Thị trường hàng tiêu dùng mùa Covid-19: Kẻ được, người mất

Kiều Mai Thứ tư, 04/03/2020 - 20:25

Người tiêu dùng có xu hướng gia tăng tiêu thụ các sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân, chăm sóc nhà cửa cùng một số sản phẩm khô lưu trữ tại nhà.

Sự bùng phát và diễn biến bất ngờ của dịch Covid-19 đã tạo ra những thay đổi trong việc mua sắm, tiêu dùng cũng như tiêu thụ một số ngành hàng của người tiêu dùng Việt.

Khảo sát từ công ty đo lường và phân tích dữ liệu toàn cầu Nielsen về ảnh hưởng của dịch Covid-19 tới người Việt Nam cho biết, với hành vi lưu trữ thức ăn tại nhà, người tiêu dùng đang gia tăng việc tiêu thụ các ngành hàng như sợi ăn liền (tăng 67% so với trung bình 52 tuần), thực phẩm đông lạnh (+40%) và xúc xích tiệt trùng (+19%).

Nước đóng chai và thực phẩm đóng hộp cũng là những ngành hàng đang có xu hướng tăng.

Thêm vào đó, ngành chăm sóc vệ sinh cá nhân, bao gồm nước súc miệng (+78%), chăm sóc cơ thể (+45%) và khăn giấy (+35%) cùng ngành chăm sóc nhà cửa cũng được tiêu thụ nhiều hơn vì mọi người đang quan tâm và bảo vệ sức khỏe của mình trước Covid-19.

Ông Mohit Agrawal, Giám đốc bộ phận Thấu hiểu hành vi người tiêu dùng, cho rằng, các nhà tiếp thị nên tận dụng xu hướng này bằng cách khuyến khích người tiêu dùng duy trì những thói quen tốt lâu dài hơn.

Điều này có thể được thực hiện bằng cách giáo dục người tiêu dùng về lợi ích cùng với chiến lược thị trường phù hợp - luôn hiện hữu ở đúng nơi với giá cả hợp lý.

Thị trường tiêu dùng nhanh mùa Covid-19: Người được, kẻ mất
Người tiêu dùng có sự e dè hơn với những ngành hàng như thịt tươi, rau tươi và hải sản.

Mặt khác, mọi người có sự e dè với những ngành hàng như thịt tươi, rau tươi và hải sản trong suốt thời kỳ dịch bệnh này. Ngành đồ uống, bia và nước ngọt đều có xu hướng tiêu thụ giảm.

Ông Nguyễn Anh Dzũng, Trưởng bộ phận Dịch vụ đo lường bán lẻ của Nielsen Việt Nam, nhận định: “Covid-19 đang có ảnh hưởng rõ ràng đến đời sống của người tiêu dùng, tuy nhiên chúng ta có thể mong chờ sự phục hồi nhanh chóng vì niềm tin cao của người tiêu dùng Việt Nam. Sức tiêu thụ sẽ có thể quay trở lại khi dịch kết thúc, nên những nhà bán lẻ và nhà sản xuất nên chuẩn bị đủ nguồn cung cho giai đoạn này”.

Covid-19 đã tạo ra những tác động đến việc mua sắm và các kênh ăn uống ngoài. Theo khảo sát, 45% đáp viên phản hồi rằng họ đang dự trữ thức ăn tại nhà nhiều hơn trước đây. Những cửa hàng hiện hữu bị tác động mạnh, với hơn 50% người dân đã giảm tần suất ghé thăm các siêu thị, cửa hàng tạp hoá và chợ truyền thống.

Bên cạnh đó, 25% số người được hỏi nói rằng họ đã tăng cường mua sắm trực tuyến và giảm các hoạt động mua sắm bên ngoài.

Ông Mohit Agrawal đánh giá người Việt Nam hiện nay đang dành nhiều thời gian hơn trên mạng và mua sắm trực tuyến nhiều hơn và điều này tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp đẩy mạnh chiến lược truyền thông kỹ thuật số, tạo nên những dấu ấn mạnh mẽ hơn trên thị trường trực tuyến.

Nhìn chung, người Việt Nam đang có ý thức rất cao về dịch Covid-19 khi theo dõi các tin tức cập nhật về dịch bệnh nhiều lần mỗi ngày với tốp ba nguồn thông tin là truyền thông mạng xã hội, tin nhắn từ Bộ Y tế và tin tức trên tivi.

Người Việt Nam không chỉ nhận thức rõ về ý thức phòng dịch mà họ còn đang có những hành động bảo vệ bản thân khỏi dịch bệnh này. Họ đeo khẩu trang bất cứ khi nào ra khỏi nhà (89%), rửa tay thường xuyên với xà phòng sát khuẩn (87%) và tránh tụ tập ở những nơi công cộng hoặc đông người (81%).

