Khoảng gần 6,5 tỷ USD là tổng mức đầu tư công cho biến đổi khí hậu trong giai đoạn 2016 – 2020 của 29 tỉnh thành và 6 bộ.
Con số trên là kết quả báo cảo Rà soát đầu tư và chi tiêu công cho biến đổi khí hậu tại Việt Nam (CPEIR) mới được công bố của Bộ Kế hoạch và đầu tư phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) Việt Nam.
Khoản đầu tư này tương ứng với khoảng 1,3 tỷ USD mỗi năm cho cả giai đoạn, chưa tính đến đầu tư từ các bộ, ngành và địa phương khác nằm ngoài danh sách nghiên cứu của báo cáo.
Tính riêng cấp tỉnh, thành phố, chi tiêu công cho biến đổi khí hậu đã tăng khoảng 53%, từ khoảng 700 triệu USD năm 2016 lên đến khoảng 1,1 tỷ USD năm 2020. Khoảng từ 16 – 20% tổng ngân sách tỉnh, thành phố là dành cho biến đổi khí hậu, chủ yếu tập trung vào những lĩnh vực mang tính can thiệp cụ thể, thiết thực như lương thực, nước biến dâng, phục hồi rừng…
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng Bộ Giao thông vận tải chiếm 86% của con số 6,5 tỷ USD nói trên, chủ yếu chi cho các dự án lớn về hạ tầng như thủy lợi, giao thông, giảm phát thải khí nhà kính… So với địa phương, hoạt động liên quan tới biến đổi khí hậu của các bộ thiên nhiều hơn về các khía cạnh nghiên cứu, công nghệ.
Khoảng 70% ngân sách chi biến đổi khí hậu của các bộ và 90% ngân sách các tỉnh sử dụng cho mục tiêu thích ứng với biến đổi khí hậu. Nhóm chuyên gia thực hiện báo cáo nhận định, điều này phù hợp với ưu tiên chính sách của Chính phủ trong giai đoạn vừa qua, khi biến đổi khí hậu tạo ra ảnh hưởng ngày càng rõ rệt.
Khẳng định vẫn còn nhiều dư địa để “tăng cường sự gắn kết giữa các kế hoạch cấp tỉnh và ngân sách cho biến đổi khí hậu”, nhóm chuyên gia thực hiện nghiên cứu đưa ra 4 nhóm hàm ý chính sách.
Thứ nhất, lồng ghép các kế hoạch, dự án về biến đổi khí hậu vào một kế hoạch hành động tổng thể hàng năm của bộ, ngành và các địa phương. Theo đó, các hoạt động liên quan đến biến đổi khí hậu đan xen trong nhiều lĩnh vực khác nhau, vì vậy khó đưa ra được định hướng phân bổ ngân sách nếu không có một kế hoạch chung.
Về dài hạn, kế hoạch hành động về biến đổi khí hậu cần được lồng ghép vào mục tiêu chiến lược của ngành (đối với các bộ) và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội (đối với các địa phương).
Thứ hai, theo dõi, báo cáo một cách có hệ thống về chi ngân sách nhà nước cho biến đổi khí hậu. Theo báo cáo, Việt Nam đã đưa ra cam kết mạnh mẽ trước quốc tế về các mục tiêu cắt giảm khí thải và chống biến đổi khí hậu. Vì vậy, các báo cáo về chi tiêu cho biến đổi khí hậu một cách có hệ thống là điều đặc biệt cần thiết để theo dõi những cam kết này.
Thứ ba, sử dụng hiệu quả rà soát của báo cáo CPEIR, bao gồm việc thực hiện báo cáo CPEIR thường xuyên, định kỳ; tập trung phân tích điều chỉnh mối liên kết giữa ngân sách với chính sách của các lĩnh vực có tiềm năng và mang lại hiệu quả cao về biến đổi khí hậu.
CPEIR có thể là cơ sở quan trọng để chuẩn bị, điều chỉnh và bổ sung ngân sách hàng năm chi cho biến đổi khí hậu phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn. Ngoài ra, đây cũng là cơ sở cho việc thông báo sử dụng các công cụ tài chính; xây dựng cơ sở huy động, đa dạng hóa nguồn vốn; thiết lập cơ sở nâng cao sự tham gia của người dân.
Cuối cùng, tăng cường nhận thức và năng lực về chính sách và tài chính cho biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, việc theo dõi chi tiêu công cho biến đổi khí hậu cũng cần được tăng cường.
Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.
Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.
Sau thành công tại Hải Phòng và Đà Nẵng, sự kiện “Đổi xăng lấy điện - Cùng VinFast kiến tạo tương lai xanh” của VinFast được kỳ vọng sẽ tiếp tục bùng nổ, thu hút sự quan tâm của đông đảo khách hàng tại Hà Nội và TP.HCM.
Giữa không gian hoang sơ và kỳ vĩ của đảo ngọc Cát Bà, khu thấp tầng Xanh Boutique không chỉ sở hữu vị trí trung tâm đắc địa mà còn gây ấn tượng mạnh mẽ với cảm hứng làng nghề truyền thống và thiết kế linh hoạt, tối ưu công năng.
Bắc Ninh đang chứng kiến làn sóng đầu tư đô thị hàng chục nghìn tỷ đồng. Nhưng liệu đó là dấu hiệu tăng trưởng hay nguy cơ bội cung, bong bóng thị trường?
Được ví như “báo săn mồi” trên đường nhờ khả năng tăng tốc đáng kinh ngạc, VinFast VF 7 còn ghi điểm tuyệt đối trong mắt người dùng với thiết kế chất, tiện nghi sang trọng và chi phí sử dụng “nhẹ tênh”.
Khó khăn tại các dự án lớn trong nhiều năm ảnh hưởng lớn tới Licogi, khiến công ty kiểm toán đặt dấu hỏi về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp.
Với hệ thống 24.000 điểm bán trên khắp cả nước, phần nhiều là hộ kinh doanh, RAL dự báo, áp lực chi phí khiến các đại lý là hộ kinh doanh yêu cầu RAL giảm giá và tăng chiết khấu.