Lượng thực, thực phẩm đắt hơn trong mùa dịch khiến CPI tăng tiếp 0,25%

Nhật Hạ Chủ nhật, 29/08/2021 - 14:44

Tổng cục Thống kê cho biết, nhu cầu tích trữ lương thực, thực phẩm tăng cao tại các khu vực thực hiện giãn cách xã hội khiến các mặt hàng này trở nên đắt đỏ hơn, tác động lớn lên CPI tháng 8.

Giá rau tươi, khô và chế biến tăng 5,12%

Giá lương thực, thực phẩm tăng tại các địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2021 tăng 0,25% so với tháng trước, tăng 2,51% so với cuối năm ngoái và tăng 2,82% so với tháng 8/2020, theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê.

Trong mức tăng 0,25% so với tháng trước, 4 nhóm hàng hóa và dịch vụ đã có chỉ số giá tăng, 4 nhóm giảm và 3 nhóm giữ giá ổn định.

Cụ thể, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống có mức tăng cao nhất với 0,74% (làm CPI chung tăng 0,25 điểm phần trăm) do nhu cầu tích trữ lương thực, thực phẩm tăng cao tại các khu vực thực hiện giãn cách xã hội, trong đó, lương thực tăng 0,69%; thực phẩm tăng 0,97%; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,19%.

Ở mặt hàng lương thực, giá gạo tăng 0,44% do nhu cầu tiêu dùng, dự trữ gạo của người dân và chi phí vận chuyển gạo giữa các địa phương tăng trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp; giá bột mỳ và ngũ cốc khác tăng 3,98%; giá lương thực chế biến tăng 0,82%.

Còn các mặt hàng thực phẩm, giá thịt gia cầm tăng 0,66%; giá trứng các loạt tăng 10,3% do nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao trong bối cảnh nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội và các doanh nghiệp đang thu mua để chế biến trứng vịt muối cho mùa Trung thu sắp tới;

Giá thủy sản tươi sống tăng 2,24% do chi phí vận chuyển, bảo quản và nhu cầu tiêu dùng, tích trữ tăng; giá rau tươi, khô và chế biến tăng 5,12% khi vận chuyển hàng hóa khó khăn, nguồn rau về chợ bán lẻ giảm tại một số địa phương; giá quả tươi và chế biến tăng 0,52% do trong tháng có ngày rằm tháng Bảy âm lịch.

Ở chiều ngược lại, giá thịt lợn giảm 1,81% (làm CPI chung giảm 0,06 điểm phần trăm) khi nguồn cung thịt lợn tăng; giá các sản phẩm chế biến từ thịt lợn giảm (giá thịt quay, giò, chả giảm 0,37%; mỡ động vật giảm 4,13%).

Theo Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng 8 so với tháng trước của một số địa phương: Cần Thơ tăng 3,99%; Vũng Tàu tăng 3,22%; Đà Nẵng tăng 2,65%; Bình Dương tăng 2,62%; Hà Nội tăng 2,21%; Vĩnh Long tăng 1,82%; TP.HCM tăng 1,68%; Đồng Nai tăng 1,47%; Bến Tre tăng 1,09%.

Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,22% do nhu cầu tiêu dùng đồ uống giải khát khi thời tiết nắng nóng tăng cao và giá thuốc lá tăng do chi phí vận chuyển tăng và nguồn cung giảm.

Nhóm giáo dục tăng 0,04% do giá văn phòng phẩm tăng 0,34%.

Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,02% chủ yếu do dịch Covid-19 diễn biến nhanh và phức tạp, các địa phương đẩy nhanh tiêm vaccine phòng, chống dịch nên nhu cầu mua các loại thuốc tăng cường hệ miễn dịch tăng làm giá các loại thuốc tăng 0,08%.

4 nhóm có chỉ số giá giảm gồm nhóm giao thông với mức giảm 0,06% chủ yếu do nhiều đại lý ô tô đưa ra các gói ưu đãi, giảm giá xe hấp dẫn nhằm kích thích sức mua của người tiêu dùng trong tháng 7 âm lịch làm cho giá ô tô giảm; bên cạnh đó, giá vận tải đường sắt giảm 0,37% khi Tổng công ty Đường sắt Việt Nam giảm giá.

Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,05% do giá điện thoại di động thông minh, máy tính bảng giảm 0,16% và phụ kiện điện thoại di động thông minh, máy tính bảng giảm 0,5%.

Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 giảm 0,03% chủ yếu do giá thiết bị văn hóa giảm 0,22%; du lịch trọn gói giảm 0,04%.

Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép giảm 0,03% do nhu cầu tiêu dùng giảm khi các địa phương thực hiện giãn cách xã hội phòng, chống dịch Covid-19.

3 nhóm giữ giá ổn định gồm nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng với giá điện sinh hoạt tăng 0,35% (làm CPI chung tăng 0,01 điểm phần trăm) chủ yếu ở các địa phương không được hỗ trợ giảm giá tiền điện; giá gas tăng 2,95%; mặt khác, giá dầu hỏa giảm 1,71%; tiền thuê nhà giảm 1,7% do nhiều hộ gia đình giảm giá để chia sẻ khó khăn với người dân, đồng thời khuyến khích cho thuê lâu dài trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp; giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở giảm 0,2%; giá nước sinh hoạt giảm 0,3%.

Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình có giá ổn định chủ yếu do các siêu thị điện máy giảm giá hàng loạt sản phẩm để kích cầu tiêu dùng trong bối cảnh dịch Covid-19, tuy nhiên nhu cầu sử dụng các loại vật phẩm tiêu dùng gia đình tăng làm cho giá xà phòng và chất tẩy rửa tăng 0,11%; thuốc diệt côn trùng tăng 0,17%.

Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác cũng là nhóm hàng giữ mức giá ổn định so với tháng trước.

CPI tăng tiếp 0,25% do lượng thực, thực phẩm đắt hơn trong mùa dịch

Tính chung 8 tháng năm 2021, CPI tăng 1,79% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016; lạm phát cơ bản 8 tháng tăng 0,9%.

Lạm phát cơ bản tháng 8/2021 giảm 0,02% so với tháng trước, tăng 0,98% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 8 tháng năm nay tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2020.

Rủi ro lạm phát từ chính sách nới lỏng tiền tệ

Rủi ro lạm phát từ chính sách nới lỏng tiền tệ

Tiêu điểm -  3 năm
Dù giá dầu, giá thép hay nông sản đã tăng mạnh từ đầu năm đến nay, vẫn còn là quá sớm để lo ngại về khả năng xảy ra một “siêu chu kỳ hàng hóa”. Các ngân hàng trung ương đều cho rằng yếu tố lạm phát không có tính chất lâu bền, mang tính chất đặc thù và riêng biệt. Do đó các mục tiêu về lạm phát trong trung và dài hạn vẫn được đảm bảo.
Rủi ro lạm phát từ chính sách nới lỏng tiền tệ

Rủi ro lạm phát từ chính sách nới lỏng tiền tệ

Tiêu điểm -  3 năm
Dù giá dầu, giá thép hay nông sản đã tăng mạnh từ đầu năm đến nay, vẫn còn là quá sớm để lo ngại về khả năng xảy ra một “siêu chu kỳ hàng hóa”. Các ngân hàng trung ương đều cho rằng yếu tố lạm phát không có tính chất lâu bền, mang tính chất đặc thù và riêng biệt. Do đó các mục tiêu về lạm phát trong trung và dài hạn vẫn được đảm bảo.
CPI tháng 7 tăng 0,62% khi nhiều mặt hàng đắt đỏ hơn trong mùa dịch

CPI tháng 7 tăng 0,62% khi nhiều mặt hàng đắt đỏ hơn trong mùa dịch

Tiêu điểm -  3 năm

Do tâm lý lo ngại thiếu hàng hóa trong mùa dịch Covid-19, người dân đã tăng cường tích trữ thời gian qua khiến giá nhiều mặt hàng hóa tăng cao hơn.

Nhiều mặt hàng đắt đỏ hơn khiến CPI tháng 6 tăng tiếp

Nhiều mặt hàng đắt đỏ hơn khiến CPI tháng 6 tăng tiếp

Tiêu điểm -  3 năm

Hàng loạt mặt hàng tăng giá gồm xăng dầu, điện, nước sinh hoạt, gas vật liệu bảo dưỡng nhà ở... khiến chi phí sinh hoạt của người dân cao hơn trong tháng 6.

