Tiêu điểm
Mỹ bỏ điều tra thép chống ăn mòn của Việt Nam
Các doanh nghiệp xuất khẩu thép CORE của Việt Nam sẽ không bị Mỹ điều tra chống lẩn tránh thuế do cáo buộc sử dụng nguyên vật liệu nhập từ Nhật Bản.

Theo thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại (thuộc Bộ Công thương), Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa thông báo không khởi xướng điều tra lẩn tránh thuế thép chống ăn mòn (CORE) của Việt Nam có sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ Nhật Bản.
"Đơn kiện của nguyên đơn thiếu căn cứ để khởi xướng", cơ quan của Mỹ kết luận. Theo đó, phạm vi sản phẩm của lệnh áp thuế với Nhật Bản chỉ bao gồm HRS, CRS và đã loại trừ các sản phẩm CORE.
DOC cho rằng không có căn cứ để mở rộng lệnh áp thuế chống bán phá giá thép cán nóng (HRS), thép cán nguội (CRS) của Nhật Bản với sản phẩm CORE của Việt Nam (theo quy định tại Mục 781(c)(2) của Đạo luật thuế quan 1930 của Mỹ).
Đây cũng là lập luận của các doanh nghiệp Việt Nam và một số bên liên quan khác gửi lên DOC.
Đối với lập luận của nguyên đơn về việc vào thời điểm ra quyết định áp thuế với Nhật Bản, cơ quan điều tra Mỹ chưa lường trước được khả năng Việt Nam sử dụng HRS và CRS của Nhật Bản để sản xuất CORE nhằm lẩn tránh thuế, DOC cho rằng, việc loại trừ sản phẩm CORE khỏi lệnh áp thuế với Nhật Bản là có chủ đích, do CORE là sản phẩm phổ biến và Mỹ đã điều tra, áp dụng biện pháp chống bán phá giá với thép CORE trong rất nhiều vụ việc khác. Do đó, lập luận của nguyên đơn là không có cơ sở.
Đáng lưu ý, DOC thông báo đây là quyết định cuối cùng đối với cáo buộc này và sẽ không xem xét bất kỳ bình luận/yêu cầu nào tiếp theo liên quan đến kết luận này.
Như vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu thép CORE của Việt Nam sẽ không bị Mỹ điều tra chống lẩn tránh thuế do cáo buộc sử dụng nguyên vật liệu nhập từ Nhật Bản.
Tuy nhiên, để bảo đảm quyền và lợi ích, Cục Phòng vệ thương mại khuyến cáo doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ đúng các quy định về sản xuất và chứng nhận xuất xứ, tránh trở thành đối tượng điều tra trong các vụ việc chống lẩn tránh thuế khác trong tương lai.
Khi số lượng các vụ việc phòng vệ thương mại khởi xướng đối với hàng hóa Việt Nam có xu hướng gia tăng, thì số lượng các vụ việc phòng vệ thương mại khởi xướng đối với sản phẩm thép cũng có mức tăng tương ứng.
Trên thực tế, tính đến nay, sản phẩm thép vẫn là sản phẩm thuộc đối tượng điều tra nhiều nhất, chiếm hơn 40% các vụ việc, tiếp theo là sản phẩm sợi (12%); sản phẩm cao su (trên 6%); máy móc thiết bị (6%) ...
Lợi nhuận trái chiều của doanh nghiệp ngành thép
Lợi nhuận trái chiều của doanh nghiệp ngành thép
Lợi nhuận quý 3/2021 của các doanh nghiệp ngành thép phân hóa rõ ràng theo mô hình chữ K. Trong khi các doanh nghiệp lớn đầu ngành vẫn tiếp tục gặt hái thành công, những doanh nghiệp quy mô nhỏ hơn bắt đầu đuối sức, thậm chí thua lỗ.
Sản lượng thép Hòa Phát giảm mạnh do giãn cách xã hội
Dù suy giảm mạnh trong tháng 8 nhưng nếu tính từ đầu năm đến nay, lượng tiêu thụ thép xây dựng của Hòa Phát vẫn đạt gần 2,5 triệu tấn, tăng 16%.
Sau sốt giá, thị trường thép dự kiến đi vào ổn định nửa cuối 2021
Bộ Công thương cho biết sau khoảng thời gian sốt giá bất thường từ cuối năm 2020, thị trường thép hiện tại đã đi vào ổn định, sản phẩm thép hình thành mặt bằng giá mới.
Tiêu thụ thép xây dựng của Hòa Phát giảm 3 tháng liên tiếp
Tập đoàn Hòa Phát cho biết tiêu thụ thép xây dựng giảm do ảnh hưởng của đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 trên toàn quốc, đặc biệt là TP.HCM và các tỉnh phía Nam cộng với mùa mưa đã bắt đầu.
Tiki mất dấu trên bản đồ thị phần, cuộc chơi thương mại điện tử rơi vào khối ngoại?
Thị hiếu tiêu dùng thay đổi cùng năng lực công nghệ, khả năng xây dựng hệ sinh thái chưa đủ lớn đã đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa bật ra khỏi cuộc chơi.
Thủ tướng lệnh xử lý ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức
Thủ tướng yêu cầu tiếp nhận, xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức.
Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ
Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.
Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.
Cảng Hải Phòng tăng lực cạnh tranh với 2 bến quốc tế mới ở Lạch Huyện
Việc đưa vào khai thác bến số 3, 4 Lạch Huyện giúp Cảng Hải Phòng tăng đáng kể năng lực tiếp nhận tàu lớn, củng cố vị thế là doanh nghiệp cảng biển có quy mô và mạng lưới khai thác lớn nhất tại Hải Phòng.
Sun Group trúng đấu giá khu đất gần 60ha ở Bà Rịa - Vũng Tàu
Công ty thành viên của Tập đoàn Sun Group vừa trúng đấu giá khu đất rộng gần 60ha ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với giá hơn 7.728 tỷ đồng.
Thẻ tín dụng đầu tiên gắn với dấu mốc lịch sử của Việt Nam được phát hành trong thời gian kỷ lục
Chưa đầy hai tuần để một chiếc thẻ Visa mang dấu ấn lịch sử dân tộc được hiện thực hóa từ ý tưởng đến tay người dùng, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) vừa tạo nên một kỳ tích ấn tượng trong ngành ngân hàng về sự sáng tạo, linh hoạt và công tác vận hành trong lĩnh vực này.
Tiki mất dấu trên bản đồ thị phần, cuộc chơi thương mại điện tử rơi vào khối ngoại?
Thị hiếu tiêu dùng thay đổi cùng năng lực công nghệ, khả năng xây dựng hệ sinh thái chưa đủ lớn đã đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa bật ra khỏi cuộc chơi.
Thủ tướng lệnh xử lý ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức
Thủ tướng yêu cầu tiếp nhận, xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức.
Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ
Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.
ACV muốn chia cổ tức gần 65% sau 6 năm tạm ngưng
ACV đang lấy ý kiến về việc phân phối gần 21.200 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến 2023, bao gồm chia cổ tức bằng cổ phiếu gần 65%.