Giá hàng hóa tăng chóng mặt, áp lực lạm phát rất lớn

Phương Linh Thứ năm, 10/03/2022 - 09:44

Việc nền kinh tế dần hồi phục cùng với giá cả các loại hàng hoá, đặc biệt là giá dầu tăng cao đang là những yếu tố đe doạ mạnh mẽ đến mục tiêu kiểm soát lạm phát của Việt Nam trong năm 2022.

Áp lực lạm phát trong năm 2022 là rất lớn.

Rủi ro lạm phát gia tăng

Mặc dù chỉ số CPI vẫn tăng thấp trong 2 tháng đầu năm, song ông Nguyễn Bích Lâm, chuyên gia kinh tế, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng, áp lực lạm phát trong năm 2022 là rất lớn. 

Giá cả hàng hóa trong nước và thế giới tăng chóng mặt trong thời gian ngắn vừa qua đang khiến thị trường thiết lập một mặt bằng giá mới, cao hơn rất nhiều so với mức giá cũ.

Ba yếu tố tác động lớn đến rủi ro lạm phát trong năm 2022 được ông Lâm chỉ ra là việc đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu khiến giá dầu thế giới tăng mạnh. 

Giá dầu thế giới đang tiến đến mức cao kỷ lục gần 140 USD/1 thùng. So với đầu năm, mức giá hiện nay đã tăng hơn 21%. Tại thị trường trong nước, giá xăng nhiều khả năng có thể chạm mốc 30.000 đồng/lít, cao nhất từ trước tới nay. 

Thứ hai, Việt Nam là nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào nguyên liệu nhập khẩu. Giá dầu thế giới tăng đang kéo theo nhiều mặt hàng đều tăng như nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu phân bón, sắt thép, khí đốt hóa lỏng… Từ năm ngoái, nhiều mặt hàng hoá đã tăng giá gấp đôi gây áp lực chi phí cho doanh nghiệp, đẩy giá cả trong nước.

Giá cả tăng cao, Việt Nam có nguy cơ nhập khẩu lạm phát

Theo ông Lâm, việc tăng giá xăng dầu trong nước thời gian gần đây đang là nguyên nhân chính làm gia tăng lạm phát. Hai tháng đầu năm, chỉ số CPI tăng 1,68%, trong đó, riêng giá xăng dầu đã đóng góp 1,63%. Đây là con số chiếm tỷ trọng rất lớn.

Thứ ba là việc tổng cầu tăng đột biến sau khi nền kinh tế hồi phục sau đại dịch Covid-19. Tổng mức bán lẻ hàng hoá trong 2 tháng đầu năm 2022 đã tăng trưởng dương trong khi năm ngoái âm. Sức mua, nguồn cầu trong nền kinh tế đang tăng trở lại. 

Cùng với đó là các gói hỗ trợ phục hồi kinh tế của Chính phủ cũng gây áp lực lên việc tăng lạm phát trong năm 2022. Song theo vị chuyên gia này, áp lực này không đến từ việc cung tiền ra nền kinh tế bởi trong gói hỗ trợ để phục hồi phát triển kinh tế 350.000 tỷ đồng, gói hỗ trợ về tài khoá chiếm đến 290.000 tỷ đồng, các gói hỗ trợ về tiền tệ chỉ chiếm khoảng 14%. Có nhiều chính sách hỗ trợ về giảm thuế, phí, cấp bù lãi suất cho doanh nghiệp. 

Chính vì vậy, những chính sách này thực tế không gây áp lực lớn lên lạm phát mà áp lực lạm phát đến từ nhu cầu sử dụng nhiều nguyên liệu cho việc đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng trong chính sách phục hồi kinh tế của Chính phủ. Rủi ro lạm phát sẽ đến từ việc cung ứng nguyên vậy liệu chứ không phải từ việc cung tiền ra nền kinh tế.

Thách thức kiểm soát lạm phát trước cú sốc về giá năng lượng

Trước nguy cơ lạm phát tăng mạnh, ông Lâm cho rằng, việc kiểm soát lạm phát là điều vô cùng quan trọng trong chính sách vĩ mô của Việt Nam năm 2022. Kiểm soát tốt lạm phát sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam sớm phục hồi và phát triển bền vững. 

Khi giá cả ổn định, lạm phát được giữ ở mức thấp, nền kinh tế sẽ giữ được ổn định vĩ mô, tạo niềm tin cho doanh nghiệp, nhà đầu tư yên tâm mở rộng sản xuất kinh doanh, bên cạnh đó là hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Bóng ma lạm phát: Lựa chọn nào cho gói kích thích kinh tế

Kiểm soát tốt lạm phát cũng giúp Chính phủ triển khai nhanh chóng và hiệu quả dự án đầu tư, đặc biệt là đẩy nhanh việc triển khai các gói phát triển cơ sở hạ tầng, tạo nền tảng cho tăng trưởng kinh tế. 

Trái lại, nếu để lạm phát tăng cao sẽ tạo ra một mặt bằng giá mới trên thị trường, khiến tất cả các quyết định đầu tư, phát triển, sản xuất kinh doanh của toàn nền kinh tế phải tính toán lại. Lạm phát cũng sẽ làm thu nhập thực của người dân giảm xuống và tác động đến sức chi tiêu, làm giảm tổng cầu trong nền kinh tế.

