Bất động sản
Dự án nhà ở xã hội 'tắc' do giải phóng mặt bằng
Khâu giải phóng mặt bằng đang khiến nhiều dự án bất động sản không thể triển khai xây dựng, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Sau hơn 2 năm có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, dự án nhà ở xã hội Thượng Thanh, quận Long Biên, TP. Hà Nội và đấu nối hạ tầng khu vực trên địa bàn phường Thượng Thanh vẫn bị bỏ hoang, chưa thể thi công xây dựng.
Theo ông Đinh Ngọc Linh, Trưởng ban quản lý dự án nhà ở xã hội Thượng Thanh, nguyên nhân khiến dự án bị "đắp chiếu" nhiều năm qua là do ách tắc trong khâu giải phóng mặt bằng.
Cụ thể, dự án khu nhà ở xã hội Thượng Thanh do Liên danh CTCP Him Lam Thủ Đô và Công ty CP BIC Việt Nam làm chủ đầu tư được UBND TP. Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư tháng 5/2018. Dự án gồm 2.050 căn hộ chung cư, 44 căn nhà ở thấp tầng với tổng số vốn đầu tư khoảng 2.685 tỷ đồng. Dự kiến, thời gian thi công xây dựng, kết thúc toàn bộ dự án là từ quý III/2018 - II/2021.
Tuy nhiên, suốt từ cuối năm 2016 khi bắt đầu triển khai giải phóng mặt bằng cho đến thời điểm hiện tại, dự án mới chỉ hoàn thành việc giải phóng mặt bằng được hơn 70% diện tích.
Hơn 20% diện tích đất còn lại chưa thể giải phóng mặt bằng là 13.500m2 đất do phường Thượng Thanh cho một cá nhân thuê thầu từ năm 2014 - 2019, hiện chưa trao trả mặt bằng cho dự án.
Doanh nghiệp bất động sản tiến thoái lưỡng nan với tình huống pháp lý
Cũng theo ông Linh, vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng tại dự án đã tồn tại nhiều năm nay nhưng chưa có giải pháp xử lý triệt để. UBND phường Thượng Thanh đang có kế hoạch cưỡng chế thu hồi đất đối với diện tích thuê thầu nhưng việc này chưa biết đến khi nào mới được thực hiện.
"Những vướng mắc trong giải phóng mặt bằng đang đặt doanh nghiệp vào thế "lực bất tòng tâm". Trong khi đó, không có quỹ đất sạch để triển khai dự án, doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn. Cùng với những thiệt hại về kinh tế khi dự án chậm triển khai, chưa thể mở bán ra thị trường, doanh nghiệp đang chịu những thiệt hại rất lớn về uy tín, thương hiệu của", ông Linh chia sẻ.
Vị lãnh đạo này hy vọng, các cơ quan quản lý nhà nước sớm có biện pháp xử lý mạnh mẽ hơn nữa, hoàn thiện công tác giải phóng mặt bằng dự án để doanh nghiệp có thể triển khai xây dựng.
Trường hợp của dự án khu nhà ở xã hội Thượng Thanh chỉ là một trong rất nhiều các dự án đang gặp khó trong khâu giải phóng mặt bằng trên thị trường bất động sản hiện nay.
Theo thống kê sơ bộ, cả nước hiện có hàng nghìn dự án treo, nhiều dự án treo hàng chục năm. Riêng tại Hà Nội, thống kê của Sở Tài nguyên và môi trường cho biết, trên địa bàn thành phố đang có 383 dự án chậm triển khai, để hoang hoá. Trong đó, một trong những nguyên nhân cơ bản liên quan đến khâu giải phóng mặt bằng.
Lãnh đạo một doanh nghiệp bất động sản tại Hà Nội chia sẻ, nhiều dự án lớn của doanh nghiệp chưa thể triển khai được do công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn khi người dân không đồng thuận.
Nhiều hộ dân trông chờ vào việc ban hành giá các loại đất trên địa bàn Hà Nội áp dụng từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2024, nên không hợp tác trong công tác điều tra, khảo sát, kiểm đếm lập phương án giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất.
Trong khi đó, các cơ quan quản lý nhà nước lại không có cơ chế gỡ khó cho các dự án gặp vướng mắc khi giải phóng mặt bằng. Trong trường hợp doanh nghiệp không tự thoả thuận được với người dân, cơ quan quản lý thường rất chậm trễ trong việc đưa ra quyết định cưỡng chế đối với các hộ dân không chịu di dời.
Chính điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ dự án. Theo Điều 86, Luật Đất đai năm 2013 và Điều 35, Luật Nhà ở năm 2014, việc thu hồi đất ở chỉ thực hiện sau khi hoàn thành xây dựng nhà ở hoặc cơ sở hạ tầng khu tái định cư.
