Phát triển bền vững

Giảm ô nhiễm không khí từ ngành giao thông và ngành điện là giải pháp ‘rẻ’ nhất

Phạm Sơn Chủ nhật, 05/06/2022 - 11:11

Đây là khuyến nghị được đưa ra tại Báo cáo Triển vọng năng lượng Việt Nam 2021 (EOR21), do Cục Điện lực và năng lượng tái tạo, Bộ Công thương, phối hợp với một số bên liên quan thực hiện.

Ngành năng lượng là nguồn ô nhiễm không khí đáng kể.

Không hiển hiện ngay trước mắt như rác thải rắn, cũng không ảnh hưởng trực tiếp như ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí âm thầm phá hủy sức khỏe con người. Gần đây, các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM liên tục lọt vào top những nơi có chỉ số chất lượng không khí ở mức thấp nhất thế giới, dấy lên những hồi chuông cảnh tỉnh.

Tác hại của ô nhiễm không khí dù âm thầm nhưng không hề “vô hình”. Theo báo cáo EOR21, chi phí cho ô nhiễm không khí ở Việt Nam rơi vào khoảng 4,6 tỷ USD vào năm 2020.

Mức chi phí này sẽ còn tăng cao trong tương lai, thuận theo nhu cầu tiêu dùng. Với kịch bản cơ sở, EOR21 dự báo, chi phí này sẽ đạt 6,7 tỷ USD vào năm 2030 và 13,3 tỷ USD vào năm 2050, bao gồm chi phí trực tiếp là các khoản phí chăm sóc sức khỏe, ước tính về giảm năng suất lao động và chi phí gián tiếp là những tác động tới chất lượng cuộc sống và môi trường.

Đáng chú ý, theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), ô nhiễm không khí có sự góp phần đáng kể từ ngành năng lượng, chủ yếu là quá trình đốt than, dầu, khí thiên nhiên và nhiên liệu sinh khối.

Chi phí về ô nhiễm không khí đã được ghi nhận trong dự thảo Quy hoạch điện VIII và quy hoạch năng lượng quốc gia, với đơn giá khoảng 7 USD mỗi kg bụi mịn PM2.5 và 5 USD với khí thải lưu huỳnh, ni tơ. Mức giá này sẽ tiếp tục tăng tỷ lệ thuận với gia tăng dân số.

Bên cạnh ngành năng lượng, ngành giao thông vận tải cũng phải chịu phần trách nhiệm không nhỏ đối với ô nhiễm không khí. Cụ thể, ngành giao thông là nguồn phát thải chính của khí thải ni tơ và bụi mịn PM2.5. Mặt khác, do tiếp xúc trực tiếp với người dân, khí thải giao thông tạo ra chi phí ô nhiễm không khí ở mức cao, đặc biệt là động cơ chạy bằng diesel.

Giải pháp nhanh và rẻ nhất

Theo báo cáo EOR21, giải pháp ngắn hạn và hiệu quả nhất về chi phí đến từ ngành giao thông và ngành điện. Đây cũng là 2 ngành đóng góp nhiều vào chi phí ô nhiễm không khí tính đến hiện tại.

Ước vọng ‘trời xanh, chim hót’ của VinFast khi làm xe điện

Đối với ngành giao thông vận tải, việc thay thế các động cơ diesel gây ô nhiễm, đặc biệt là các phương tiện hạng nặng như xe tải và xe bus, bằng động cơ điện vào năm 2030 có thể giảm chi phí ô nhiễm khoảng 350 triệu USD mỗi năm. Cùng với đó, quá trình điện khí hóa phương tiện cá nhân cũng góp phần đáng kể hạn chế ô nhiễm không khí.

Đối với ngành điện, báo cáo nhận định, chi phí điện than sẽ không còn cạnh tranh so với điện khí thiên nhiên hóa lỏng và năng lượng tái tạo nếu tính cả chi phí về ô nhiễm không khí.

Việc không phát triển nhà máy điện than mới vào năm 2030 sẽ giúp cắt giảm chi phí khoảng 700 triệu USD mỗi năm so với kịch bản cơ sở. Chi phí đầu tư năng lượng thay thế có thể gia tăng, tuy nhiên sẽ được bù đắp bằng mức giảm chi phí xử lý ô nhiễm và chăm sóc sức khỏe.

EOR21 đưa ra 2 kịch bản dự báo lạc quan hơn so với kịch bản cơ sở, với khác biệt lớn nhất là số lượng các nhà máy nhiệt điện than, nhiệt điện khí sau năm 2030.

Bên cạnh kịch bản cơ sở, EOR21 đưa ra 2 kịch bản lạc quan hơn khi các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm không khí được áp dụng.

Trong đó, kịch bản AP lồng ghép yếu tố ô nhiễm không khí vào quy hoạch hệ thống năng lượng, dẫn đến một số điểm khác biệt như không đầu tư thêm nhà máy điện than ngoài các nhà máy đã được quy hoạch sau năm 2035; tỷ lệ điện khí hóa ngành giao thông đạt 31% (ở kịch bản cơ sở là 22%).

