Phát triển bền vững

Công cụ đắc lực giúp thúc đẩy chuyển đổi năng lượng

Kiều Mai Thứ ba, 11/04/2023 - 16:26

Theo chuyên gia HSBC, những thỏa thuận hợp tác chuyển dịch năng lượng công bằng giúp gia tăng hợp tác, tìm kiếm nguồn tài trợ, và triển khai kế hoạch phù hợp với nhu cầu và đặc điểm của mỗi quốc gia.

Các thỏa thuận Đối tác chuyển dịch năng lượng công bằng (Just Energy Transition Partnership – JETP) đang ngày trở nên phổ biến hơn, bởi chúng có thể quy tụ nhiều bên, cùng tạo điều kiện cho quá trình chuyển đổi năng lượng sạch và công bằng ở các nền kinh tế mới nổi phụ thuộc nhiều vào than đá.

Về cơ bản, đây là các thỏa thuận tài chính đa phương nhằm đẩy nhanh tiến trình loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch, và đồng thời, giải quyết được những hệ lụy xã hội xảy ra trong chính quá trình ấy.

Mô hình này lần đầu tiên thu hút sự chú ý vào năm 2021, khi một thỏa thuận trị giá 8,5 tỷ USD được công bố cho Nam Phi, với sự hợp tác của Pháp, Đức, Anh, Mỹ và Liên minh châu Âu.

Gói tài chính mới 15,5 tỷ USD giúp Việt Nam chuyển dịch năng lượng

Tiếp nối thỏa thuận đó là gói 20 tỷ USD cho Indonesia, và một thỏa thuận 15,5 tỷ USD cho Việt Nam vào năm ngoái. Dự kiến sắp tới sẽ có thêm các thỏa thuận dành cho Ấn Độ và Senegal.

Trong bình luận mới đây, ông Christian Déséglise, Giám đốc phụ trách Cơ sở hạ tầng và sáng tạo bền vững của Tập đoàn HSBC, nhận định hành trình giảm phát thải carbon của một quốc gia đòi hỏi sự chung tay của nhiều bên. Đó là người dân của chính nước đó, chính phủ, và các đơn vị cung cấp tiện ích, cũng như đối tác bên ngoài giúp tài trợ cho quá trình chuyển đổi.

Đây một tập hợp gồm các nhà tài trợ tài khí hậu, cũng như nhóm đầu tư công và tư, điển hình là các chính phủ G7, các ngân hàng phát triển và định chế tài chính.

Thỏa thuận JETP cho phép những người có vai trò chủ chốt hợp tác cùng nhau trong việc thiết kế, tìm kiếm nguồn tài trợ, và triển khai một kế hoạch phù hợp với nhu cầu và đặc điểm cụ thể của mỗi quốc gia.

Thỏa thuận được củng cố thêm bởi cam kết từ phía quốc gia đó nhằm thúc đẩy các tham vọng khí hậu, tương ứng với cam kết tài trợ và hỗ trợ từ phía các đối tác bên ngoài.

Việc ngừng sử dụng các nhà máy nhiệt điện than và thay thế bằng năng lượng tái tạo sẽ là trọng tâm chính trong các kế hoạch, nhưng phải được triển khai làm sao để giảm thiểu được tác động tiêu cực.

Đó là lý do tại sao mục tiêu thứ ba của các thỏa thuận JETP là thực hiện các chính sách hỗ trợ những cộng đồng bị ảnh hưởng, ví dụ như đảm bảo người lao động ở các vùng khai thác than có thể tiếp cận chương trình đào tạo lại cho người lao động, ông phân tích.

Bên cạnh đó, các sáng kiến cũng sẽ khuyến khích đầu tư vào các công nghệ và ngành nghề "xanh", nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước. Chẳng hạn, với đầu vào phù hợp, Indonesia – quốc gia sản xuất niken lớn nhất thế giới – có thể trở thành nhà sản xuất lớn trong mảng pin cho xe điện.

