Bất động sản
Hết thời mua chung bất động sản
Từng nở rộ nhưng thời gian gần đây, không ít ứng dụng mua chung bất động sản đã biến mất khỏi thị trường.
Nắm bắt tâm lý của các nhà đầu tư không có đủ tiềm lực tài chính để sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền lớn để đầu tư bất động sản, 2 - 3 năm gần đây, thị trường đã xuất hiện ngày càng nhiều các doanh nghiệp phát triển ứng dụng mua chung bất động sản.
Theo đó, khi chỉ cần số vốn từ vài triệu đồng, nhà đầu tư đã có thể góp vốn đầu tư một sản phẩm bất động sản nhiều tỷ đồng với mức cam kết lợi nhuận hàng năm hấp dẫn từ chủ đầu tư.
Chẳng hạn, Sunshine Group đã từng triển khai mô hình mua chung sản phẩm bất động sản của Sunshine Homes. Với số vốn từ 1 triệu đồng, nhà đầu tư có thể đầu tư các dự án bất động sản của doanh nghiệp với lợi suất cam kết cho các khách hàng đầu tư là 11%/năm.
Cengroup cũng một thời làm mưa làm gió trên thị trường mua chung bất động sản vài năm trước đây với việc công bố nền tảng công nghệ đầu tư chung Revex. Nền tảng này cho phép đầu tư bất động sản chỉ từ 1 triệu đồng tuỳ vào năng lực tài chính của nhà đầu tư.
Gần đây, tại khu vực phía Nam, Moonka cũng triển khai hoạt động mua chung trên nền tảng công nghệ mã hóa. Đây là mô hình ứng dụng công nghệ blockchain để mã hoá bất động sản thành tài sản số. Mỗi bất động sản trên nền tảng Moonka sẽ được chia làm 100, 1000 phần hoặc nhiều hơn nữa, tùy thuộc vào giá trị. Nhà đầu tư có thể mua 1 hoặc nhiều phần để cùng sở hữu và chia lợi nhuận.
Hay như Houze Invest thuộc Houze Group vừa qua cũng đã gọi vốn theo hình thức mua chung bất động sản nhiều căn hộ Astral City - Tháp Gemini ở tỉnh Bình Dương với số vốn chỉ từ 1 triệu đồng, lợi nhuận đầu tư được dự kiến khoảng 10 - 11%/năm.
Sau thời gian dài nở rộ, hiệu quả của các ứng dụng mua chung bất động sản trên thị trường vẫn còn là câu hỏi lớn. Thực tế cho thấy, nhiều nền tảng đã thực sự biến mất trên thị trường đơn cử như ứng dụng mua chung của Sunshine hay Revex của Cengroup. Website của nền tảng công nghệ đầu tư chung bất động sản của đơn vị này đã dừng hoạt động từ lâu, cùng với đó là sự biến mất trên truyền thông và các nhà đầu tư.
Trước đó, nền tảng RealStake cũng hướng đến việc phát triển mô hình đầu tư chung bất động sản với số tiền từ 20 triệu đồng. Nhà đầu tư có thể mua một hoặc nhiều phần của dự án. Sau một thời gian căn hộ tăng giá và bán đi thì sẽ chia lợi nhuận về cho các nhà đầu tư theo tỉ lệ họ đã tham gia.
Được biết, mức cam kết lợi nhuận tối tiếu của RealStake đối với nhà đầu tư khoảng từ 6 - 9%/năm, phụ thuộc vào từng dự án nhất định. Song đến thời điểm hiện tại, thị trường bất động sản hiện chỉ còn các thông tin về việc ứng dụng này lừa đảo khách hàng!
Một số hoạt hoạt động đầu tư chung do các doanh nghiệp khác triển khai hiện cũng chỉ đạt kết quả rất khiêm tốn. Chia sẻ trên báo chí trước đó, ông Phạm Lâm, nhà sáng lập Houze Group cho biết, doanh nghiệp đã triển khai hình thức mua chung bất động sản thông qua nền tảng Houze Invest được gần 2 năm, đến nay Houze Invest đã có 9 sản phẩm bất động sản được nhà đầu tư tham gia với tổng giá trị hơn 21 tỷ đồng.
Hay như Moonka, với việc vốn cho 3 dự án bất động sản tại Cần Giờ (TP.HCM) và Bảo Lộc, Bảo Lâm (Lâm Đồng). Mỗi dự án đều có thời gian đầu tư 6 tháng, với mức lợi nhuận kỳ vọng 15 - 18%. Kết quả là, mới chỉ kêu gọi thành công gần 30 nhà đầu tư tham gia.
Rủi ro tiềm ẩn
Theo nhận định từ Savills Việt Nam, không phải ngẫu nhiên, hàng loạt các chủ đầu tư bất động sản đều phát triển các ứng dụng mua chung cho nhà đầu tư. Những lợi ích của việc mã hóa, chia nhỏ bất động sản là không thể phủ nhận.
Về bản chất, bất động sản là tài sản có có tính thanh khoản thấp. Do đó, lợi ích chính của mã hóa là khả năng làm tăng tính thanh khoản cho thị trường này.