Với những điểm khác biệt kể trên, chi phí ô nhiễm sẽ thấp hơn so với kịch bản cơ sở lần lượt 0,5 tỷ USD và 1,3 tỷ USD vào năm 2030 và 2050.

Kịch bản NZ minh họa triển vọng khi thực hiện hóa các cam kết tham vọng về mức phát thải ròng và việc giảm ô nhiễm không khí là “lợi ích kèm theo”.

Tuy chỉ là “kèm theo” nhưng hiệu quả của giảm phát thải nhà kính đối với giảm ô nhiễm không khí là tương đối cao. Cụ thể, chi phí ô nhiễm sẽ giảm ít nhất 87% vào năm 2050 nếu mục tiêu của Việt Nam tại COP26 được hiện thực hóa.

Hiển nhiên, năng lượng sạch và điện khí hóa giao thông là 2 lĩnh vực mũi nhọn để thực hiện cam kết phát thải ròng bằng không. Tuy nhiên, bên cạnh 2 lĩnh vực này, một loạt các giải pháp khác cũng cần được triển khai quyết liệt, ví dụ như xây dựng thị trường tín chỉ carbon; áp dụng các công nghệ ít phát thải cho ngành công nghiệp; phục hồi rừng, kinh tế tuần hoàn

Điện than cận kề cái kết

Điện than cận kề cái kết

Phát triển bền vững -  2 năm

Dịch chuyển trong hành động của hàng loạt quốc gia theo những cam kết khí hậu cho thấy sự phát triển nhiệt điện than đang đi vào những thời khắc cuối cùng.

Kẻ ngược đường trong cuộc chơi điện than

Kẻ ngược đường trong cuộc chơi điện than

Phát triển bền vững -  2 năm

Trong khi phần lớn thế giới đang cam kết và hành động cắt giảm điện than vì mục tiêu khí hậu, Trung Quốc lại cho thấy sự gia tăng đáng chú ý, chiếm tới 56% lượng bổ sung mới.

GS.TS Hoàng Xuân Cơ: Có thể phát triển thêm điện than ở mức phù hợp

GS.TS Hoàng Xuân Cơ: Có thể phát triển thêm điện than ở mức phù hợp

Phát triển bền vững -  2 năm

Thỏa thuận đạt được tại COP26 không có điều khoản về thời điểm chấm dứt phát triển điện than, do đó Việt Nam vẫn có quyền lắp đặt thêm công suất điện than ở mức phù hợp với điều kiện phát triển đất nước.

Thời khó của nhiệt điện than

Thời khó của nhiệt điện than

Phát triển bền vững -  2 năm

Các doanh nghiệp nhiệt điện than đang phải đối mặt với thách thức từ nhiều phía, như nguồn nguyên liệu đầu vào đắt đỏ hơn, ít nguồn vốn hỗ trợ hơn, hay cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các nguồn năng lượng tái tạo.

ACB đẩy mạnh huy động vốn

ACB đẩy mạnh huy động vốn

Tài chính -  54 phút

ACB vừa huy động thêm 15.000 tỷ đồng qua kênh trái phiếu trong bối cảnh ngân hàng được NHNN cấp thêm room tín dụng.

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

Tài chính -  58 phút

Theo báo cáo tài chính quý III/2024, mặc dù VietCredit ghi nhận kết quả lỗ nhưng con số đã thu hẹp đáng kể so với quý trước đó và sáu tháng đầu năm nay.

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

Tiêu điểm -  1 giờ

Tập đoàn PNE đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai nhanh nhất khi được cấp chủ trương dự án điện gió ngoài khơi trị giá hàng tỷ USD.

'Nguyên lý Marketing' - Cẩm nang cho nhà quản trị

"Nguyên lý Marketing" - Cẩm nang cho nhà quản trị

Tủ sách quản trị -  1 giờ

"Nguyên lý Marketing" của Philip Kotler & Gary Armstrong là tài liệu không thể thiếu cho các nhà quản trị doanh nghiệp, cung cấp chiến lược toàn diện và thực tiễn để tối ưu hóa marketing.

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bất động sản -  3 giờ

Bảng giá đất mới sẽ tác động mạnh đến những người có nhu cầu tách thửa, chuyển mục đích sử dụng, xin cấp sổ đỏ và có đất nằm trong khu quy hoạch treo.

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Tủ sách quản trị -  4 giờ

Cuốn "Quản trị nhân sự thời Gen Z" mang đến chiến lược hiệu quả giúp các doanh nghiệp hiểu rõ và quản lý thế hệ Gen Z, xây dựng đội ngũ nhân sự trẻ sáng tạo, gắn bó.

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Leader talk -  4 giờ

Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, mở ra các cơ hội mới nhưng cũng đòi hỏi mức chi phí khổng lồ.