Vai trò của tài chính tư nhân

Sự kiện công bố JETP của Nam Phi đã không có mặt đại diện đến từ khu vực tư nhân. Theo quan điểm của ông Christian Déséglise, đây thực sự là một thiếu sót.

“Đưa khu vực kinh tế tư nhân tham gia ngay từ đầu có thể tạo điều kiện giúp huy động tài chính quy mô lớn, và mở ra những cơ hội về vốn lớn hơn”, ông nhấn mạnh.

Trong trường hợp của Indonesia và Việt Nam, đại diện ngành tài chính là Liên minh tài chính Glasgow vì mục tiêu cân bằng phát thải (Glasgow Financial Alliance for Net Zero – GFANZ). Trong đó, HSBC đóng vai trò chủ đạo, giúp nhận diện những rào cản đối với đầu tư tư nhân tại mỗi quốc gia, cũng như đề xuất các giải pháp.

Cụ thể, JETP của Việt Nam sẽ huy động 7,75 tỷ USD từ Nhóm Các nước đối tác quốc tế (International Partners Group – IPG), đứng đầu là Liên minh châu Âu và Anh. Nguồn tài chính tư nhân đối ứng tương đương từ các thành viên Nhóm làm việc chuyên trách của GFANZ trong đó có HSBC.

Theo đại diện HSBC, các dự án năng lượng tái tạo ở Indonesia và Việt Nam trước đây thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn. Nguyên nhân bao gồm những cân nhắc về rủi ro tín dụng và ngoại hối, cùng các vấn đề chính trị và pháp lý.

“Trong các nhóm làm việc, chúng tôi sẽ giải quyết các vấn đề liên quan đến “khả năng sinh lời” của dự án và tìm cách khắc phục”, ông cho biết thêm.

Các định chế tài chính phối hợp như Pentagreen – liên doanh của HSBC với công ty đầu tư Temasek – có thể là một giải pháp khả thi. Định chế này có thể tài trợ vốn cho những dự án mà các ngân hàng thường không mặn mà.

Những thỏa thuận này mới đang ở giai đoạn khởi đầu. Đó là những sáng kiến mang tính dài hơi với các gói tài trợ ban đầu dự kiến được giải ngân trong vòng 3 – 5 năm.

“Điều quan trọng là tất cả các bên duy trì cam kết, và đi cùng với với nhau qua thời gian. Nếu thành công, tôi tin rằng các thỏa thuận JETP có thể tạo ra mô hình kiểu mẫu cho mục tiêu giảm phát thải carbon trên toàn thế giới”, ông nhấn mạnh. 

Amcham chỉ ra nút thắt nguồn vốn cho chuyển dịch năng lượng

Amcham chỉ ra nút thắt nguồn vốn cho chuyển dịch năng lượng

Phát triển bền vững -  2 năm
Theo Amcham, điều quan trọng để thu hút đầu tư trong nước và quốc tế vào năng lượng bền vững là các hợp đồng mua bán điện có khả năng vay vốn ngân hàng.
Amcham chỉ ra nút thắt nguồn vốn cho chuyển dịch năng lượng

Amcham chỉ ra nút thắt nguồn vốn cho chuyển dịch năng lượng

Phát triển bền vững -  2 năm
Theo Amcham, điều quan trọng để thu hút đầu tư trong nước và quốc tế vào năng lượng bền vững là các hợp đồng mua bán điện có khả năng vay vốn ngân hàng.
5 giải pháp thúc đẩy chuyển dịch năng lượng

5 giải pháp thúc đẩy chuyển dịch năng lượng

Phát triển bền vững -  2 năm

Để thúc đẩy chuyển dịch năng lượng xanh, trước hết, cần thay đổi hành vi và sử dụng năng lượng hiệu quả.

Những yếu tố không thể bỏ qua trong chuyển dịch năng lượng

Những yếu tố không thể bỏ qua trong chuyển dịch năng lượng

Phát triển bền vững -  2 năm

Lộ trình chuyển dịch năng lượng của Việt Nam cần được tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu điện cho sinh hoạt của nhân dân với giá cả phải chăng.

Ba nguyên tắc giúp 'hút' tài chính cho chuyển dịch năng lượng

Ba nguyên tắc giúp 'hút' tài chính cho chuyển dịch năng lượng

Leader talk -  2 năm

Ngành tài chính sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dịch năng lượng sang các nguồn sạch hơn, và đòi hỏi sự hợp tác giữa các bên để giảm thiểu rủi ro hệ thống.

World Bank bày cách chuyển dịch năng lượng bền vững tại Việt Nam

World Bank bày cách chuyển dịch năng lượng bền vững tại Việt Nam

Leader talk -  3 năm

Theo chuyên gia World Bank, chuyển đổi của ngành năng lượng có thể trở thành động lực mạnh mẽ để hiện thực hóa các mục tiêu phát triển, cũng như tham vọng về khí hậu của Việt Nam tại COP26.

Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  16 giờ

Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.

Nhựa tái chế Duytan và Unilever thu gom, tái chế hơn 15 nghìn tấn phế liệu nhựa

Nhựa tái chế Duytan và Unilever thu gom, tái chế hơn 15 nghìn tấn phế liệu nhựa

Phát triển bền vững -  3 ngày

Nhựa tái chế Duytan và Unilever Việt Nam triển khai dự án thúc đẩy thu gom, tái chế phế liệu nhựa, hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn.

Chiến lược ESG và Net Zero: Hướng đi bền vững cho thương mại, công nghiệp Việt Nam

Chiến lược ESG và Net Zero: Hướng đi bền vững cho thương mại, công nghiệp Việt Nam

Phát triển bền vững -  3 ngày

ESG và Net Zero, từ một lựa chọn chiến lược đang trở thành yếu tố sống còn để thương mại, công nghiệp Việt Nam tiến xa, bền vững trên sân chơi toàn cầu.

Nhiệt điện là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu

Nhiệt điện là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu

Phát triển bền vững -  6 ngày

Nhiệt điện sẽ là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu, trong khi lĩnh vực xi măng, sắt thép có tiềm năng bán tín chỉ carbon nếu áp dụng giải pháp giảm nhẹ phát thải.

'Chiến binh xanh' và hành trình Vì một Việt Nam văn minh với rác

'Chiến binh xanh' và hành trình Vì một Việt Nam văn minh với rác

Phát triển bền vững -  1 tuần

"Chiến binh xanh" là những người đồng nát, ve chai sẵn sàng chung tay cùng VietCycle xây dựng ngành công nghiệp tái chế đạt chuẩn, vì môi trường xanh sạch đẹp.

Giá vàng hôm nay 27/4: Dự báo giá vàng tuần 28/4-4/5/2025

Giá vàng hôm nay 27/4: Dự báo giá vàng tuần 28/4-4/5/2025

Vàng -  8 giờ

Sau cú sụt mạnh, giá vàng bước vào vùng nhiễu loạn. Dự báo giá vàng tuần tới tràn ngập sự bất định và tâm lý e ngại lan rộng khắp thị trường.

Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Leader talk -  10 giờ

Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".

Ngân hàng MB tung 'vũ khí chiến lược' chinh phục 40 triệu khách hàng

Ngân hàng MB tung 'vũ khí chiến lược' chinh phục 40 triệu khách hàng

Tài chính -  11 giờ

Điểm nhấn trong chiến lược dài hạn của MB là mục tiêu đạt 34–35 triệu khách hàng vào cuối năm 2025 và chạm mốc 40 triệu khách hàng vào năm 2029.

22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu

22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu

Tủ sách quản trị -  14 giờ

Khám phá cách xây dựng thương hiệu bền vững trong kỷ nguyên số từ bài học 'co lại trước khi mở rộng' và 'toàn cầu hóa tên thương hiệu'.

Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động

Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động

Diễn đàn quản trị -  14 giờ

Trung tâm dữ liệu (Data Center) thông minh với khả năng tối ưu hóa nguồn lực, đang trở thành nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) tự động.

Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?

Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?

Tiêu điểm -  15 giờ

Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.

Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI

Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI

Tiêu điểm -  16 giờ

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.

Đọc nhiều