Nỗi ám ảnh '3 không' của gen Z: Giấc mơ nhà ở xa tầm với

Phương Linh Thứ ba, 12/11/2024 - 09:56

Áp lực sở hữu nhà ở tại các thành phố lớn đang đè nặng lên vai những người trẻ nói chung và với gen Z, càng trở thành bài toán khó giải.

Nhiệm vụ bất khả thi

Phương Thảo, một gen Z sinh năm 2001, làm việc trong lĩnh vực thiết kế đồ họa đang rất áp lực đối với vấn đề tài chính của bản thân. Ra trường được hơn một năm, với thu nhập 10 triệu đồng/tháng, Thảo gần như không thể dư giả để tiết kiệm tiền cho các kế hoạch lớn của mình.

Thảo đã bắt đầu tính toán đến việc mua nhà nhưng với thu nhập như hiện nay, sẽ phải mất hơn 20 năm, không ăn không tiêu, mới đủ tiền để mua một căn nhà giá rẻ. Đó là chưa kể trong khoảng thời gian đó giá nhà đã tăng thêm rất nhiều, vượt xa số tiền tiết kiệm được.

"Hoặc, trường hợp bất khả kháng, bất cứ vấn đề gì xảy ra, tôi sẽ buộc phải trích một phần số tiền tiết kiệm này để xử lý, khiến thời gian tích luỹ để có thể mua nhà kéo dài. Giấc mơ sở hữu nhà ở, không biết đến khi nào mới trở thành hiện thực", gen Z này tâm sự.

Minh Anh, 26 tuổi quê gốc ở Nam Định cùng chồng cũng đang chật vật với bài toán sở hữu nhà Hà Nội để gia đình có nơi an cư. Nhưng với giá nhà ngày càng tăng cao như hiện nay, việc mua nhà đang ngày càng xa tầm với.

Cách đây hai năm, gia đình Minh Anh dự tính mua một căn chung cư giá rẻ ở ngoại thành Hà Nội, với mức giá gần 2 tỷ đồng, nhưng do tiền tiết kiệm và hỗ trợ từ gia đình không đủ, nên quyết định không mua và chờ cơ hội tốt hơn, cũng như tiết kiệm được nhiều hơn.

Nghịch lý là, dù số tiền tiết kiệm của hai vợ chồng đã được gần 2 tỷ đồng, nhưng hiện giá căn hộ định mua khi ấy đã lên gần 3 tỷ đồng. Các dự án quanh khu vực đều từ 3 - 5 tỷ đồng khiến Minh Anh "choáng váng".

"Chỉ trong thời gian quá ngắn, giá nhà đã tăng nhiều như vậy, làm sao thu nhập của gia đình tôi theo kịp. Giá như lúc trước, vợ chồng tôi dũng cảm vay mượn thêm, vừa mua, vừa làm trả nợ, có lẽ chúng tôi đã có nhà. Còn như hiện nay, nếu như giá nhà cứ tăng mãi như vậy, chúng tôi sẽ chẳng thể mua được nhà Hà Nội", Minh Anh tiếc nuối.

Không chỉ gen Z, áp lực về việc sở hữu nhà ở đang trở thành nỗi lo chung của những người trẻ có mức thu nhập trung bình. Nhất là trong bối cảnh giá nhà ở tăng phi mã và thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung giá hợp lý tại các đô thị lớn như TP. HCM và Hà Nội trong thời gian vừa qua.

Để có thể sở hữu nhà ở, không còn cách nào khác, các bạn trẻ phải gia tăng thu nhập, tiết kiệm chi tiêu, dùng đòn bẩy ngân hàng và kêu gọi sự trợ giúp từ gia đình. Ảnh: Hoàng Anh.

Thực tế cho thấy, các căn hộ mới chào bán dưới 2 tỷ đồng đã biến mất hoàn toàn trên thị trường. Thay vào đó là giá trung bình gần 70 triệu đồng/m2, tương đương với các căn hộ từ 4 - 5 tỷ đồng chiếm phần lớn nguồn cung.

Số liệu từ Trung tâm Nghiên cứu thị trường và am hiểu khách hàng OneHousing cũng cho thấy, tính đến quý II/2024, mặt bằng giá căn hộ sơ cấp toàn thị trường Hà Nội trung bình đạt khoảng 65 triệu đồng/m2, tăng 25% theo quý và 29,8% theo năm.

