Khi doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt đi 'mở cõi'

Thứ sáu, 24/03/2023 - 09:45

Nhắc đến phần mềm kế toán, hẳn rất nhiều người nghĩ ngay đến thương hiệu Misa – một trong những công ty cung cấp phần mềm kế toán phổ biến nhất thị trường Việt Nam. Đã có mặt gần 30 năm trên thị trường nhưng cho đến bốn năm trước, ban lãnh đạo MISA mới bắt đầu tìm cách đưa sản phẩm của mình ra nước ngoài.

Mytel (thuộc Viettel) hiện là nhà mạng lớn nhất Myanmar (Ảnh: Mytel)

Tuy nhiên, chỉ trong một thời gian tương đối ngắn, cho đến thời điểm hiện tại, sản phẩm của MISA đã có mặt tại 20 quốc gia và bắt đầu đạt mức doanh thu 1 triệu USD. Câu chuyện của MISA là câu chuyện chung của nhiều doanh nghiệp công nghệ thông tin trên thị trường Việt Nam: có sản phẩm tốt, giá thành cạnh tranh nhưng lần lữa trong việc đưa công nghệ ra thị trường quốc tế.

Tuy nhiên, với kinh nghiệm đi ra quốc tế của những doanh nghiệp như MISA và những "ông lớn" ngành công nghệ thông tin như ViettelFPT, có thể thấy, việc các doanh nghiệp SMEs công nghệ thông tin Việt Nam vươn ra thế giới thành công là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Doanh nghiệp Việt có nhiều lợi thế cạnh tranh

Tại hội nghị doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đi ra thế giới, với chủ đề "Doanh nghiệp số Việt Nam: Hợp tác số toàn cầu – Đối tác tin cậy để xây dựng thế giới số", Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, trên thế giới còn khoảng 49% dân số (tức gần 4 tỷ người) chưa được kết nối internet. Vì vậy, thị trường công nghệ thế giới đang có rất nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam.

Theo Bộ trưởng, đây vừa là cơ hội, vừa là trách nhiệm đóng góp của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc thu hẹp khoảng cách số, xây dựng tương lai số bền vững, không chỉ ở trong nước mà trên toàn thế giới. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, đã đến lúc, doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn mới của lịch sử phát triển, khai phá, mở ra không gian mới, mang thương hiệu Việt Nam ra thế giới.

Việt Nam hiện đang trở thành một trong những trung tâm công nghệ mới nổi của châu Á, với nhiều startup và doanh nghiệp công nghệ đang phát triển mạnh mẽ. Từ năm 2000 đến nay, viễn thông, công nghệ phần mềm của Việt Nam phát triển rất mạnh, trong khi nhiều quốc gia khác không có nền tảng thuận lợi như vậy. 

Ví dụ, tại thị trường trong nước, chúng ta có độ phủ sóng về hạ tầng băng thông rộng di động rất cao (99,73%), chi phí dịch vụ công nghệ thông tin chỉ bằng 1/3 - 1/4 so với các nước khác… Điều này giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể cung cấp các sản phẩm và dịch vụ với giá thành cạnh tranh so với đối thủ ở các thị trường phát triển.

Thêm vào đó, theo ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp CNTT, thị trường phần mềm và dịch vụ CNTT của Việt Nam trong năm 2022 có dung lượng xấp xỉ 2 tỷ USD, tương đương với khối lượng công việc của khoảng 200.000 kỹ sư.

Tuy nhiên, Việt Nam lại đang có hơn 40.000 doanh nghiệp và 550.000 kỹ sư. Lợi thế lớn nhất của doanh nghiệp Việt khi đi ra toàn cầu, đó là nhân lực chất lượng cao. Vì vậy, thị trường trong nước đã quá nhỏ hẹp so với quy mô nhân lực ở thời điểm hiện tại.

Thứ ba, với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, Việt Nam đang trở thành một trong những thị trường tiềm năng nhất cho các doanh nghiệp công nghệ. Các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể tận dụng cơ hội này để phát triển hoạt động kinh doanh và mở rộng thị trường.

Và những loay hoay khi vươn tầm thế giới

Một khảo sát của VINASA trong thời gian vừa qua cho thấy: 3 nhóm vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm nhất khi ra nước ngoài là thị trường (74,6%), chiến lược tiếp cận thị trường (72,6%), các kênh và cách thức tiếp cận (68,3%). Các nhóm vấn đề tiếp theo là kinh phí và kinh nghiệm của các doanh nghiệp đi trước.

