Tiêu điểm
Giá xăng cao kỷ lục đe dọa ngành hàng không
Nếu không có các giải pháp hỗ trợ kịp thời từ phía các cơ quan quản quản lý nhà nước, giá xăng tăng cao không chỉ tác động tiêu cực đến ngành hàng không mà còn ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của cả nền kinh tế.
Khó khăn kép
Giá xăng thế giới và trong nước liên tục thiết lập các “đỉnh” mới đang khiến các doanh nghiệp hàng không không khỏi “lao đao”.
Theo đó, trong năm 2022, giá xăng dầu trong nước đã ghi nhận mức tăng cao nhất trong 8 năm trở lại đây, kể từ tháng 7/2014. Chỉ trong 6 tháng đầu năm, giá xăng đã tăng 7 kỳ điều hành liên tiếp và chưa có dấu hiệu giảm nhiệt.
Theo thông tin từ các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, giá xăng E5RON92 hiện đang ở mức 31.300 đồng/lít. Xăng RON95-III ở mức 32.870 đồng/lít. Dầu diesel hiện có giá 30.010 đồng/lít. Dầu hỏa là 28.780 đồng một lít, dầu mazut là 20.730 đồng một ký.
Hiện giá giá xăng dầu đã liên tục thiết lập mức kỷ lục và đang cao nhất trong lịch sử. Điều này đang ảnh hưởng rất lớn đối với không chỉ toàn nền kinh tế mà các doanh nghiệp hàng không cũng không ngoại lệ.
Thực tế cho thấy, giá xăng tăng đang khiến các doanh nghiệp hàng không bị xáo trộn kế hoạch kinh doanh, ăn mòn lợi nhuận, thậm chí chịu thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng.
Đơn cử như với Vietjet, theo kế hoạch năm 2022, Vietjet xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh trên cơ sở giá xăng dầu ở mức bình quân 80 USD/thùng. Tuy nhiên, bình quân giá xăng dầu từ đầu năm 2022 đã là 95 USD/thùng, đến tháng 3 là 130 USD/thùng nên chi phí khai thác của Vietjet đã tăng 28% đến 35%; đến tháng 5 là 155 USD/thùng dẫn đến chi phí khai thác tăng 48% đến 60% so với đầu năm.
Lãnh đạo hãng này cho biết, giá xăng dầu tăng kỷ lục đang khiến hãng phải gánh thêm chi phí hàng ngàn tỷ đồng trong năm 2022.
Tương tự, với Vietnam Airlines, nếu giá nhiên liệu bay duy trì ở mức 130 USD/thùng cho cả năm 2022, chi phí của hãng ước tính bị “đội” thêm 5.700 tỷ đồng. Nếu giá tăng lên khoảng 160 USD/thùng, chi phí sẽ tăng vọt thêm đến 9.120 tỷ đồng, làm trầm trọng hơn mức lỗ dự kiến trong của hãng trong năm.
Đại diện của Bamboo Airways cũng cho biết, chi phí nhiên liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành vận tải hàng không nên việc giá nhiên liệu tăng cao ảnh hưởng lớn tới giá thành và chi phí sản xuất kinh doanh của hãng.
Đó là chưa kể đến việc giá xăng dầu tăng đang là một trong những nguyên nhân chính đẩy vé máy bay tăng cao. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến tâm lý người dân khi lựa chọn hàng không. Thực tế tại nhiều nước trên thế giới, khi giá vé máy bay tăng quá cao, doanh thu của các hãng hàng không đã giảm sút rõ rệt. Đây là điều bất lợi cho sự hồi phục của ngành hàng không và du lịch sau hai năm dịch bệnh vốn đã rất khó khăn.
Theo Cục Hàng không, tới thời điểm cuối tháng 5/2022, Vietnam Airlines, Vietjet, Vietravel Airlines... đã mở lại nhiều đường bay quốc tế quan trọng, mạng bay nội địa cũng đã khôi phục 100%. Dù kỳ vọng hàng không sẽ dẫn đầu làn sóng phục hồi sau dịch nhưng các hãng bay vẫn nặng gánh với phí nhiên liệu tăng liên tục, do đó sự tăng trưởng chưa như mong đợi.