Để kiểm soát lạm phát, ông Lâm cho rằng, trước hết, Chính phủ phải kiểm soát được nguồn cung, đáp ứng đủ cho tổng cầu, đặc biệt là nguồn cung xăng dầu. Số liệu thống lê cho thấy, giá xăng dầu trong nước tăng 10 % sẽ khiến lạm phát tăng 0,36%.

Thời gian tới, với bối cảnh thế giới, địa chính trị phức tạp, giá xăng dầu có thể vẫn tăng mạnh, các cơ quan quản lý nhà nước cần cân nhắc các giải pháp điều chỉnh để bình ổn giá xăng dầu trong nước. 

Giá xăng dầu tăng sẽ dẫn đến hàng loạt các mặt hàng khác tăng theo nên theo ông Lâm nên chăng các bộ ngành cần không chỉ sử dụng quỹ bình ổn, mà cần áp dụng các giải pháp khác, sử dụng phối hợp nhiều công cụ để kiểm soát giá xăng dầu như giảm các loại thuế, phí, thuế VAT, thuế môi trường, thuế nhập khẩu... để không làm giá xăng dầu tăng đột biến, tránh gây tổn hại cho nền kinh tế.

Thứ hai, Chính phủ cần đảm bảo không để đứt gãy chuỗi cung ứng trong nước và giữa trong nước với thế giới. Việt Nam cần giữ được ổn định nguồn cung hàng hoá trong nước, kiếm soát việc đầu cơ găm hàng, đẩy giá. 

Các cơ quan quản lý cần nhanh nhạy hơn, kịp thời và đổi mới mới hơn, phối hợp điều hành chính sách tài khoá và tiền tệ linh hoạt, để có thể điều hành lạm phát hiệu quả trong năm 2022, ông Lâm nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Xuân Định, Phó trưởng Phòng Chính sách tổng hợp, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cũng cho rằng, với giải pháp kiểm soát lạm phát năm 2022, chính sách tiền tệ cần linh hoạt, đồng bộ với chính sách tài khoá, tín dụng, tỷ giá, đưa lạm phát cơ bản ở mức thấp.

Các cơ quan quản lý nhà nước cần chuẩn bị được các kịch bản để ứng phó với diễn biến giá dầu bất thường trên thế giới để có giải pháp kịp thời. 

Đối với tình hình trong nước, tất cả các địa phương phải theo dõi sát các diễn biến giá cả để tham mưu cho Chính phủ những giải pháp điều hành. 

Hiện nền kinh tế Việt Nam đang có sự hồi phục chậm hơn so với tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Vì vậy, vai trò của việc kiểm soát lạm phát, bình ổn giá là rất quan trọng. Có như vậy, nền kinh tế mới có được nền tảng để trở lại quỹ đạo tăng trưởng và phát triển bền vững, ông Định nhấn mạnh.


Yếu tố quyết định hiệu quả giải pháp phục hồi kinh tế

Yếu tố quyết định hiệu quả giải pháp phục hồi kinh tế

Tiêu điểm -  2 năm
Nếu cứ duy trì lợi ích ngành, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ địa phương thì rất khó hiệu quả nên sự quyết liệt của Chính phủ trong cách tổ chức thực thi vô cùng quan trọng.
Yếu tố quyết định hiệu quả giải pháp phục hồi kinh tế

Yếu tố quyết định hiệu quả giải pháp phục hồi kinh tế

Tiêu điểm -  2 năm
Nếu cứ duy trì lợi ích ngành, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ địa phương thì rất khó hiệu quả nên sự quyết liệt của Chính phủ trong cách tổ chức thực thi vô cùng quan trọng.
Nỗi lo lạm phát của doanh nghiệp

Nỗi lo lạm phát của doanh nghiệp

Leader talk -  2 năm

Trước sức ép của lạm phát, nhiều người nghĩ rằng chỉ có người tiêu dùng cuối cùng là chịu thiệt vì doanh nghiệp chuyển phần chi phí tăng thêm cho khách hàng. Nhưng thật ra, rất nhiều chủ doanh nghiệp cũng lo lắng không thua kém gì, thậm chí còn hơn. Họ cũng phải suy nghĩ đau đầu để tìm các giải pháp thích ứng.

Năm biện pháp bình ổn giá, kiểm soát lạm phát năm 2022

Năm biện pháp bình ổn giá, kiểm soát lạm phát năm 2022

Tiêu điểm -  2 năm

Theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường để có biện pháp điều hành, bình ổn giá phù hợp là một trong những giải pháp quan trọng nhằm nhằm kiểm soát lạm phát ngay từ những tháng đầu năm 2022.

Dự báo lạm phát 2022 tăng vì giá nhiên liệu

Dự báo lạm phát 2022 tăng vì giá nhiên liệu

Tiêu điểm -  2 năm

HSBC dự báo lạm phát của Việt Nam 2022 ở mức trung bình 3%, tăng so với mức đưa ra trước đó, sau khi đánh giá tình hình giá nhiên liệu tăng cao.

Áp lực lạm phát năm 2022 là không đáng ngại

Áp lực lạm phát năm 2022 là không đáng ngại

Tiêu điểm -  2 năm

Mặc dù nguy cơ lạm phát đang hiện hữu do những gói kích thích kinh tế quy mô lớn cùng với đà hồi phục của nền kinh tế trong nước, song nhiều chuyên gia cho rằng, điều này là không đáng lo ngại. Thị trường vẫn còn nhiều nhân tố giúp kiềm chế tốc độ tăng lạm phát trong năm 2022.

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Bất động sản -  9 giờ

Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Tiêu điểm -  10 giờ

Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Leader talk -  11 giờ

Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.