Tiêu điểm
Giải pháp '3 tại chỗ' đang bộc lộ nhiều bất cập
Trước thực trạng chi phí tăng cao, không đủ điều kiện cơ sở hạ tầng và nguy cơ trở thành ổ dịch, nhiều doanh nghiệp cho rằng, việc áp dụng phương án “3 tại chỗ” để duy trì sản xuất đang bộc lộ nhiều bất cập, khả năng khó có thể tiếp tục triển khai.
Doanh nghiệp sản xuất chống chọi với dịch bệnh
Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh trên cả nước, hình thức hoạt động “3 tại chỗ” - ăn, ở, sản xuất tại nhà máy, từng được xem là giải pháp kịp thời, giúp các doanh nghiệp duy trì sản xuất trong thời gian dịch bệnh, giãn cách xã hội. Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai, giải pháp này đã bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp, đặc biệt là tại các tỉnh phía Nam.
Tại buổi trao đổi trực tuyến giữa Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) với các hiệp hội, doanh nghiệp ngành hàng, nhiều doanh nghiệp cho biết, khó khăn lớn nhất trong việc triển khai “3 tại chỗ” là cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp không đủ điều kiện đáp ứng công tác phòng chống dịch.
Bên cạnh đó, chi phí thực hiện "3 tại chỗ" rất lớn, trong khi quy định, hướng dẫn của các cơ quan liên quan chưa cụ thể, thiếu nhất quán khiến doanh nghiệp lúng túng trong quá trình thực hiện.
Đặc biệt, khi thấy có một số bất cập xảy ra, thay vì tìm giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ doanh nghiệp, các tỉnh lại ra quy định dừng thực hiện “3 tại chỗ” làm ảnh hưởng đến những doanh nghiệp có đủ điều kiện triển khai.
Trước đó, ông Lee Jong Seob, Chủ tịch Cơ quan Xúc tiến Thương mại và đầu tư Hàn Quốc (Kotra) khu vực Đông Nam Á và Châu Đại Dương, Tổng giám đốc Văn Phòng Kotra Hà Nội cũng cho rằng, Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn trước đợt bùng đại dịch lần thứ 4 bắt đầu vào cuối tháng 4/2021.
Đến nay đã 3 tháng trôi qua kể từ khi đợt bùng phát thứ 4, môi trường kinh doanh của Việt Nam đang suy biến nhanh chóng do Covid 19, với số người nhiễm lên cao nhất là 9.000 ca một ngày.
Dù nhiều doanh nghiệp thực hiện "3 tại chỗ" nhưng rất nhiều trở ngại đang phát sinh trong quá trình sản xuất của các doanh nghiệp Hàn Quốc nói riêng và doanh nghiệp trong nước nói chung như khó khăn về cung lao động, nguyên vật liệu, chi phí hậu cần tăng.
Ông Lee Jong Seob hy vọng, hoạt động kinh tế hồi phục, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày sớm trở về bình thường thông qua việc tiêm chủng nhanh chóng và kiểm soát lây nhiễm một cách triệt để.
Giải pháp để tiếp tục duy trì sản xuất cho doanh nghiệp
Để giúp doanh nghiệp duy trì sản xuất trong bối cảnh dịch bệnh, đại diện nhiều doanh nghiệp cho rằng, cơ quan quản lý, chính quyền địa phương cần linh hoạt hơn trong quy định về hình thức tổ chức sản xuất trong điều kiện vừa thực hiện cách ly, vừa sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.
Theo đó, ngoài các quy định về hình thức “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 địa điểm”, các địa phương cần bổ sung các hình thức khác cho doanh nghiệp được lựa chọn. Đặc biệt, cơ quan quản lý cần có các quy định cụ thể đối với trường hợp người lao động được về nhà, có cam kết của doanh nghiệp với địa phương, người lao động với doanh nghiệp và di chuyển bằng phương tiện cá nhân giữa nơi ở của gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh (đảm bảo các biện pháp an toàn tương tự trường hợp F1 tự cách ly tại gia đình và di chuyển theo tuyến cố định, không dừng đỗ dọc đường).
Thứ hai, các doanh nghiệp kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước cần sớm hướng dẫn các địa phương xây dựng các kịch bản, lộ trình phục hồi sản xuất tương ứng với các kịch bản diễn biến của dịch bệnh để các doanh nghiệp có kế hoạch bố trí sản xuất phù hợp.
Các địa phương cần có quy định cụ thể về điều kiện cần thiết để cho phép doanh nghiệp được hoạt động trở lại tương ứng với các kịch bản khác nhau (hoạt động 30%, 50%, 70% cho tới 100% công suất như trước thời điểm diễn ra dịch bệnh) tuỳ vào điều kiện đảm bảo an toàn của doanh nghiệp và kết quả thực hiện phòng chống dịch bệnh để doanh nghiệp có kế hoạch bố trí lao động và nguồn lực sản xuất thích hợp.