Trong đó, mức giá căn hộ tại khu Tây đang cao nhất toàn thị trường - khoảng 70 triệu đồng/m2. Mặt bằng giá khu Đông thấp hơn mặt bằng chung của thị trường, khoảng 56 triệu đồng/m2.

Với mức giá nhà chung cư này, giả sử người dân có thể tiết kiệm tối đa 40% thu nhập/tháng, một hộ gia đình thu nhập trung bình sẽ cần hơn 30 năm để có thể mua một căn nhà, với điều kiện giá nhà không tiếp tục tăng, Savills Việt Nam ước tính.

Tuy nhiên, với diễn biến tăng giá liên tục của thị trường hiện nay, Thời gian tích luỹ để mua nhà sẽ ngày càng kéo dài, thậm chí, nhiều người không có đủ khả năng để sở hữu nhà ở.

Trước thực trạng giá căn hộ tăng cao, nhiều người dân có tâm lý chờ đợi giá chung cư sẽ giảm trong thời gian tới, nhất là khi các luật mới có hiệu lực, giúp tháo gỡ vướng mắc pháp lý cho nguồn cung của thị trường.

Tuy nhiên, theo ông Trần Quang Trung, Giám đốc phát triển kinh doanh OneHousing, thị trường bất động sản rất khó có thể chờ đợi giá chung cư giảm khi các cấu thành giá đầu vào như chi phí đất, thiết kế, xây dựng cảnh quan, tiện ích… đều tăng cao. "Việc giảm giá nhà ở là điều không thể," ông Trung nhấn mạnh

Đồng quan điểm, ông Lê Đình Chung, Tổng giám đốc SGO Homes cũng dự báo, giá chung cư Hà Nội vẫn đang trong xu hướng đi lên trong ngắn hạn, ít nhất là từ nay đến giữa năm 2025.

Về dài hạn, với các giải pháp của Chính phủ như phát triển nhà ở xã hội, tháo gỡ vướng mắc pháp lý, giá bất động sản sẽ được kiểm soát, giữ ở mức ổn định. Song, các giải pháp này chỉ nhằm tránh việc leo thang về giá, còn để giá chung cư giảm mạnh là điều không thể.

Không chỉ tại Việt Nam, xu hướng tăng giá bất động sản là tình trạng chung ở nhiều nước trên thế giới. Tại nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc, giá bất động sản tăng cao, vượt quá khả năng chi trả của người trẻ với thu nhập trung bình. So với các quốc gia này, giá bất động sản ở Việt Nam vẫn đang rẻ hơn và được dự báo tiếp tục xu hướng tăng trong thời gian tới.

Nỗi lo '3 không'

Thị trường nhà ở đang diễn ra một sự thay đổi lớn khi tỷ lệ sở hữu nhà ở của những người trẻ từ 25 - 34 tuổi đang chiếm tỷ trọng ngày càng cao.

Theo Tổng cục Thống kê, Việt Nam đang ở thời kỳ dân số vàng. Thế hệ Millennials và gen Z hiện chiếm tới 47% dân số cả nước, khoảng 45 triệu người và đang trở thành nhân tố chính đóng góp vào sự thay đổi của thị trường nhà ở trong tương lai.

Millennials hay còn được gọi là thế hệ Y, là những người sinh từ năm 1981 đến 1996. Còn thế hệ Z là nhóm người sinh từ năm 1997 đến 2012.

Một cuộc khảo sát của PropertyGuru vào năm 2022 cũng cho thấy, có đến 58% số người được khảo sát nhóm 20 – 29 tuổi và 43% nhóm 30 – 39 tuổi có mong muốn mua nhà trong vòng từ ba đến năm năm tới.

Trong khi, đa phần thế hệ Millennials đang ở độ tuổi lập gia đình nên thường có tâm lý muốn sở hữu nhà cửa, xe cộ để ổn định và có cảm giác an toàn, thì phần lớn Gen Z lại có lối sống và hành vi tiêu dùng linh hoạt hơn. Nhiều bạn gen Z mong muốn tận hưởng, trải nghiệm cuộc sống nhiều hơn là lựa chọn sự ổn định.

Mặt khác, các Millennials hầu hết đã đi làm được trên dưới 10 năm và có tích luỹ nhất định. Đây là thế hệ chịu ảnh hưởng nhiều của gen X, tức là thế hệ ông bà, cha mẹ. Vì vậy, họ vẫn có "truyền thống" tiết kiệm để dành mua nhà.

