Giải ngân vốn đầu tư nước ngoài cao nhất 5 năm qua
Ngọc Hân
Thứ tư, 01/05/2024 - 09:45
Trong bốn tháng đầu năm, giải ngân vốn đầu tư nước ngoài đã đạt 6,28 tỷ USD, mức cao nhất của bốn tháng đầu năm trong thời gian năm năm qua.
Vốn FDI chảy mạnh vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Ảnh: Hoàng Anh
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đứng đầu về số vốn giải ngân của bốn tháng đầu năm nay, đạt 4,93 tỷ USD và chiếm 78,5% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện.
Tiếp theo là hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 608 triệu USD, chiếm 9,7% trong khi sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 260 triệu USD, chiếm 4,1%.
Theo số thống kê mới nhất vừa được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố vào ngày 20/4/2024 mới đây, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt gần 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước.
Trong số đó có 966 dự án đăng ký mới được cấp phép, đạt tới 7,11 tỷ USD, tăng 28,8% về số dự án và tăng 73,2% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.
Ngoài ra, vốn đăng kí điều chỉnh có 345 lượt dự án được cấp phép, với số vốn tăng thêm 1,23 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước giảm 25,6%.
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký đạt gần 5 tỷ USD, chiếm 70,2% tổng vốn đăng ký cấp mới.
Hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,6 tỷ USD, chiếm 22,5%; các ngành còn lại đạt 519,6 triệu USD, chiếm 7,3%.
Vốn đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có tổng 902 lượt với giá trị góp vốn đạt tới con số 930 triệu USD, giảm 70,1% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, có 327 lượt tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị góp vốn là 630 triệu USD và 575 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 300 triệu USD.
So sánh với số liệu năm 2023, vốn tăng thêm và vốn điều chỉnh vẫn tiếp tục có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm trước. Chỉ riêng số vốn đăng ký mới vẫn tăng với tỷ lệ rất cao so với trước đó, bao gồm cả số lượng dự án và số vốn đăng ký.
Ông Ahmed Yeganeh, Giám đốc toàn quốc Khối Dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp, HSBC Việt Nam, đánh giá về vị trí của Việt Nam trong xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng và đề xuất những vấn đề Việt Nam cần ưu tiên trong thời gian tới để thu hút và giữ chân FDI.
Triển khai mạnh mẽ các giải pháp hướng đến phát triển bền vững là cơ hội để Việt Nam "lọc" các dự án FDI chất lượng cao và tăng tính kết nối giữa khu vực FDI với doanh nghiệp nội.
Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.
Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.
Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.
BIM Land – thành viên BIM Group, khởi động tổ hợp căn hộ cao cấp phong cách khách sạn SkyM tại khu đô thị vịnh biển Halong Marina (Quảng Ninh). Dự án được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho mô hình nghỉ dưỡng – lưu trú – đầu tư ngay tại trung tâm du lịch năng động bậc nhất miền Bắc.
Mùa đại hội năm nay chứng kiến các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam thể hiện tinh thần "chỉ tiến không lùi", như lời khẳng định về nội lực quốc gia trước những bất ổn toàn cầu.