Thứ ba, các cơ sở y tế cần có quy định về tổ chức thực hiện xét nghiệm cộng gộp định kỳ, lấy mẫu trực tiếp tại doanh nghiệp, nhằm cắt giảm chi phí, thời gian cho doanh nghiệp và các cơ sở y tế cũng như tránh tập trung đông người gây mất an toàn phòng dịch.
Với các ca F0, F1, các cơ quan y tế địa phương cần phối hợp với doanh nghiệp trong việc sớm tách ra khỏi môi trường làm việc để doanh nghiệp nhanh chóng ổn định lại sản xuất và đảm bảo an toàn cho những người lao động khác trong doanh nghiệp yên tâm tập trung làm việc.
Liên quan đến những quy định của Bộ Y tế, các hiệp hội doanh nghiệp ngành hàng đề xuất đưa mức ưu tiên đối với người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trở thành đối tượng ưu tiên tiêm vaccine. Trong nhóm doanh nghiệp, cần ưu tiên tiêm vaccine cho các doanh nghiệp thuộc các ngành xuất khẩu và sản xuất các sản phẩm thiết yếu gồm điện tử, dệt may, da giày, ô tô, thép, chế biến nông sản, thực phẩm.
Đồng thời, các cơ quan nhà nước cần cho phép các cơ sở y tế triển khai tiêm chủng có thu phí (do doanh nghiệp, cá nhân chi trả) dưới sự hướng dẫn và giám sát về chuyên môn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trong trường hợp các hiệp hội, doanh nghiệp đã liên hệ và tìm được nguồn cung vaccine từ nước ngoài, doanh nghiệp đề nghị Bộ Y tế khẩn trương báo cáo Chính phủ đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp ký kết các hợp đồng cung ứng để giúp các doanh nghiệp sớm tiếp cận nguồn vaccine trong thời gian ngắn nhất, giúp các doanh nghiệp duy trì hiệu quả hoạt động sản xuất và người lao động yên tâm làm việc.
Cùng với những kiến nghị, đề xuất liên quan đến các quy định của Bộ Y tế, các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo cũng mong muốn các chính quyền địa phương và các bộ ngành chung tay, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp trong giai đoạn này thông qua việc bố trí các cơ sở hạ tầng xã hội như chỗ ăn ở tập trung cho người lao động (có thể xem xét tận dụng các ký túc xá, trường học, trụ sở cơ quan, nhà khách, khách sạn tại địa phương đảm bảo điều kiện vệ sinh dịch tễ).
Với đề xuất này, doanh nghiệp có thể trả tiền thuê, điều này sẽ giúp giảm tải đáng kể cho doanh nghiệp trong việc phải bố trí chỗ ăn ở cho một lượng lớn người lao động, đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn tại môi trường ăn ở và sinh hoạt.
Ngoài ra, nhóm doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo đề xuất Chính phủ cho lưu thông toàn bộ các hàng hóa mà doanh nghiệp đăng ký sản xuất, đơn giản hoá thủ tục lưu thông hàng hoá theo hướng yêu cầu xuất trình hồ sơ bao gồm những giấy tờ doanh nghiệp có sẵn, đủ để chứng minh tính hợp pháp của phương tiện và tính cần thiết của việc di chuyển, tránh tạo ra cơ chế cấp phép, xin-cho, gây ách tắc lưu thông.
Mặt khác, doanh nghiệp cũng cho rằng, các thay đổi chính sách nên có lộ trình và thời gian báo trước để doanh nghiệp kịp lên kế hoạch và ứng phó với tình hình, không nên quá đột ngột khiến doanh nghiệp không kịp trở tay.
Bộ phận quản lý vận hành chung cư bị 'bỏ quên' giữa đại dịch Covid-19
Doanh nghiệp đang cần cả vaccine Covid-19 và 'vaccine tiền'
Bên cạnh việc tiêm vaccine cho người lao động để đạt miễn dịch cộng đồng, doanh nghiệp cũng đang cần tiêm “vaccine tiền”.
Chỉ 30% doanh nghiệp thủy sản có thể ‘3 tại chỗ’
Hiện nay chỉ có 30% doanh nghiệp thủy sản tại các tỉnh thành phía Nam đảm bảo được điều kiện ‘3 tại chỗ’ và hoạt động với 30 – 50% số lượng lao động, theo VASEP.
Bộ giải pháp linh hoạt để cứu doanh nghiệp
Bên cạnh chính sách tổng thể, lâu dài, các doanh nghiệp đang thực hiện sản xuất “3 tại chỗ và 1 cung đường, 2 điểm đến” hoặc tạm dừng hoạt động đều đề xuất cơ quan quản lý có chính sách linh hoạt theo diễn biến của tiến trình tiêm vaccine, kiểm soát dịch bệnh để tạo điều kiện cho sản xuất, quay lại sản xuất.
Đâu là giải pháp căn cơ giúp doanh nghiệp vượt Covid?
Doanh nghiệp cần các chính sách thiết thực hơn để chống trọi và phục hồi trong bão Covid-19.
Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.
Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.
Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực