Phát triển bền vững
Quản lý nước – yếu tố quyết định thành, bại cuộc chiến khí hậu
Nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng nếu thất bại trong xử lý cuộc khủng hoảng nguồn nước, thế giới cũng sẽ thất bại trong hành động chống biến đổi khí hậu, cũng như trong thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.
Ủy ban toàn cầu về kinh tế nguồn nước trong báo cáo mới nhất cho biết cuộc khủng hoảng nguồn nước có liên quan, và có mối quan hệ tác động qua lại đến sự nóng lên toàn cầu, và mất đa dạng sinh học.
Các hoạt động của con người đang làm thay đổi lượng mưa và nguồn cung cấp nước ngọt, dẫn đến sự thay đổi nguồn cung cấp nước trên toàn thế giới.
Johan Rockström, Giám đốc Viện Nghiên cứu tác động khí hậu Potsdam, đồng chủ tịch của Ủy ban, nhận định: “Sẽ là thiếu sót lớn nếu đưa ra quan điểm về biến đổi khí hậu mà không tính đến yếu tố nguồn nước. Lần đầu tiên trong lịch sử loài người, chúng ta không còn có thể tin tưởng vào nguồn cung cấp nước ngọt và lượng mưa của chúng ta. Chúng ta đang thay đổi toàn bộ chu trình thủy văn toàn cầu".
Mỗi 1 độ C trái đất nóng lên sẽ làm tăng thêm khoảng 7% độ ẩm vào vòng tuần hoàn của nước, làm cho chu trình này mạnh lên, dẫn đến ngày càng nhiều hiện tượng thời tiết khắc nghiệt hơn.
“Do đó, nước vừa là nguyên nhân, vừa là nạn nhân của biến đổi khí hậu”, ông phân tích.
Nước cũng là chìa khóa để đạt được tất cả Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Hơn hai tỷ người vẫn không được tiếp cận với nguồn nước được quản lý một cách an toàn. Cứ 80 giây lại có một trẻ em dưới 5 tuổi chết vì các bệnh do nước ô nhiễm gây ra.
Ông Ngozi Okonjo-Iweala, Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Đồng chủ tịch của Uỷ ban, cho rằng: “Chúng ta cần phát triển một nền kinh tế mới về nước để giúp giảm lãng phí nguồn nước, nâng cao hiệu quả sử dụng nước, và tạo cơ hội cho sự công bằng hơn về nước”.
Ông nói thêm rằng: “Không thể đưa nguồn nước trở lại quỹ đạo bền vững nếu không có công lý và bình đẳng ở mọi nơi trên thế giới”.
Lối thoát cho cuộc khủng hoảng
Các tác giả trong báo cáo nhấn mạnh thế giới chỉ có thể thoát ra khỏi tình trạng bế tắc này bằng cách hành động tập thể, và cần phải hành động khẩn trương ngay trong thập kỷ hiện tại thông qua các hành động táo bạo hơn, hội nhập hơn, và kết nối nhiều hơn ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu.
Điều quan trọng là thế giới phải công nhận và quản lý vòng tuần hoàn nước như một lợi ích chung toàn cầu, đồng thời, khôi phục và bảo vệ nước cho tất cả mọi người.
Các phương pháp quản lý nước phần lớn mang tính địa phương hiện nay không cho thấy các quốc gia có mối liên hệ với nhau và phụ thuộc lẫn nhau trong vấn đề này.
Mối liên hệ và sự phụ thuộc lẫn nhau đó không chỉ do các dòng sông hoặc dòng nước ngầm xuyên biên giới, mà còn do các luồng hơi nước trong khí quyển luân chuyển bắt nguồn từ các hệ sinh thái trên đất liền. Cuộc khủng hoảng nguồn nước có mối liên hệ sâu sắc với biến đổi khí hậu, và các quốc gia cần hợp tác để giải quyết vấn đề này.
Để thiết kế một nền kinh tế mới bảo vệ vòng tuần hoàn của nước, Ủy ban toàn cầu về kinh tế nguồn nước đề xuất phương pháp tiếp cận theo hướng phải huy động các bên liên quan về nguồn nước, bao gồm khu vực công, tư nhân, các tổ chức xã hội và cộng đồng địa phương, cũng như sử dụng chính sách đổi mới để đưa ra các giải pháp cho các vấn đề cụ thể. Đồng thời, cần tăng quy mô đầu tư vào nguồn nước thông qua các hình thức hợp tác công tư mới.
Mariana Mazzucato, Giáo sư về Kinh tế đổi mới và giá trị công cộng tại Đại học College London, Đồng chủ tịch của Ủy ban, cho biết: “Chúng ta cần có tư duy kinh tế mới để giúp chuyển từ phản ứng theo sự vụ sang chủ động, định hình các nền kinh tế theo hướng phát triển toàn diện và bền vững hơn”.
“Chuyển các chính sách đổi mới theo định hướng phát triển ngành sang định hướng theo sứ mệnh, với cách tiếp cận vì lợi ích chung, có thể giúp chúng ta đặt sự công bằng và bình đẳng vào trung tâm của các mối quan hệ đối tác về nguồn nước, và tập hợp được nhiều ngành lại với nhau để cùng giải quyết những thách thức lớn nhất về nguồn nước”, ông phân tích.
Các tác giả của báo cáo nhấn mạnh rằng thế giới phải ngừng việc đánh giá thấp giá trị của nước, và định giá nước ở mức thấp. Việc kết hợp cùng sự hỗ trợ có mục tiêu cho người nghèo và người dễ bị tổn thương, và việc đảm bảo rằng nước được định giá hợp lý, sẽ giúp nước được sử dụng hiệu quả hơn trong mọi lĩnh vực.