Nói rõ hơn về điều này, TS. Trần Kim Chung, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, chi phí nhiên liệu chiếm tỷ trọng hàng đầu trong cơ cấu chi phí hoạt động của các hãng hàng không. Việc giá xăng dầu biến động mạnh đang ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của các hãng, làm tăng thêm khó khăn chồng chất trong giai đoạn đầu phục hồi của các hãng hàng không.
Giá xăng dầu liên tục “leo thang” khiến chi phí hoạt động của các hãng hàng không bị đội lên rất nhiều. Đây là vấn đề đe dọa sự phục hồi của ngành hàng không sau cuộc khủng hoảng Covid-19. Nhiều doanh nghiệp hàng không đang đối mặt với “khó khăn kép”, khi chưa kịp hồi phục sau dịch lại phải gánh thêm khoản chi phí lớn.
Quan trọng hơn, nếu không có các giải pháp hỗ trợ kịp thời từ cơ quan quản quản lý nhà nước, giá xăng tăng cao không chỉ tác động tiêu cực đến ngành hàng không - ngành động lực phát triển của nền kinh tế, mà còn tác động tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng chung của cả nền kinh tế và đời sống của người dân.
Kiến nghị giảm 100% thuế bảo vệ môi trường
Nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp hàng không, các hãng hàng không trong nước cho rằng, trước hết, Chính phủ cần xem xét miễn 100% thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu hàng không trong năm 2022.
Thứ hai, các hãng hàng không kiến nghị các bộ ngành liên quan báo cáo Chính phủ đề xuất Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét miễn thuế nhập khẩu nhiên liệu hàng không cho đến khi giá xăng dầu về dưới mức 100USD/thùng.
Thứ ba, Chính phủ cần tiếp tục giảm miễn thuế VAT từ 8% xuống khoản 2% đối với các ngành hàng không. Đây là cách giảm trực tiếp lạm phát và hỗ trợ người dân.
Thứ tư, các cơ quan quản lý nhà nước đẩy nhanh việc thực hiện gói hỗ trợ cho các ngành hàng không giảm lãi suất khoản 2%. Đến nay chưa có Ngân hàng nào áp dụng vì kẹt zoom tín dụng và siết chặt tín dụng của Ngân hàng Nhà nước. Do vậy, các hãng đề nghị Ngân hàng Nhà nước có Thông tư hoặc ban hành để các Ngân hàng thương mại thực hiện.
Thứ năm, hiện nay Cục hàng không đang xin phép áp dụng tăng trần vé máy bay với mức trung bình 3,5% so với khung giá năm 2014. Theo đó, các đường bay từ 1.200-1.280 km (giá vé tăng từ 3,2-3,4 triệu đồng), từ trên 1.280 km tăng (giá vé tăng từ 3,75 triệu đồng lên 4,0 triệu đồng).
Các hãng hàng không trên thế giới và các nước trong khu vực đều đã áp dụng phụ thu xăng dầu trên tất cả đường bay quốc tế và nội địa (do các nước không có quy định giá trần) để bù đắp cho việc giá xăng dầu tăng.
Vì vậy, các hãng hàng không trong nước kiến nghị Cục Hàng không Việt Nam báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải xem xét cho phép sớm áp dụng phụ thu xăng dầu đối với vé máy bay nội địa khi giá xăng dầu từ mức 100USD/thùng trở lên với các mức phụ thu khác nhau tùy theo mức giá xăng dầu. Cụ thể, quy định mức phụ thu xăng dầu trên đường bay nội địa theo các mức giá xăng dầu từ 100-120USD/thùng, mức cho giá xăng dầu từ 121USD-150USD/thùng và mức cho giá xăng dầu từ 150USD/thùng trở lên.
Cơ chế điều chỉnh linh hoạt mức phụ thu xăng dầu theo tháng trên cơ cở bình quân trong vòng 30 ngày (hoặc 15 ngày) của giá Platts Singapore của mặt hàng Keorosene (MOPS Ko). Cục Hàng không Việt Nam sẽ chủ trì họp với các hãng hàng không để trao đổi, tính toán và thống nhất các mức mức phụ thu theo mức tăng của giá xăng dầu.
Đại diện Vietnam Airlines cũng kiến nghị áp dụng miễn giảm 100% thuế bảo vệ môi trường cho các hãng hàng không trong năm 2022.