Đồng tình với những khảo sát này, theo ông Lữ Thành Long, Chủ tịch hội đồng quản trị MISA, mỗi quốc gia lại có đơn vị phát triển và phân phối riêng. Nếu không nắm bắt được rõ ràng về tình hình thị trường đó, doanh nghiệp sẽ rất khó triển khai. Ví dụ, vào thời điểm ban đầu, MISA chỉ đơn giản là cần đưa sản phẩm lên mạng, tìm cách marketing và bán. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện, công ty nhận thấy rằng mặc dù khách hàng từ nhiều nước mua sản phẩm của hãng nhưng số lượng không đáng kể.

Sau đó, kể từ khi khảo sát sâu ở nhiều quốc gia, tham gia nhiều hội thảo về ngành hàng của công ty, MISA mới nhận ra rằng thị trường thanh toán qua máy POS cho các nhà hàng trên thế giới có quy mô cỡ hơn 10 tỷ USD và phần lớn các BigTech lại không tham gia vào thị trường này, bởi những đặc thù của nhà hàng là cần hỗ trợ dịch vụ tại chỗ và dịch vụ phải 24/24. 

Hiểu được điều đó, thay vì chỉ ngồi ở Việt Nam và bán trên website, MISA tìm cách phát triển hệ thống phân phối nhằm hỗ trợ khách hàng tại chỗ, mỗi vùng MISA lại tìm một công ty phân phối sản phẩm này.

“Thách thức của MISA là phải đối mặt với rất nhiều đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là với các startup những năm gần đây. Họ gây quỹ để phát triển thị trường này rất mạnh mẽ. Tiếp theo là kinh nghiệm để tìm đến các đối tác của khu vực. Nếu mình không nhanh chóng kết nối được để phân phối sản phẩm thì sẽ khó có thể phát triển rộng được. Do vậy MISA kiến nghị với cơ quan quản lý là làm sao giúp MISA tìm được đến đúng các nhà phân phối các quốc gia, có được thông tin để làm việc nhanh nhất, đỡ phải mò mẫm trên Internet”, ông Thành Long cho biết.

Trong khi đó, theo ông Phạm Thái Sơn, Tổng giám đốc công ty NTQ Solution, khi vươn mình ra thị trường thế giới, các doanh nghiệp CNTT như NTQ Solution sẽ dựa vào 2 trục chính trong chuỗi cung ứng dịch vụ, đó là trục dọc về dịch vụ (IT services) và trục ngang về bán sản phẩm – những sản phẩm đã phát triển được ở thị trường Việt Nam.

Với mô hình này, nếu doanh nghiệp lựa chọn trục đầu tiên thì phải chọn những nơi có cầu lớn, nơi có nhiều nhà cung ứng (vendor) đang cung cấp dịch vụ, để bám vào đó và cố gắng giành thị phần. Hoặc doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn những nơi khan hiếm nguồn lực, khan hiếm dịch vụ cung ứng để vào. Theo ông Sơn, nếu đi theo hướng dịch vụ, doanh nghiệp nên lựa chọn những dịch vụ IT dễ triển khai, phù hợp với đặc tính của doanh nghiệp và người Việt Nam, tránh chọn những dịch vụ cồng kềnh, khó triển khai.

Còn nếu đi theo hướng sản phẩm – những sản phẩm đã thành công ở thị trường Việt, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức bởi những sản phẩm này sẽ mang tính chuyên môn sâu và thường chưa có tính toàn cầu hóa phù hợp. NTQ đã từng thử nghiệm và thất bại nhiều lần khi bán sản phẩm của mình tại thị trường nước ngoài.

Do vậy, nếu không hình thành được các kênh bán hàng thì rất khó có thể bán được sản phẩm tại thị trường nước ngoài, nhất là niềm tin của khách hàng nước ngoài vào sản phẩm của Việt Nam vẫn còn thấp.

Theo kinh nghiệm của NTQ, nếu lựa chọn hình thức bán sản phẩm tại thị trường nước ngoài, doanh nghiệp nên đi từ những thứ dễ hơn như làm B2C (doanh nghiệp - người tiêu dùng), khi người dân thấy công nghệ phù hợp, giá cả phù hợp thì họ có thể “khớp lệnh” được. Còn lựa chọn B2B (doanh nghiệp - doanh nghiệp) thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có quá trình đầu tư lâu dài.

HDBank kết hợp cùng MISA triển khai dịch vụ kế toán online

HDBank kết hợp cùng MISA triển khai dịch vụ kế toán online

Nhịp cầu kinh doanh -  4 năm

Đẩy mạnh hoạt động thanh toán điện tử và đem đến nhiều tiện ích hơn cho doanh nghiệp, HDBank kết hợp cùng MISA triển khai dịch vụ ngân hàng số trên phần mềm kế toán cùng hàng loạt ưu đãi hấp dẫn phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp.

