Phát triển bền vững

Gỡ vướng mắc tài chính để thực hiện mục tiêu kép về kinh tế và khí hậu

Hoàng Đông Chủ nhật, 19/03/2023 - 19:05

Theo Nhóm công tác về môi trường tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF), cần có cơ chế thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân để đảm bảo tiến trình thực hiện mục tiêu trung hòa carbon diễn ra như kỳ vọng.

Đa số các quốc gia trên thế giới đã đưa ra cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Tuy nhiên, đối với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, cam kết này được đánh giá là cực kỳ tham vọng, đặc biệt khi được thực hiện cùng với mục tiêu trở thành quốc gia phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.

Mục tiêu kép nói trên đã đặt ra thách thức kép cho Việt Nam là làm thế nào giảm phát thải carbon nhưng không dược kìm hãm động lực tăng trưởng của nền kinh tế.

“Việt Nam có thể đạt được mục tiêu này”, Nhóm công tác về môi trường nhấn mạnh. Tuy nhiên, điều đó đòi hỏi Việt Nam phải đảm bảo đặt tiến trình giảm thải carbon lên hàng đầu trong chương trình nghị sự chính sách quốc gia.

Một trong những khó khăn hàng đầu Việt Nam phải giải quyết là tiến trình hướng đến trung hòa carbon yêu cầu một nguồn vốn khổng lồ. Ước tính của Ngân hàng Thế giới (WB) chỉ ra, trong 18 năm tới, Việt Nam cần tiêu tốn khoảng 368 tỷ USD cho các hoạt động bao gồm nâng cấp cơ sở hạ tầng, triển khai chương trình xã hội thích ứng với biến đổi khí hậu; giải quyết những bất cập trong ngành năng lượng; giảm khí thải ngành công nghiệp, nông nghiệp, giao thông…

Cũng theo WB, từ nay đến năm 2050, trung bình mỗi năm cần chi khoảng 4,5 – 5,4% GDP cho công tác ngăn ngừa và thích ứng với biến đổi khí hậu. Để đáp ứng được con số khổng lồ này, bên cạnh nỗ lực từ phía Chính phủ, sự đóng góp của khu vực tư nhân cũng đặc biệt cần thiết.

Gỡ vướng mắc tài chính để thực hiện mục tiêu kép về kinh tế và khí hậu
Lượng khí thải bình quân đầu người của Việt Nam (đơn vị tấn) tăng mạnh qua tiến trình tăng trưởng kinh tế. Ảnh: The Global Economy

Nhóm công tác về môi trường đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ trong thời gian qua khi từng bước hoàn thiện khung chính sách, pháp lý liên quan đến biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, với con số nói trên, cần thêm nhiều cơ chế, chính sách tiếp tục được bổ sung và hoàn thiện, dựa trên một số đề xuất của Nhóm công tác về môi trường.

Đầu tiên, tăng khả năng tiếp cận tài chính khí hậu. Theo nhận xét của Nhóm công tác về môi trường, Việt Nam đang là điểm đến có rủi ro cao đối với những dự án do quốc tế tài trợ, chủ yếu xuất phát từ rủi ro về quyền sở hữu, sự thiếu rõ ràng về khung hợp đồng cũng như cơ chế giải quyết tranh chấp.

Bên cạnh đó, Việt Nam đang yêu cầu các nhà đầu tư trong và ngoài nước có khả năng tiếp cận các nguồn tài chính nước ngoài phải hợp tác với một ngân hàng địa phương. Chính sách này được đánh giá là thiếu hiệu quả, làm gia tăng chi phí đầu tư thậm chí đến mức “phi kinh tế”.

Nhóm công tác về môi trường nhấn mạnh, đang có những nguồn vốn khổng lồ muốn rót vào các lĩnh vực giảm khí thải carbon. Giải quyết những vướng mắc nói trên là điều cần thiết để mở đường cho những dòng vốn này rót vào Việt Nam.

Thứ hai, tăng tính rõ ràng của các chính sách khuyến khích tài chính khí hậu. “Các doanh nghiệp muốn đầu tư giảm thải cacbon trong tương lai của Việt Nam có cần phải xin ý kiến chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và môi trường không”, Nhóm công tác về môi trường đặt câu hỏi.

