Tiêu điểm
Sau sốt giá, thị trường thép dự kiến đi vào ổn định nửa cuối 2021
Bộ Công thương cho biết sau khoảng thời gian sốt giá bất thường từ cuối năm 2020, thị trường thép hiện tại đã đi vào ổn định, sản phẩm thép hình thành mặt bằng giá mới.
Thị trường thép tăng trưởng đáng kể
Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết thị trường thép 6 tháng đầu năm đã có tín hiệu phục hồi tích cực, tăng trưởng sản xuất thép thô toàn cầu 5 tháng 2021 tăng 14,5% so với cùng kỳ 2020.
Giá cả nguyên liệu sản xuất thép và thép thành phẩm diễn biến phức tạp, có xu hướng tăng kể từ cuối năm 2020. Đến giữa tháng 3, mức giá có xu hướng giảm nhưng sau đó tăng trở lại đến cuối tháng 5.
Tuy nhiên, thị trường đã điều chỉnh giảm và có xu hướng ổn định.
Tại Việt Nam, VSA cho biết trong nửa đầu năm nay, sản xuất thép đạt hơn 15,9 triệu tấn các loại, tăng 37% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó phôi thép đạt hơn 11 triệu tấn, tăng 29%. Tiêu thụ sản phẩm thép đạt hơn 14 triệu tấn, tăng 35% so với nửa đầu 2020.
Theo thống kê, nhập khẩu thép 5 tháng đầu năm đạt gần 6 triệu tấn với trị giá trên 4,6 tỷ USD, tăng lần lượt gần 8,5% về lượng và gần 40% về giá trị.
Trong khi đó, mức xuất khẩu cùng giai đoạn đạt 4,9 triệu tấn, tăng 28% với trị giá 3,6 tỷ USD. Các thị trường xuất khẩu chính là ASEAN, châu Âu, Mỹ, Trung Quốc.
Bộ Công thương cho biết lượng nguyên liệu để sản xuất thép của các doanh nghiệp chủ yếu từ nguồn nhập khẩu, ngoại trừ việc CTCP Gang thép Thái Nguyên thuộc Tổng công ty Thép Việt Nam sử dụng nguyên liệu quặng sắt tự khai thác với sản lượng thấp khoảng 300 ngàn tấn/năm.
Căn cứ vào hóa đơn tài chính do các đơn vị sản xuất thép cung cấp, giá nguyên liệu nhập khẩu của các nhà máy sản xuất thép đều tăng.
Trong đó, giá quặng sắt tháng 5/2021 tăng gần 2,5 lần so với mức của tháng 2/2020, từ 86 USD/tấn lên 206 USD /tấn, và tăng khoảng 32% so với tháng 12/2020.
Giá thép phế liệu tháng 5/2021 tăng gần gấp đôi so với giá tháng 2/2020, từ 270 USD/tấn lên 512 USD /tấn, và tăng gần 20% so với tháng 12/2020.
Tuy nhiên, giá quặng sắt khai thác tại CTCP Gang thép Thái Nguyên lại ít biến động, với mức tăng chỉ 8% trong giai đoạn 2/2020 – 5/2021.
Theo báo cáo của các đơn vị sản xuất thép, giá bán sản phẩm thép trong 5 tháng đầu năm 2021 tăng so với năm 2020 do biến động giá nguyên liệu đầu vào. Tuy nhiên, việc tăng bán sản phẩm vẫn thấp hơn so với sự biến động tăng giá đầu vào.
Dự báo thị trường thép nửa cuối năm
Bộ Công thương đánh giá tình hình sản xuất, cung – cầu của sản phẩm thép trong năm 2021 sẽ tiếp tục phát triển ổn định.
Cụ thể, mặt hàng thép xây dựng thông thường đáp ứng đủ nhu cầu thép cho thị trường trong nước và có xu hướng tăng trưởng chậm hơn so với 6 tháng đầu năm. Mặt hàng thép cuộn cán nóng vẫn sẽ nhập khẩu do nguồn cung trong nước chỉ đáp ứng được khoảng hơn 50% nhu cầu sử dụng trong nước.
Theo dự báo của Tradingeconomics, đến cuối năm nay, giá thép thành phẩm giao dịch tại thị trường Trung Quốc sẽ giảm về ngưỡng gần 697 USD/tấn, giá quặng sắt 62% giao tại cảng Thiên Tân, Trung Quốc sẽ giảm về mức 200 USD/tấn.
Về năng lực sản xuất của các doanh nghiệp, báo cáo của Cục Công nghiệp, Bộ Công thương cho biết tình hình sản xuất thép năm 2020 và dự kiến năm 2021 của các đơn vị sản xuất thép sẽ có mức tăng trưởng cao tại các doanh nghiệp có dự án mới đầu tư đi vào sản xuất như Tập đoàn Hòa Phát, CTCP Thép Nghi Sơn.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất thép không có dự án đầu tư mới, sản xuất dự kiến ổn định, như Tổng công ty Thép Việt Nam, Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Minh Ngọc.
Trong đó, đối với sản phẩm phôi thép, Tập đoàn Hòa Phát và CTCP Thép Nghi Sơn dự kiến có mức tăng trưởng lớn trong năm nay so với năm 2020 với mức tăng lần lượt là khoảng 38% và 44%.
Đối với thép xây dựng, theo ước tính, sản lượng sản xuất thép xây dựng năm 2021 của Tập đoàn Hòa Phát tăng khoảng 42% so với năm 2020, CTCP Thép Nghi Sơn tăng khoảng 3 lần so với năm 2020.
Đối với thép cuộn cán nóng, năm 2021, Tập đoàn Hòa Phát dự kiến sản xuất 2.880.000 tấn, tăng trên 4 lần so với năm 2020 nhờ dây chuyền sản xuất tại Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất đã đi vào hoạt động.
Đối với sản phẩm thép xuất khẩu, Tập đoàn Hòa Phát dự kiến giảm sản lượng phôi thép xuất khẩu để phục vụ cho các nhà máy chế biến trong nước với mức giảm dự kiến là 44% so với năm ngoái.
Tiêu thụ, xuất khẩu thép theo đà tăng vọt của giá thép
Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.
Hanoi Melody Residences: 'Tọa độ nóng' của thị trường căn hộ nội đô
Tổ hợp căn hộ đa tiện ích Hanoi Melody Residences tại khu vực Tây Nam Linh Đàm đang đón lượng khách tăng vọt trong những ngày gần đây.
PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học
PVcomBank khuyến nghị khách hàng cập nhật giấy tờ tùy thân và đối chiếu sinh trắc học trước 1/1/2025 để đảm bảo giao dịch an toàn, liên tục.
Kinh tế số quốc gia lấy quản trị số làm gốc
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.