp lý các nguồn lực vào những hoạt động này.
Thúc đẩy mạnh mẽ đổi mới sáng tạo, ứng dụng và khai thác tài sản trí tuệ
Các quy định liên quan đến việc xác định quyền sở hữu, quyền khai thác đối với các kết quả nghiên cứu khoa học do Nhà nước đầu tư vốn được quy định rõ ràng và chi tiết hơn, nhằm mục đích khuyến khích biến các kết quả nghiên cứu thành các tài sản được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tạo tiền đề để khai thác thương mại đối với các tài sản này trên thị trường được hiệu quả hơn.
Đổi mới sáng tạo mở: Mảnh ghép còn thiếu đến từ cơ chế
Dù nhận được sự quan tâm lớn từ toàn bộ máy chính trị nhưng hoạt động đổi mới sáng tạo ở Việt Nam vẫn đang loay hoay với những vướng mắc đến từ việc thiếu cơ chế, thiếu hành lang pháp lý.
Nhà đầu tư miền Bắc 'săn hàng' căn hộ khu tây TP. HCM
Khu đô thị vệ tinh phía tây TP. HCM đang lọt tầm ngắm giới đầu tư phía Bắc trong bối cảnh giá bất động sản tại Hà Nội và TP. HCM vận động trái chiều.
Thêm 521 biệt thự, nhà phố tại Aqua City được phép mua bán
521 căn biệt thự, nhà phố tại Aqua City được phép mua bán, nâng tổng số căn được ký hợp đồng trong hai đợt xác nhận gần đây lên 1.273 căn.
Ngoại giao kinh tế là động lực mới trong kỷ nguyên mới
Ngoại giao kinh tế là động lực mới, tạo đà bứt phá cho tăng trưởng, mở rộng hợp tác toàn diện trong kỷ nguyên phát triển mới.
Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận 'Mắc ca Sơn La'
Xây dựng nhãn hiệu mắc ca Sơn La mở ra cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp, địa phương, xác lập cơ sở pháp lý cần thiết để bảo vệ danh tiếng cho sản phẩm.
Menas lên kế hoạch mở 4 siêu thị Mena Gourmet Market
Công ty Menas vừa chính thức khai trương Mena Gourmet Market, một siêu thị tích hợp cao cấp tại tầng B1 Menas Mall Saigon Airport, gần sân bay Tân Sơn Nhất.
Kinh doanh tích cực, TPBank được kỳ vọng tăng trưởng cao
Hoạt động hiệu quả, quản lý chi phí chặt chẽ và chủ động kiểm soát rủi ro, TPBank tiếp đà tăng trưởng vững vàng với nhiều chỉ số kinh doanh ấn tượng và được các đơn vị xếp hạng cao.
Thương hiệu Nhật Bản vận hành dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại CaraWorld Cam Ranh
Thương hiệu spa đến từ Nhật Bản vừa ký kết hợp tác với KN Cam Ranh để vận hành dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại CaraWorld Cam Ranh.