Nam A Bank hợp tác cùng MISA nâng cao trải nghiệm “số hóa” cho khách hàng

Nam A Bank hợp tác cùng MISA nâng cao trải nghiệm “số hóa” cho khách hàng

Nhịp cầu kinh doanh -  5 năm

Nam A Bank vừa chính thức hợp tác cùng MISA để cung cấp những trải nghiệm mới cho khách hàng thông qua dịch vụ ngân hàng số.

MISA nhận đầu tư 30 triệu USD từ TA Associates

MISA nhận đầu tư 30 triệu USD từ TA Associates

Tài chính -  5 năm

Với khoản đầu tư 30 triệu USD, quỹ đầu tư của Mỹ nắm giữ 30% cổ phần của MISA, một trong những doanh nghiệp cung cấp giải pháp phần mềm dẫn đầu tại Việt Nam

Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?

Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?

Tiêu điểm -  23 giờ

Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.

Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI

Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI

Tiêu điểm -  23 giờ

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.

Ngành gỗ Việt giải bài toán tìm cửa ngoài Mỹ để tránh rủi ro thuế quan

Ngành gỗ Việt giải bài toán tìm cửa ngoài Mỹ để tránh rủi ro thuế quan

Tiêu điểm -  23 giờ

Trong bối cảnh rủi ro thuế quan tăng cao, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu được xem là một trong những cửa sáng với doanh nghiệp gỗ. Nhưng liệu có đáng để đánh đổi?

Sun Group động thổ 'khu du lịch tâm linh trắng' 35.000 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Sun Group động thổ 'khu du lịch tâm linh trắng' 35.000 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Tiêu điểm -  1 ngày

Quần thể du lịch tâm linh và di tích lịch sử Am Tiên hơn 350ha, tổng vốn đầu tư 35.000 tỷ đồng vừa được Sun Group động thổ sáng 26/4.

Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại

Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại

Tiêu điểm -  1 ngày

Dù dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng tại Đông Nam Á.

Người Gelex được đề cử vào HĐQT Eximbank

Người Gelex được đề cử vào HĐQT Eximbank

Hồ sơ quản trị -  25 phút

Sự xuất hiện của "người Gelex" trong danh sách ứng viên HĐQT diễn ra trong bối cảnh Eximbank đang thực hiện nhiều thay đổi quan trọng.

Cách CEO Misa hóa giải nỗi sợ AI cho nhân sự

Cách CEO Misa hóa giải nỗi sợ AI cho nhân sự

Diễn đàn quản trị -  44 phút

CEO Misa Lê Hồng Quang đã thúc đẩy ứng dụng AI trong toàn doanh nghiệp để gia tăng hiệu suất.

MSB ôm mộng lớn, đổi hướng mua công ty chứng khoán

MSB ôm mộng lớn, đổi hướng mua công ty chứng khoán

Tài chính -  47 phút

MSB công bố kế hoạch quay lại lĩnh vực chứng khoán được xem là bước đi chiến lược nhằm hoàn thiện hệ sinh thái tài chính, mở rộng thị trường vốn trong dài hạn.

Sabeco 'thờ ơ' với bia không cồn: Bảo thủ hay kế hoạch đầy toan tính?

Sabeco 'thờ ơ' với bia không cồn: Bảo thủ hay kế hoạch đầy toan tính?

Doanh nghiệp -  1 giờ

Trong khi các tay chơi quốc tế đang cố gắng đa dạng hóa danh mục sản phẩm của mình, thì Sabeco với vị thế người dẫn đầu tại thị trường Việt Nam dường như đang tập trung vào một "ván bài" khác.

Giá vàng hôm nay 27/4: Dự báo giá vàng tuần 28/4-4/5/2025

Giá vàng hôm nay 27/4: Dự báo giá vàng tuần 28/4-4/5/2025

Vàng -  15 giờ

Sau cú sụt mạnh, giá vàng bước vào vùng nhiễu loạn. Dự báo giá vàng tuần tới tràn ngập sự bất định và tâm lý e ngại lan rộng khắp thị trường.

Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Leader talk -  18 giờ

Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".

Ngân hàng MB tung 'vũ khí chiến lược' chinh phục 40 triệu khách hàng

Ngân hàng MB tung 'vũ khí chiến lược' chinh phục 40 triệu khách hàng

Tài chính -  18 giờ

Điểm nhấn trong chiến lược dài hạn của MB là mục tiêu đạt 34–35 triệu khách hàng vào cuối năm 2025 và chạm mốc 40 triệu khách hàng vào năm 2029.

Đọc nhiều