Trong khi đó, phần lớn các gen Z đều trẻ hơn, mới ra trường, kinh nghiệm nghề nghiệp và tích luỹ tài chính chưa nhiều. Đây là những khó khăn của gen Z khi tiếp cận nhà ở.

Tuy nhiên, cả hai thế hệ bắt đầu lập gia đình này cũng đang gặp khó khăn do giá nhà cao.

Việc giá nhà tại các thành phố lớn không ngừng tăng mạnh khiến cho nhiều chuyên gia lo ngại về một giới trẻ "ba không": không mua nhà, không kết hôn, không sinh con. Thực tế này đã và đang xảy ra tại các nước có giá nhà ở cao như Trung Quốc, Hàn Quốc...

Giá bất động sản tăng nhanh trong khi thu nhập không tăng tương ứng, khó tiếp cận với nhà ở, khiến một bộ phận không nhỏ gen Z mất động lực phấn đấu mua nhà.

Thay vì chịu áp lực để nhận lương cao hơn, họ chọn những công việc mang lại niềm vui, bởi họ biết rằng, dù có cố gắng cũng khó theo kịp giá nhà, hoặc họ đã có sẵn nhà từ cha mẹ để lại.

Không còn tâm lý phải mua nhà bằng được, nhiều gen Z lựa chọn thuê nhà. Đối với thế hệ Z, với đặc trưng lối sống năng động, hiện đại, “gu” lựa chọn nhà ở của thế hệ này rất khác biệt. Gen Z chú trọng hơn vào phong cách sống, môi trường sống, hệ thống tiện ích nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.

Khác với các thế hệ trước ưa thích ở nhà mặt đất, giới trẻ hiện nay ngày càng chuộng sống ở chung cư hơn. Họ cũng không bắt buộc phải sống trong trung tâm mà sẵn sàng chuyển đến các đại đô thị ven trung tâm thành phố nếu giá cả phải chăng hơn với hạ tầng, tiện ích... đa dạng, hiện đại hơn.

Thời gian vừa qua, nhiều nhà phát triển bất động sản đã phát triển các dự án lớn, đại đô thị có tiện ích đồng bộ, đa dạng các diện tích căn hộ, nhỏ nhất là các căn studio để phù hợp với nhu cầu mới của thế hệ trẻ này.

Còn giải pháp nào khác cho gen Z?

Với giá bất động sản ngày càng tăng mạnh, theo nhiều chuyên gia, để có thể sở hữu được một căn nhà ở, không còn cách nào khác, các bạn trẻ phải gia tăng thu nhập, tiết kiệm chi tiêu, dùng đòn bẩy ngân hàng và kêu gọi sự trợ giúp tài chính từ gia đình, bố mẹ, người thân.

Nếu chỉ dựa vào số tiền tích luỹ của bản thân, chờ đợi cho đến khi đủ tiền để mua nhà, thì e rằng, giá nhà không giữ ở mức cố định mà đã vượt rất xa số tiền mà họ có thể tích cóp đủ.

Tuy nhiên, thế hệ Gen Z ngày nay cũng có lợi thế hơn so với thế hệ trước. Sinh ra và trưởng thành trong thời kỳ phát triển mạnh của nền kinh tế, thế hệ Z phần lớn đều có gia đình có nền tảng kinh tế tốt. Họ có hậu thuẫn tài chính từ gia đình, bố mẹ.

Một gen Z hiện đang là quản lý cấp trung của một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ chia sẻ, mặc dù có mức lương tương đối cao, nhưng bạn vẫn cần sự tài trợ 80% từ gia đình mới may mắn mua được một căn chung cư ở phân khúc tầm trung.

Một giải pháp khác để sở hữu nhà ở, theo bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc cấp cao bộ phận nghiên cứu và tư vấn Savills Hà Nội, để tìm kiếm nhà ở có mức giá rẻ hơn, người mua nhà có thể tính đến việc mua nhà ở nơi cách xa trung tâm thành phố; các quận, huyện vùng ven Hà Nội như Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức...

Với việc mua nhà ở các khu vực này, mức giá sẽ rẻ hơn đáng kể so với các quận trung tâm thành phố, tuy nhiên, thời gian di chuyển sẽ dài hơn, nếu người dân phải vào trong trung tâm để làm việc.