Vừa qua, Chính phủ, Bộ Tài chính và các cơ quan đã hỗ trợ các hãng hàng không giảm thuế bảo vệ môi trường 30% trong giai đoạn 2020-2021 và mới đây là 50% năm 2022. Đối với Vietnam Airlines, việc này đã giúp hãng tiết giảm chi phí gần 400 tỷ đồng giai đoạn 2020-2021 và ước đạt 600 tỷ đồng trong năm 2022.
Tuy nhiên, cới tình hình chiến sự Nga-Ukraine có khả năng tiếp tục leo thang, dự kiến giá xăng dầu còn duy trì ở mức cao hơn, do đó, hãng cho rằng việc giảm thuế bảo vệ môi trường về 0 là cần thiết. Trong trường hợp áp dụng chính sách này, riêng Vietnam Airlines tiết giảm thêm được 600 tỷ đồng.
Bàn về các giải pháp gỡ khó cho hàng không, theo Phó chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hàng không Việt Nam (VABA) Bùi Doãn Nề cho rằng, các hãng hàng không Việt Nam vừa trải qua hơn 2 năm đại dịch đầy khó khăn, chưa kịp phục hồi; giờ lại bị sức ép lớn từ xăng dầu tăng. Đây là thách thức rất lớn với các hãng bay.
Việc tăng giá nhiên liệu có lý do khách quan, tại thị trường quốc tế, các hãng bay được phép tăng phụ thu minh bạch khi giá nhiên liệu gia tăng bất thường cao trên 20% thì giá phụ thu nhiên liệu điều chỉnh tăng tương ứng.
Do đó, đại diện VABA kiến nghị Chính phủ hỗ trợ như tăng mức giảm một số loại thuế, phí đối với ngành hàng không. Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan chức năng cần nghiên cứu, xem xét, điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu đối với nhiên liệu hàng không xuống 0% (hiện áp mức 7%) và giảm mạnh hơn nữa thuế bảo vệ môi trường, áp dụng kiến nghị từ nay đến hết năm 2022. Đối với các khung giá dịch vụ chuyên ngành hàng không, đề nghị hỗ trợ giảm 50% giá/phí cho đến hết năm 2022.
Chuyên gia hàng không, TS. Nguyễn Thiện Tống cũng cho rằng, việc giảm các loại thuế, phí đối với giá xăng dầu hiện nay là rất cần thiết nhằm hạ nhiệt đà tăng của giá xăng, giúp giảm bớt ngánh nặng cho các doanh nghiệp hàng không.
“Việc giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu cần mạnh mẽ hơn. Giảm bớt các loại thuế, phí chừng nào, giá xăng dầu sẽ hạ nhiệt chừng đó”. Hơn nữa giải pháp này cũng khả thi khi Việt Nam được hưởng lợi từ giá xuất khẩu dầu thô tăng và tình hình thu ngân sách 2 tháng đầu năm 2022 rất khả quan. Việc giảm mức chịu thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, mỡ nhờn sẽ góp phần trực tiếp làm giảm giá bán lẻ của các mặt hàng này.
Các chuyên gia cho rằng, giải pháp giảm thuế phí từ Nhà nước là rất cấp bách và quan trọng trong bối cảnh hiện nay, sức khỏe của doanh nghiệp hàng không nói riêng và và cả nền kinh tế đang trong giai đoạn cần sự hỗ trợ để hồi phục mạnh mẽ sau dịch.
Hàng không Việt gặp khó giữa 'cơn bão' giá xăng
Hàng không nội địa Việt Nam phục hồi nhanh nhất thế giới
Dự kiến trong năm 2022, lượng hành khách thông qua các cảng hàng không trên cả nước ước đạt 87,8 triệu khách, tăng 190% so với năm 2021.
Kịch bản phục hồi ngành hàng không Việt
Với kịch bản bi quan, các điều kiện kinh tế, xã hội không thuận lợi, kết quả hoạt động của ngành hàng không sẽ đạt mức cao điểm như trước dịch bệnh vào cuối năm 2024.
Những nhân tố làm đảo lộn kịch bản phục hồi ngành hàng không
Về quản trị tài chính, các hãng hàng không sẽ phải xử lý hài hòa giữa một bên là chi phí vận hành tăng cao trong khi phải đặt giá vé thấp để kích cầu.
Mở cửa hàng không dẫn dắt kinh tế hồi phục
Mở cửa hàng không và du lịch sẽ là bước khởi đầu để khai thông mọi nguồn lực cho nền kinh tế từng bước phục hồi và phát triển sau dịch.
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.