Đó là thắc mắc chung được đặt ra bởi nhiều nhà đầu tư bởi chính sách hiện tại chưa đề cập rõ ràng cơ quan nào sẽ giảm sát các quỹ tài chính xanh, cũng như chưa có bất cứ quy định nào liên quan dến hỗ trợ lĩnh vực tài chính xanh từ phía các cơ quan quản lý về tài chính như Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước .

“Mặc dù chiến lược tăng trưởng xanh có đề cập đến khuyến khích tài chính xanh nhưng việc đưa ra bộ chính sách quản lý đầu tư xanh là bước quan trọng để giải phóng tài chính khí hậu”, Nhóm công tác về môi trường nhấn mạnh.

Các dự án kinh tế tuần hoàn là ‘chìa khóa’ để tiết kiệm năng lượng

Thứ ba, khuyến khích ứng dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng. Việt Nam có mức cường độ năng lượng là 5,35 (tức 5.350kWh/1.000USD GDP), cao hơn so với nhiều quốc gia ASEAN. Nguyên nhân được chỉ ra, theo một nghiên cứu từ năm 2019, là do biểu giá điện thấp trong lĩnh vực sản xuất.

Nhóm công tác về môi trường đề nghị xem xét lại cách định giá năng lượng, đồng thời áp dụng mức thuế carbon, từ đó thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong các công nghệ hiệu quả năng lượng như pin lưu trữ, năng lượng mặt trời áp mái, công nghệ đo lường tiên tiến…

Cuối cùng, khuyến khích thực hành nông nghiệp ít phát thải, đặc biệt là giảm phát thải khí metan trong sản xuất lúa gạo. Nhiều giải pháp khoa học đã được đưa ra để giải quyết phát thải trong canh tác lúa, tuy nhiên, cần phải tạo ra cơ chế tiếp cận vốn cho nông dân cũng như doanh nghiệp nông nghiệp để ứng dụng những giải pháp này.

Phát biểu tại Phiên họp cấp cao VBF 2023, theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Trần Quý Kiên, Việt Nam đang hướng đến kịch bản đưa lượng khí thải carbon đạt đỉnh vào năm 2035, sau đó giảm dần và đạt mức trung hòa carbon vào năm 2050.

Ghi nhận và đánh giá cao ý kiến của Nhóm công tác về môi trường, lãnh đạo Bộ Tài nguyên và môi trường cho biết, Bộ đang phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan để thúc đẩy hoạt động đầu tư từ phía doanh nghiệp đối với lĩnh vực giảm phát thải, ngăn ngừa và thích ứng với biến đổi khí hậu. Mặt khác, các cơ chế tài chính như thuế carbon, thị trường tín chỉ carbon, Bộ Tài nguyên và môi trường cũng đang tích cực hợp tác với Bộ Tài chính để triển khai sớm và hiệu quả.

Ngã ba lựa chọn của phụ nữ ĐBSCL giữa biến đổi khí hậu

Ngã ba lựa chọn của phụ nữ ĐBSCL giữa biến đổi khí hậu

Phát triển bền vững -  2 năm

Những đợt hạn hán và xâm nhập mặn lịch sử đang khiến rất nhiều phụ nữ ở Đồng bằng sông Cửu Long buộc phải lựa chọn con đường khác để mưu sinh, khi thu nhập từ nông nghiệp vốn bấp bênh nay lại giảm mạnh. Con đường đó có thể sẽ mang thêm những tia hy vọng cho cuộc sống của họ, nhưng cũng là bằng chứng rõ ràng về sự dễ tổn thương của những người phụ nữ nơi đây.

Hiểm họa khí hậu nghiêm trọng nhất của châu Á

Hiểm họa khí hậu nghiêm trọng nhất của châu Á

Phát triển bền vững -  2 năm

Căng thẳng nguồn nước tại châu Á dưới tác động của biến đổi khí hậu cho thấy một viễn cảnh đáng lo ngại với thế hệ tương lai.

Thêm cơ hội để Việt Nam tận dụng nguồn lực cho mục tiêu khí hậu

Thêm cơ hội để Việt Nam tận dụng nguồn lực cho mục tiêu khí hậu

Phát triển bền vững -  2 năm

Chương trình hợp tác mới đây giữa Bộ TN&MT và HSBC mở ra nhiều cơ hội cho Chính phủ Việt Nam tận dụng nguồn lực từ các tổ chức tài chính, hiệp hội, các chuyên gia, và đồng thời khuyến khích thêm sự tham gia của các doanh nghiệp khác trên thị trường.