Điều này đồng thời mang lại sự công bằng trong sử dụng nước ở các địa phương, và tạo ra tính bền vững hơn trong sử dụng nước ở cả quy mô quốc gia và toàn cầu.
Ngoài ra, cần loại bỏ khoảng 700 tỷ USD trợ cấp cho nông nghiệp và nước – vốn thường dẫn đến tiêu thụ nước quá mức và các hành vi gây hại cho môi trường khác. Các nguồn tài nguyên được giải phóng đó cần được sử dụng để khuyến khích bảo tồn nguồn nước, và tăng cường khả năng tiếp cận nguồn cung cấp nước cho người dân.
Nhóm tác giả đề xuất thiết lập Đối tác Nguồn nước công bằng (JWP) để cho phép đầu tư vào khả năng tiếp cận nguồn nước, khả năng phục hồi, và tính bền vững ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, góp phần thực hiện cả các mục tiêu phát triển quốc gia và lợi ích chung toàn cầu.
JWP nên giảm chi phí vốn bằng cách tập hợp các nguồn tài chính khác nhau lại với nhau, bao gồm cả việc tận dụng các ngân hàng phát triển đa phương và các tổ chức tài chính phát triển để thu hút đầu tư tư nhân vào lĩnh vực này.
Thế giới cũng nên hành động để tận dụng các cơ hội nhằm tạo ra các thay đổi đáng kể trong thập kỷ hiện tại. Các hành động đó bao gồm củng cố các hệ thống lưu trữ nước ngọt, phát triển nền kinh tế nước tuần hoàn đô thị, đặc biệt là bằng cách tái chế nước thải công nghiệp và đô thị, cũng như chuyển đổi nông nghiệp sang tưới tiêu chính xác, cây trồng ít sử dụng nước và canh tác chống chịu hạn hán.
Cuối cùng, báo cáo lập luận rằng quản trị đa phương về nước, hiện đang bị phân tán và không đáp ứng được các thách thức, phải được định hình lại. Chính sách thương mại cũng nên được sử dụng như một công cụ để sử dụng nước bền vững hơn, ví dụ, bằng cách không làm trầm trọng thêm tình trạng khan hiếm ở các khu vực căng thẳng về nước.
Hợp tác đa phương cũng nên hỗ trợ xây dựng năng lực cho tất cả mọi người, ưu tiên bình đẳng giới trong quá trình ra quyết định về nguồn nước, và trao quyền nhiều hơn cho nông dân, phụ nữ, thanh niên, người dân bản địa và cộng đồng địa phương, cũng như những người tiêu dùng đang ở tuyến đầu của việc bảo tồn nước.
Ngã ba lựa chọn của phụ nữ ĐBSCL giữa biến đổi khí hậu
"Dấu chân" Trung Quốc dọc dòng Mekong
Không chỉ phát triển các đập thủy điện lớn trên dòng chính sông Mekong thuộc lãnh thổ của mình, Trung Quốc còn tham gia tài trợ nhiều dự án tại các nước trong khu vực. Điều này đang khiến khu vực hạ lưu ngày càng phụ thuộc vào thiện chí giải phóng nước của Bắc Kinh.
Bức tranh đối lập đầy hiểm họa trên dòng Mekong
Trong khi số lượng các đập thủy điện càng ngày càng nhiều lên, sông Mekong lại ngày càng héo mòn, bị thay đổi các đặc điểm sinh thái, đe dọa sinh kế và sinh tồn của hàng chục triệu người và các loài động vật khi dòng chảy tự nhiên thay đổi.
Quy hoạch hạ tầng điểm sạc mở lối cho doanh nghiệp xe điện
Quy hoạch hạ tầng sạc công cộng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp xe điện, đồng thời mở ra thị trường rộng lớn và bền vững nếu hệ thống điểm sạc thuận tiện.
AgriS cam kết phát triển bền vững, đạt 'Net Zero' vào năm 2035
Việc đưa toà nhà AgriS Building vào vận hành là lời khẳng định mạnh mẽ của AgriS về chiến lược phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, hiện thực hóa các cam kết xanh, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035.
Giải pháp quản lý năng lượng hỗ trợ doanh nghiệp xanh hóa
Khi áp lực chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động tiếp cận các công nghệ năng lượng xanh nhằm tối ưu hóa chi phí, giảm phát thải và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Tập đoàn TH chia sẻ về kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững tại AANZFTA
Với 51,9% thị phần sữa tươi và hai công ty đạt trung hòa carbon, đại diện Tập đoàn TH đã có những chia sẻ đáng chú ý về mô hình kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
Khoảng tối sau ánh sáng từ thủy điện nhỏ
Ánh sáng từ thủy điện nhỏ chưa đủ xóa đi bóng tối của hạn hán, mất mùa và nghèo đói nơi hạ lưu. Khi lợi ích chưa được chia đều, chia sẻ nước công bằng hơn không thể chỉ đặt lên vai doanh nghiệp.
Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.
Bãi Lữ đẹp mê hồn nhưng giấc mơ thiên đường nghỉ dưỡng vẫn dang dở
Bãi Lữ ở Nghệ An sở hữu cảnh quan thiên nhiên đẹp mê hồn nhưng vẫn chưa thể trở thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp.
Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.
VIMC nhận Huân chương Lao động hạng Nhì
Trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì do Chủ tịch nước trao tặng.
Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025
Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.