Tiêu điểm
Cuộc đua xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam
Trong bức tranh thị trường toàn cầu, Việt Nam mới chỉ có khoảng 30 trung tâm dữ liệu, chiếm chưa được 1% số lượng trên toàn cầu. Điều đó cho thấy thị trường trung tâm dữ liệu Việt Nam còn rất nhiều cơ hội và tiềm năng phát triển.
Theo Savills, quy mô thị trường trung tâm dữ liệu tại Việt Nam đạt 858 triệu USD vào năm 2020, trong khi năm 2019 đạt mức 728 triệu USD. Thị trường này cũng đồng thời được dự báo có tốc độ tăng trưởng đạt gần 15%/năm cho đến năm 2026.
Hiện tại, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang có 3 tổ hợp các trung tâm lưu trữ dữ liệu hàng đầu là HongKong, Singapore và Nhật Bản.
Để trở thành trung tâm số của khu vực, Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với một số quốc gia như Thái Lan, Malaysia. Để đạt được mục tiêu, Việt Nam cần phải hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hạ tầng Internet, hạ tầng số.
Được biết, năm 2023 được Bộ Thông tin và Truyền thông chọn là năm dữ liệu. Và tại một sự kiện gần đây, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư trung tâm dữ liệu. Bên cạnh đó ông cũng kêu gọi các doanh nghiệp Việt sử dụng các trung tâm dữ liệu do doanh nghiệp nội đầu tư.
Còn tại diễn đàn Quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch Tập đoàn Công nghệ CMC cho rằng: "Kinh tế số thế giới có quy mô lớn, nhưng mới chỉ ở mức tiềm năng và đây là cơ hội của Việt Nam".

Theo đại diện Cục An toàn Thông tin, phát triển hạ tầng số với trọng tâm là phát triển hạ tầng truyền thông băng rộng, phát triển các nền tảng, hạ tầng đám mây đã được chính phủ đặt ra trong nhiều chương trình, đề án chiến lược, điển hình như Chiến lược phát triển kinh tế 10 năm giai đoạn 2021-2030.
Một trong những đột phá chiến lược đã được đặt ra về hoàn thiện hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội đồng bộ hiện đại, với trọng tâm phát triển mạnh hạ tầng số, xây dựng đồng bộ hạ tầng dữ liệu quốc gia, vùng, địa phương, kết nối đồng bộ, thống nhất của tạo nền tảng để phát triển kinh tế số và xã hội số.
Ông Nguyễn Đình Tuấn, Trưởng phòng Kỹ thuật Viettel IDC chia sẻ, trên thế giới đã có trên 8.100 trung tâm dữ liệu, trong đó Mỹ đang dẫn đầu với trên 30% thị phần.
Trong bức tranh thị trường toàn cầu, Việt Nam mới chỉ có khoảng 30 trung tâm dữ liệu, chiếm chưa được 1% số lượng trên toàn cầu. Điều đó cho thấy thị trường trung tâm dữ liệu Việt Nam còn rất nhiều cơ hội và tiềm năng phát triển.
Cuối năm ngoái, VNG đưa vào khai thác trung tâm dữ liệu thứ 2 tại Tân Thuận có quy mô 7.800 m2, diện tích sàn sử dụng 12.400 m2. VNG Data Center sẽ cung cấp 410 tủ rack (tủ lắp đặt server), sau đó sẽ mở rộng lên đến 1.600 tủ rack.

Trước đó, tháng 10/2022, Viettel cũng ra mắt hệ sinh thái Viettel Cloud có hạ tầng Data Center nhiều nhất Việt Nam với 13 trung tâm, quy mô hơn 9.000 tủ rack, trên 60.000 m2 mặt sàn. Viettel cho biết, sẽ đầu tư thêm 10.000 tỷ đồng vào Viettel Cloud để mở rộng quy mô lên 17.000 tủ rack vào năm 2025.
Vào tháng 8/2022, cũng tại Tân Thuận, Tập đoàn CMC đã khai trương Data Center Tân Thuận, có diện tích sàn sử dụng 12.000 m2 và xấp xỉ 3.000 m2 không gian dành cho thiết bị công nghệ thông tin với quy mô 1.200 tủ rack, có tổng công suất thiết kế lớn tới 12.000 kW và hỗ trợ tới 3 triệu vCPU.
Bên cạnh đó, các ông lớn công nghệ tại Việt Nam như VNPT đang sở hữu 8 trung tâm dữ liệu đặt tại Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ… đạt chuẩn phòng máy chủ Tier 3.
Hay như FPT đang có 3 trung tâm dữ liệu lớn và sắp đưa vào vận hành trung tâm dữ liệu 20.000 m2, cung cấp 3.600 tủ rack tại TP. HCM. Còn MobiFone dự kiến sẽ xây trung tâm dữ liệu tại Hòa Lạc…
Như vậy, đến hết năm 2022, Việt Nam đã có khoảng 30 trung tâm dữ liệu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư, đi vào hoạt động với doanh thu gần 5.000 tỷ đồng/năm.
VNG đầu tư phát triển CloudVerse
F88 lên tiếng sau khi làm việc với cơ quan điều tra
Là doanh nghiệp hoạt động cho vay bằng hình thức cầm cố tài sản, mọi hoạt động của F88 tuân thủ quy trình, quy định chặt chẽ của công ty, dựa trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật
Startup tìm việc thời vụ của Úc tiến vào thị trường Việt Nam
Trước khi gia nhập thị trường Việt Nam, Weploy đã gọi vốn thành công 5 triệu USD từ quỹ đầu tư nước ngoài ở vòng gọi vốn đầu tiên chỉ sau 3 tháng đăng ký hoạt động.
F88 huy động thành công 50 triệu USD
Công ty Cổ phần Đầu tư F88 đặt mục tiêu IPO vào năm 2024, khi đạt 1.400 chi nhánh và vốn hóa thị trường ước đạt 1 tỷ USD.
Trạm sạc điện 'Made in Việt Nam' được quỹ Singapore rót vốn
Với hơn 700 điểm sạc trên khắp Việt Nam, các trạm sạc của EBOOST được thiết kế có thể sạc cho xe máy và ô tô điện đến từ tất cả các thương hiệu.
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?
Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.
Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.
Điều hành giá điện hợp lý: Bài toán khó bao giờ mới có lời giải?
Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.
Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025
Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.
'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng
Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.
Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?
Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.
Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow
Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.
Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp
Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.
Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian
Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.