Việc mã hóa cho phép người mua và bán bất động sản theo tỷ lệ phần trăm nhỏ, từ đó rút ngắn thời gian tìm người mua tiềm năng do giá trị đầu tư thấp. Ngoài ra, mã hoá, mua chung bất động sản cũng giúp tăng cường khả năng tiếp cận và mở ra cơ hội cho các nhà đầu tư với nền tảng tài chính khác nhau.
Tuy nhiên, đơn vị này cho rằng, mặc dù mua chung bất động sản cho thấy nhiều lợi ích nhưng việc không ít dự án thất bại đang cho thấy nó tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho các khách hàng, nhà đầu tư.
Rủi ro thứ nhất là việc chuyển đổi từ bất động sản mua chung về giá trị thực tế. Hiểu một cách đơn giản, người sở hữu bất động sản mua chung gần như không thể đổi lấy tài sản thực như mua các bất động sản thông thường.
Thứ hai là rủi ro về thanh khoản, các danh mục bất động sản mua chung thường có tính thanh khoản thấp hơn và mất nhiều thời gian để bán lại hơn so với các bất động sản thông thường.
Thứ ba là rủi ro pháp lý, tại Việt Nam, hình thức đầu tư này chưa được pháp luật công nhận. Do đó, khi có xảy ra tranh chấp giữa khách hàng và doanh nghiệp, quyền lợi của khách hàng sẽ không được pháp luật bảo vệ.
Mặt khác, cũng giống như condotel, mức cam kết lợi nhuận của các đơn vị sở hữu ứng dụng mua chung với khách hàng chỉ dựa trên hợp đồng dân sự, doanh nghiệp có thể trả hoặc không. Pháp luật hiện chưa có quy định cụ thể về vấn đề này.
Các thông tin về sản phẩm đầu tư cũng không được công khai minh bạch tới khách hàng và được quản lý bởi cơ quan quản lý nhà nước giống như doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán công khai, minh bạch thông tin.
Thứ tư là rủi ro về cơ sở hạ tầng, khả năng xảy ra sự cố trong cơ sở hạ tầng của các nền tảng. Theo Savills, điều này thường bao gồm các rủi ro liên quan đến công nghệ mà các nền tảng được phát triển trên đó. Hiện tại Việt Nam, mỗi doanh nghiệp đều tự phát triển một ứng dụng mua chung bất động như một kênh huy động vốn riêng của họ. Do đó, khi xảy ra sự cố về ứng dụng sẽ gây rủi ro rất lớn cho nhà đầu tư.
Có nên mua chung bất động sản?
Hà Nội 'khai tử' 3 dự án bất động sản
UBND thành phố Hà Nội vừa có chỉ đạo chấm dứt, dừng thực hiện 3 dự án có diện tích 211 ha sau 15 năm "đắp chiếu" tại huyện Mê Linh.
Môi giới bất động sản thoi thóp chờ thời
Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ bất động sản đang rơi vào tình trạng "kiệt sức" buộc phải tái cấu trúc bằng việc cắt giảm nhân sự, thu hẹp quy mô… để tồn tại, chờ thời.
Chủ tịch Đồng Nai lệnh gỡ vướng cho các dự án bất động sản
Chủ tịch tỉnh Đồng Nai yêu cầu các cơ quan hữu quan của tỉnh nhanh chóng rà soát việc điều chỉnh quy hoạch để làm cơ sở xem xét gỡ vướng cho các dự án bất động sản trên địa bàn trước ngày 12/6 tới.
Tâm lý bi quan vẫn bao trùm bất động sản
Chỉ khi kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng tốt và lãi suất ở mức thấp, thị trường bất động sản mới có thể hồi phục trở lại. Trong khi đó, cả hai yếu tố này ở thời điểm hiện tại vẫn ngập trong khó khăn, thách thức.
Chặt quá hoá nghẽn, nhà ở xã hội mắc kẹt ở vạch xuất phát
Quy trình lựa chọn nhà đầu tư, lập dự án dự án phức tạp, gian nan không kém nhà ở thương mại là hai trong số nhiều lý do khiến việc đầu tư nhà ở xã hội mãi ì ạch.
Mạnh tay cấm căn hộ kinh doanh du lịch, TP.HCM ngăn ngừa tranh chấp chung cư
Quyết định 26/2025 vừa được UBND TP.HCM ban hành sẽ tháo gỡ hàng loạt các vướng mắc trong việc quản lý vận hành nhà chung cư hiện nay trên địa bàn thành phố.
Vay ngân hàng mua nhà: 'Cạm bẫy ngọt ngào' trong cơn sốt giá
Với giá nhà đất cao như hiện nay, việc vay ngân hàng mua nhà có thể đặt người mua trước những áp lực tài chính lớn, thậm chí rơi vào vòng xoáy nợ nần.
Flamingo Holding chơi lớn, hồ Núi Cốc thoát kiếp ‘công chúa ngủ quên’
Hồ Núi Cốc, viên ngọc ẩn mình giữa miền trung du, sắp được đánh thức. Dự án Flamingo Majestic Island Resort hứa hẹn biến nơi đây thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp, mở ra một chương mới cho du lịch Thái Nguyên.
Chuyển động mới tại siêu dự án Sài Gòn Co.op An Phú
VIAC chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Novaland và Nova An Phú, buộc Sài Gòn Co.op thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng phát triển dự án Sài Gòn Co.op An Phú.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.