Tuy nhiên, với việc hạ tầng giao thông ngày càng phát triển và sự xuất hiện của các đại dự án, nhiều dự án bất động sản ở ngoại ô cũng có giá rất cao, người mua nhà cần cân nhắc rất kỹ bài toán tài chính.

Nếu công việc và thu nhập không ổn định, không đảm bảo bài toán tài chính trong suốt thời gian vay nợ để mua nhà, có thể họ sẽ gặp khó khăn rất lớn trong việc trả nợ trong tương lai.

Còn theo ông Lê Bảo Long, Giám đốc Marketing Batdongsan.com.vn, việc chi tiêu thoải mái và không có kế hoạch cho tương lai có thể ảnh hưởng đến người xung quanh nếu các bạn trẻ gen Z rơi vào tình cảnh thiếu tiền.

Ông Long cho rằng, người trẻ không cần quá ám ảnh, áp lực về mức thu nhập hiện tại và việc sở hữu nhà, dẫn đến chán nản, bi quan. Thay vì mua, các bạn trẻ có thể thuê nhà. Về bài toán tài chính, chưa chắc việc thuê nhà là phương án kém tối ưu hơn, có chăng chỉ là sự khác biệt về “khẩu vị” giữa các thế hệ.

Bên cạnh đó, ông Long cũng đưa ra lời khuyên đối với thế hệ trẻ về việc cần tìm cách để tăng thu nhập. Tài sản quan trọng và giá trị nhất của người trẻ không phải vật chất mà là tài sản vô hình, bao gồm: kiến thức, trí tuệ, mối quan hệ và sức khỏe.

Ví dụ, giữa công việc trả lương 7 triệu đồng và 8 triệu đồng/tháng, nếu công việc 7 triệu đồng đem lại cho bạn nhiều cơ hội học hỏi hơn, hãy chọn việc đó dù thu nhập ít hơn. Sau này bạn có thể kiếm hàng chục, hàng trăm triệu nhờ kinh nghiệm đã tích lũy được.

Với những người trẻ, việc đầu tư vào bản thân ở thời điểm hiện tại vẫn được đặt ưu tiên lên trên hết. Do đó, hãy tiếp tục học hỏi, trau dồi thêm các kinh nghiệm cho chính mình. Nhờ những nền tảng này, bạn sẽ kiếm được nhiều tiền hơn để đạt được những mục tiêu lâu dài, bền vững hơn trong tương lai.

Người mua nhà 'chật vật' vì giá căn hộ tăng cao

Người mua nhà 'chật vật' vì giá căn hộ tăng cao

Bất động sản -  4 tháng
Người mua nhà đang ngày càng có ít lựa chọn hơn do nguồn cung căn hộ khan hiếm và giá tăng cao.
Người mua nhà 'chật vật' vì giá căn hộ tăng cao

Người mua nhà 'chật vật' vì giá căn hộ tăng cao

Bất động sản -  4 tháng
Người mua nhà đang ngày càng có ít lựa chọn hơn do nguồn cung căn hộ khan hiếm và giá tăng cao.
Giá chung cư Hà Nội liệu có giảm?

Giá chung cư Hà Nội liệu có giảm?

Bất động sản -  2 tuần

Nhiều ý kiến cho rằng, để giá chung cư Hà Nội giảm trong ngắn hạn là gần như không thể.

Giá chung cư mới leo thang chóng mặt

Giá chung cư mới leo thang chóng mặt

Bất động sản -  3 tuần

Thị trường chung cư Hà Nội đón nhận nguồn cung căn hộ cao cấp mới với giá lên tới 200 triệu đồng/m2.

Giá chung cư Hà Nội 'tăng đột biến đến ngỡ ngàng'

Giá chung cư Hà Nội 'tăng đột biến đến ngỡ ngàng'

Bất động sản -  1 tháng

Bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam đã nhận xét như vậy khi chứng kiến các chu kỳ biến động của thị trường bất động sản.

Aqua City của Novaland được gỡ vướng

Aqua City của Novaland được gỡ vướng

Bất động sản -  56 phút

Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.

Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35

Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35

Diễn đàn quản trị -  3 giờ

Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.

Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam

Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?

Leader talk -  4 giờ

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.

WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi

WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.

Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập

Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập

Leader talk -  5 giờ

Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.