Có thể thấy rằng, Covid-19 đã có những ảnh hưởng đáng kể đến hành vi chung của người Việt Nam. Cụ thể, 47% người được khảo sát đã thay đổi thói quen ăn uống trong khi 60% trong số đó đã thay đổi các hoạt động giải trí. 70% đã xem xét lại kế hoạch du lịch của mình và 44% trong số đó cảm thấy nguồn thu nhập của đã bị ảnh hưởng.

Về mặt truyền thông, người Việt Nam cũng đã thay đổi thói quen cập nhật truyền thông mỗi ngày do Covid-19. 40% người được khảo sát nói rằng họ đã dành nhiều thời gian hơn để xem tivi và 35% sử dụng thời gian để xem các nội dung trực tuyến.

Dịch Corona thay đổi hành vi người tiêu dùng Việt ra sao?

Dịch Corona thay đổi hành vi người tiêu dùng Việt ra sao?

Tiêu điểm -  5 năm
Ý thức về sức khỏe của người tiêu dùng Việt sẽ tăng lên đáng kể do dịch Corona, từ đó gia tăng nhu cầu với các sản phẩm bảo vệ sức khỏe cũng như thực phẩm lành mạnh, giúp tăng khả năng miễn dịch.
Dịch Corona thay đổi hành vi người tiêu dùng Việt ra sao?

Dịch Corona thay đổi hành vi người tiêu dùng Việt ra sao?

Tiêu điểm -  5 năm
Ý thức về sức khỏe của người tiêu dùng Việt sẽ tăng lên đáng kể do dịch Corona, từ đó gia tăng nhu cầu với các sản phẩm bảo vệ sức khỏe cũng như thực phẩm lành mạnh, giúp tăng khả năng miễn dịch.
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt đạt kỷ lục

Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt đạt kỷ lục

Tiêu điểm -  5 năm

Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 3 thế giới về chỉ số niềm tin người tiêu dùng trong quý đầu năm nay.

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Tiêu điểm -  1 giờ

Trân trọng giới thiệu bài viết: "ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ" của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?

Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?

Tiêu điểm -  4 giờ

Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?

Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?

Tiêu điểm -  5 giờ

TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.

Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Tiêu điểm -  16 giờ

Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.

Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9

Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9

Tiêu điểm -  19 giờ

Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Tiêu điểm -  1 giờ

Trân trọng giới thiệu bài viết: "ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ" của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Thaco hợp lực OPC đưa Quảng Nam thành thủ phủ dược liệu

Thaco hợp lực OPC đưa Quảng Nam thành thủ phủ dược liệu

Phát triển bền vững -  1 giờ

Dược liệu gắn với công nghệ cao, tạo giá trị lan tỏa là hướng đi của nhiều doanh nghiệp đồng hành với Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.

Giá vàng hôm nay 12/5: Trong nước giảm thêm 1 triệu đồng

Giá vàng hôm nay 12/5: Trong nước giảm thêm 1 triệu đồng

Vàng -  1 giờ

Giá vàng hôm nay 12/5 giảm trở lại, còn 119 - 121 triệu đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, thấp hơn 1 triệu đồng mỗi lượng so với cuối tuần qua.

Vì sao ít doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây nhà hát?

Vì sao ít doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây nhà hát?

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Công nghiệp văn hóa đang trở thành bánh xe quan trọng trên “đường ray” phát triển của nhiều quốc gia. Để có các công trình văn hóa đẳng cấp bắt nhịp cùng thời đại như nhà hát Opera Hà Nội, không thể thiếu tâm huyết của những chủ đầu tư yêu nước.

Xanh SM tiếp tục dẫn đầu thị trường taxi Việt trong quý I/2025

Xanh SM tiếp tục dẫn đầu thị trường taxi Việt trong quý I/2025

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Xanh SM tiếp tục dẫn đầu thị trường taxi và taxi công nghệ Việt Nam trong quý I/2025 với gần 40% thị phần, gia tăng khoảng cách với Grab, theo báo cáo mới nhất từ hãng nghiên cứu thị trường đa quốc gia Mordor Intelligence.

Doanh nghiệp tìm cơ hội từ trái phiếu xanh

Doanh nghiệp tìm cơ hội từ trái phiếu xanh

Tài chính -  3 giờ

Doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh không chỉ hưởng lợi từ chi phí vốn thấp hơn mà còn gia tăng uy tín và khả năng tiếp cận nhà đầu tư quốc tế.

30 năm VIMC và hành trình tái sinh trên biển lớn

30 năm VIMC và hành trình tái sinh trên biển lớn

Diễn đàn quản trị -  3 giờ

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tái sinh mạnh mẽ từ đáy vực nợ nần bằng bản lĩnh, tư duy đổi mới và tinh thần quyết liệt.