Cơ quan chịu trách nhiệm bồi thường phải thông báo phương án tái định cư cho người có đất ở bị thu hồi, trong đó nêu rõ địa điểm, quy mô, thiết kế, diện tích từng lô đất, căn hộ, giá đất, giá nhà ở phục vụ tái định cư để hộ dân lựa chọn hoặc nhận nhà để tái định cư hoặc nhận tiền để tự lo nơi ở mới.
Tuy nhiên, trên thực tế, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng từ lúc lập dự án cho đến khi kết thúc việc di dời thường kéo dài từ 2 - 3 năm, thậm chí hàng chục năm tùy theo tính chất, quy mô thu hồi đất và số lượng gia đình, cá nhân phải di dời.
Đưa ra giải pháp gỡ vướng cho khâu giải phóng mặt bằng tại các dự án, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc CTCP Đầu tư dầu khí Toàn Cầu cho rằng, việc giải phóng mặt bằng đối với các dự án bất động sản hiện nay đang theo cơ chế nhà đầu tư tự thỏa thuận với người sử dụng đất, giá đền bù sát với giá thị trường, ít xảy ra khiếu kiện, khiếu nại. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần có thêm sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước trong việc giải phóng mặt bằng.
Theo đó, đối với các dự án đang gặp khó trong khâu giải phóng mặt bằng do một số hộ dân không chịu di rời, nếu dự án đã bồi thường, giải phóng mặt bằng được khoảng 70 - 80% diện tích trở lên, thì Nhà nước nên thực hiện cơ chế thu hồi đất đối với phần diện tích đất dự án còn lại. Điều này sẽ giúp tạo điều kiện cho doanh nghiệp triển khai dự án.
Phần diện tích mặt bằng bị cưỡng chế thu hồi sẽ được doanh nghiệp thực hiện bồi thường thỏa đáng, phù hợp giá thị trường trên cơ sở thỏa thuận bình đẳng, thực hiện quyền tái định cư của người có đất bị thu hồi, đảm bảo lợi ích công cộng.
Hàng trăm dự án bất động sản bị tắc thủ tục pháp lý, vì sao?
Hàng trăm dự án bất động sản bị tắc thủ tục pháp lý, vì sao?
Cùng một hệ thống pháp luật nhưng trước đây nhiều dự án bất động sản được ký phê duyệt trong khi hiện nay lại nằm im bất động vì ách tắc thủ tục đầu tư.
Bất động sản mắc kẹt trong khủng hoảng pháp lý
Doanh nghiệp mệt mỏi vì phải qua "trăm cửa, trăm dấu" để hoàn thiện thủ tục pháp lý cho dự án bất động sản.
Doanh nghiệp bất động sản tiến thoái lưỡng nan với tình huống pháp lý
Quá trình hoàn thiện thủ tục pháp lý kéo dài và bế tắc khiến doanh nghiệp bất động sản "bể" kế hoạch kinh doanh hoặc người mua nhà không nhận được sổ hồng.
Giá bất động sản khó giảm do vướng thủ tục pháp lý
Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, những vướng mắc về thủ tục pháp lý đang khiến giá bất động sản tăng mạnh.
BIM Land khởi động tổ hợp căn hộ phong cách khách sạn SkyM
BIM Land – thành viên BIM Group, khởi động tổ hợp căn hộ cao cấp phong cách khách sạn SkyM tại khu đô thị vịnh biển Halong Marina (Quảng Ninh). Dự án được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho mô hình nghỉ dưỡng – lưu trú – đầu tư ngay tại trung tâm du lịch năng động bậc nhất miền Bắc.
Đất Xanh ký hợp tác chiến lược với gần 20 đối tác lớn trong và ngoài nước
Tập đoàn Đất Xanh vừa ký kết hợp tác chiến lược với gần 20 đối tác trong lĩnh vực tư vấn thiết kế, xây dựng và vận hành, nhà cung cấp thiết bị trọn gói đến từ nhiều thương hiệu lớn trên thế giới và Việt Nam.
Phát Đạt bất ngờ xuất hiện tại ‘thành phố dưỡng lành’ La Pura
Công ty CP Phát triển bất động sản Phát Đạt vừa bất ngờ thông báo tham gia phát triển dự án tổ hợp La Pura tại Bình Dương.
Nhỏ giọt nguồn cung, căn hộ hạng sang Hà Nội liệu có đắt khách?
Cùng với đà tăng giá mạnh của phân khúc chung cư Hà Nội, thị trường cũng xuất hiện một vài dự án căn hộ hạng sang nhắm vào giới siêu giàu.
Hà Nội khan hiếm biệt thự dưới 20 tỷ đồng
Thị trường biệt thự, nhà liền kề tại Hà Nội ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực sau thời gian dài trầm lắng.
Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025
Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.
'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng
Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.
Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?
Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.
Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow
Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.
Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp
Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.
Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian
Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.