Giá xăng dầu, điện, nước đắt hơn khiến CPI tháng 5 tăng 0,16%

Giá xăng dầu, điện, nước đắt hơn khiến CPI tháng 5 tăng 0,16%

Tiêu điểm -  3 năm

Chi phí sinh hoạt của người dân tăng trong tháng 5 khi hàng loạt các mặt hàng đắt hơn so với tháng trước như giá xăng dầu, vật liệu bảo dưỡng nhà ở, giá điện, nước sinh hoạt, nhiều mặt hàng lương thực, thực phẩm.

Giá điện, nước sinh hoạt giảm kéo CPI tháng 4 âm

Giá điện, nước sinh hoạt giảm kéo CPI tháng 4 âm

Tiêu điểm -  3 năm

Một phần chi phí sinh hoạt của người dân giảm trong tháng 4 khi đồng loạt giá điện, nước sinh hoạt giảm lần lượt 0,73% và 1,57%; giá gas xuống 4,86%, dầu hỏa, nhiều mặt hàng lương thực, thực phẩm cũng rẻ hơn.

Ông Hoàng Nam Tiến: Lãnh đạo tương lai phải làm chủ AI

Ông Hoàng Nam Tiến: Lãnh đạo tương lai phải làm chủ AI

Diễn đàn quản trị -  12 giờ

Ông Hoàng Nam Tiến tin rằng, trong thời đại trí tuệ nhân tạo (AI), nếu thế hệ sinh viên không khai phá tiềm năng sẽ dễ dàng rơi vào nhóm 90% người bình thường.

Giới trẻ tặng nhau sữa trái cây Mãng Cầu cho ngày mới đầy năng lượng

Giới trẻ tặng nhau sữa trái cây Mãng Cầu cho ngày mới đầy năng lượng

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

Không chỉ là thức uống thơm ngon, dinh dưỡng, mỗi chai nước uống sữa trái cây mãng cầu còn là món quà ý nghĩa mà giới trẻ dành tặng nhau, thể hiện sự quan tâm và sẻ chia nguồn năng lượng tích cực.

Giá xăng giảm gần 400 đồng mỗi lít từ chiều 31/10

Giá xăng giảm gần 400 đồng mỗi lít từ chiều 31/10

Tiêu điểm -  15 giờ

Giá xăng dầu được điều chỉnh tăng giảm đan xen vào chiều 31/10. Tuy nhiên, so với đầu tháng 10, giá xăng hiện tại vẫn tăng khoảng 700 đồng.

Thụy Sĩ muốn đồng hành cùng Việt Nam phát triền bền vững

Thụy Sĩ muốn đồng hành cùng Việt Nam phát triền bền vững

Phát triển bền vững -  15 giờ

Doanh nghiệp Thụy Sĩ đang hiện diện tại Việt Nam với nhiều đóng góp cho tiến trình hướng đến phát triển bền vững.

VinFast hợp tác FGF hỗ trợ khách thu cũ xe xăng, đổi ô tô điện

VinFast hợp tác FGF hỗ trợ khách thu cũ xe xăng, đổi ô tô điện

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

VinFast và đối tác FGF hợp tác triển khai chương trình “Thu cũ - Đổi mới” đặc biệt kể từ ngày 1/11/2024 nhằm hỗ trợ mạnh mẽ tiến trình chuyển đổi xanh.

Sức hút của nhà ở vừa túi tiền Bình Dương

Sức hút của nhà ở vừa túi tiền Bình Dương

Bất động sản -  15 giờ

Các dự án nhà ở vừa túi tiền vùng ven TP. HCM đang cho thấy sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với cả người mua ở thực và nhà đầu tư.

Tín chỉ carbon chờ pháp lý

Tín chỉ carbon chờ pháp lý

Phát triển bền vững -  15 giờ

Tín chỉ carbon đang được một số đơn vị bán cho nước ngoài nhưng còn nhiều vướng mắc, cần khung pháp lý để đảm bảo thông thoáng.