Vừa qua, Tetra Pak, một trong những thành viên sáng lập Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) đã ký kết với các đối tác triển khai thu gom, tái chế vỏ hộp giấy đựng đồ uống tại khu vực miền Bắc.
2 đối tác trong dự án lần này của Tetra Pak là Công ty CP Công nghệ giấy Biopa và Công ty CP Giấy Vạn Điểm. Trong đó, Biopa là đơn vị tổ chức, quản lý hoạt động thu mua lại vỏ hộp giấy. Giấy Vạn Điểm là đơn vị tái chế vỏ hộp giấy đã qua sử dụng.
Dự kiến, dự án sẽ thu gom, tái chế khoảng 800 tấn vỏ hộp giấy đựng đồ uống trong năm 2023, nâng lên mốc 3 nghìn tấn mỗi năm vào năm 2025.
Với dự án này, vỏ hộp sữa giấy sẽ được thu gom, sau đó tái chế ngay tại miền Bắc, thay vì phải vận chuyển vào miền Nam để chuyển giao cho các đối tác thu gom, tái chế của Tetra Pak. Nhờ đó, vòng lặp kinh tế tuần hoàn được khép kín tại chỗ, hạn chế cả về chi phí và khí thải phát sinh.
Ông Eliseo Barcas, Tổng giám đốc Tetra Pak Việt Nam cho biết, vỏ hộp giấy đựng đồ uống là một phát minh của Tetra Pak, đến nay đã giúp đem đến nguồn thực phẩm, dinh dưỡng cho hàng triệu người tiêu dùng. Tuy nhiên, lượng tiêu dùng ngày càng lớn đặt ra trách nhiệm cho doanh nghiệp là phải thu gom, tái chế hiệu quả nhằm tiết kiệm tài nguyên, giữ môi trường sạch đẹp.
“Đó là lý do Tetra Pak liên tục tìm kiếm các đối tác mới cùng nâng cao nhận thức và thiết lập cơ sở hạ tầng thu gom vỏ hộp giấy đựng đồ uống đã qua sử dụng tại Việt Nam”, ông Barcas cho biết.
Được biết, vỏ hộp giấy có khả năng bảo quản đồ uống tối ưu nhưng có cấu tạo phức tạp, gồm 6 lớp và 3 vật liệu chính là nhôm, giấy và nhựa. Cả 3 vật liệu này đều có tiềm năng tái chế 100%, tuy nhiên cần phải được thu gom, xử lý đúng cách.
Trước dự án hợp tác với Vạn Điểm và Biopa, Tetra Pak, với vai trò là nhà sản xuất vỏ hộp giấy đựng đồ uống hàng đầu Việt Nam, đã tích cực hướng đến thúc đẩy tái chế nhằm hạn chế rác thải và tối ưu hóa vòng tuần hoàn vật liệu thông qua hợp tác với nhiều đối tác liên quan, có thể kể đến như Công ty CP Giấy Đồng Tiến; Lagom Việt Nam; BVRio…
Đặc biệt, dự án hợp tác với BVRio được triển khai từ năm 2022 dựa trên một nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa thu gom, tái chế vỏ hộp giữa giấy với lực lượng đồng nát, ve chai, thu gom rác thải dân lập, phi chính thức. Qua đó, các hoạt động thu gom, tái chế vỏ hộp sữa được lồng ghép với những sáng kiến liên kết chặt chẽ với các vựa phế liệu và hỗ trợ sinh kế cho người lao động phi chính thức.
Tetra Pak là một trong những thành viên sáng lập của Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam), tổ chức tiên phong thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành bao bì tại Việt Nam. Trong năm 2022, với nỗ lực của Tetra Pak cùng các thành viên và đối tác, PRO Việt Nam đã thu gom, tái chế được hơn 3 nghìn tấn phế liệu bao gồm nhựa PET và bao bì giấy đa lớp, tương đương với 250 triệu vỏ chai nhựa và 34 triệu vỏ hộp giấy đa lớp.
PRO Việt Nam đặt mục tiêu năm nay sẽ thu gom, tái chế được hơn 13 nghìn tấn phế liệu bao bì với chi phí cạnh tranh, lấy đó tạo đà để các doanh nghiệp thành viên chuẩn bị tốt cho việc thực thi công cụ chính sách trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) kể từ năm 2024.
Ngay sau cuộc họp thường niên của các thành viên, bà Chu Thị Kim Thanh, Giám đốc vận hành Công ty cổ phần tái chế bao bì PRO Việt Nam thuộc Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) lại tiếp tục bận rộn chuẩn bị cho những hoạt động sắp tới của liên minh.
Nhiều thành viên của Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) được vinh danh tại Lễ công bố các doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2022 do Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) tổ chức.
Thay vì bị vứt bỏ ra môi trường, vỏ hộp giấy đựng đồ uống đang được thu gom, tái chế một cách hiệu quả, tạo thêm thu nhập cho lực lượng đồng nát, ve chai và thu gom rác thải dân lập, thông qua một dự án của Tetra Pak và PRO Việt Nam.
Sau nhiều tháng tạm ngừng do dịch Covid-19, Công ty Tetra Pak, MM Mega Market cùng với Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) tái khởi động chương trình thu gom vỏ hộp giấy đựng đồ uống đã qua sử dụng tại các siêu thị MM Mega Market trên địa bàn Hà Nội và TP.HCM.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.
Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.