COP27 thảo luận về ‘bồi thường khí hậu’

COP27 thảo luận về ‘bồi thường khí hậu’

Phát triển bền vững -  2 năm

Tìm kiếm giải pháp “bồi thường” khí hậu cho các nước đang phát triển sẽ là một trong những trọng tâm được đưa ra thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 27 (COP27).

Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động

Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động

Phát triển bền vững -  1 ngày

Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Phát triển bền vững -  1 ngày

Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Phát triển bền vững -  2 ngày

Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.

Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’

Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’

Phát triển bền vững -  4 ngày

Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.

Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng

Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng

Phát triển bền vững -  1 tuần

Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.

Sun Group lập Hãng hàng không nghỉ dưỡng Sun PhuQuoc Airways

Sun Group lập Hãng hàng không nghỉ dưỡng Sun PhuQuoc Airways

Nhịp cầu kinh doanh -  12 phút

Bộ Xây dựng hôm nay đã cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không số 01/2025/GPKDVCHK cho Công ty TNHH Mặt trời Phú Quốc (tên thương hiệu Sun PhuQuoc Airways).

Giám đốc SSI: Tài sản số sẽ tiến hóa nhanh gấp 10 lần chứng khoán

Giám đốc SSI: Tài sản số sẽ tiến hóa nhanh gấp 10 lần chứng khoán

Leader talk -  1 giờ

Với những tiềm năng của tài sản số, phía SSI mong muốn trở thành trung tâm của thị trường này, khi có cơ chế thí điểm sàn giao dịch.

VinFast tổ chức sự kiện 'Đổi xăng lấy điện' tại Hà Nội, TP.HCM

VinFast tổ chức sự kiện 'Đổi xăng lấy điện' tại Hà Nội, TP.HCM

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Sau thành công tại Hải Phòng và Đà Nẵng, sự kiện “Đổi xăng lấy điện - Cùng VinFast kiến tạo tương lai xanh” của VinFast được kỳ vọng sẽ tiếp tục bùng nổ, thu hút sự quan tâm của đông đảo khách hàng tại Hà Nội và TP.HCM.

Xanh Boutique: Mảnh ghép kiến tạo đô thị di sản tại trung tâm Cát Bà

Xanh Boutique: Mảnh ghép kiến tạo đô thị di sản tại trung tâm Cát Bà

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Giữa không gian hoang sơ và kỳ vĩ của đảo ngọc Cát Bà, khu thấp tầng Xanh Boutique không chỉ sở hữu vị trí trung tâm đắc địa mà còn gây ấn tượng mạnh mẽ với cảm hứng làng nghề truyền thống và thiết kế linh hoạt, tối ưu công năng.

Men say đô thị ở Bắc Ninh: Hưng phấn hay bong bóng?

Men say đô thị ở Bắc Ninh: Hưng phấn hay bong bóng?

Bất động sản -  2 giờ

Bắc Ninh đang chứng kiến làn sóng đầu tư đô thị hàng chục nghìn tỷ đồng. Nhưng liệu đó là dấu hiệu tăng trưởng hay nguy cơ bội cung, bong bóng thị trường?

VinFast VF 7 sau 10.000km: 'Lực sĩ điện' khiến chủ xe tự hào

VinFast VF 7 sau 10.000km: 'Lực sĩ điện' khiến chủ xe tự hào

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Được ví như “báo săn mồi” trên đường nhờ khả năng tăng tốc đáng kinh ngạc, VinFast VF 7 còn ghi điểm tuyệt đối trong mắt người dùng với thiết kế chất, tiện nghi sang trọng và chi phí sử dụng “nhẹ tênh”.

'Mắc kẹt' tại dự án Thịnh Liệt, Tổng công ty Licogi mất cân đối tài chính nghiêm trọng

'Mắc kẹt' tại dự án Thịnh Liệt, Tổng công ty Licogi mất cân đối tài chính nghiêm trọng

Doanh nghiệp -  3 giờ

Khó khăn tại các dự án lớn trong nhiều năm ảnh hưởng lớn tới Licogi, khiến công ty kiểm toán đặt dấu hỏi về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp.