Doanh nghiệp có lợi ích gì khi tham gia vào thị trường carbon?
Thị trường tín chỉ carbon vẫn mang bản chất là một thị trường, do đó doanh nghiệp nếu có điều kiện, có thể tham gia sớm để giành lấy nhiều lợi thế.
Doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn đối tác có giải pháp bền vững hơn để xanh hóa chuỗi cung ứng. Ở chiều ngược lại, doanh nghiệp cũng hoàn toàn có thể bị loại khỏi chuỗi cung ứng của đối tác nếu không có các nỗ lực giảm nhẹ cường độ phát thải.
Tại COP26, Việt Nam cùng nhiều quốc gia khác trên thế giới đã đưa ra tuyên bố mạnh mẽ rằng sẽ đưa mức phát thải khí nhà kính về 0 vào năm 2050. Thực hiện các cam kết này, doanh nghiệp cũng bắt buộc phải đưa ra những kế hoạch cắt giảm khí thải carbon của riêng mình.
Bên cạnh đó, các thị trường lớn cũng đang ngày càng đặt nặng tiêu chí về phát thải khí nhà kính đối với sản phẩm, dịch vụ. Tiêu biểu nhất là cơ chế điều chỉnh carbon xuyên biên giới (CBAM) mới được EU công bố áp dụng. Dự kiến, các thị trường như Mỹ, Nhật Bản… cũng sẽ ban hành những cơ chế tương tự CBAM trong tương lai.
Trong bối cảnh đó, cắt giảm khí thải carbon đang dần trở thành yêu cầu bắt buộc trong hoạt động vận hành của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu và có định hướng xuất khẩu.
Tại hội thảo “Chuyển đổi xanh ngành công nghiệp – EU CBAM và lộ trình trung hòa carbon của Việt Nam”, theo ông Huỳnh Thanh Trung, Giám đốc kiêm đồng sáng lập Công ty CP Leanwares, nhiều tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới đã đặt mục tiêu giảm phát thải và trung hòa carbon vào năm 2050, tiêu biểu như hãng đồ thể thao Adidas, tập đoàn xe hơi Ford… Điều này đặt ra áp lực phải giảm phát thải cho cả những công ty nhỏ hơn, nếu không muốn bị “đào thải” ra khỏi chuỗi cung ứng.
Cắt giảm khí thải nhà kính như thế nào?
Thực tế cho thấy, khí thải nhà kính phát sinh trong mọi khía cạnh vận hành của doanh nghiệp, từ các hoạt động sản xuất trực tiếp cho đến hoạt động tại văn phòng thực hiện công việc hành chính và các dịch vụ thuê ngoài.
Theo nghị định thư về khí nhà kính, các nguồn phát thải của doanh nghiệp được xác định dựa trên 3 phạm vi, bao gồm phát thải trực tiếp mà doanh nghiệp có thể chủ động kiểm soát (phạm vi 1); phát thải gián tiếp thông qua tiêu thụ năng lượng (phạm vi 2) và phát thải gián tiếp từ những nhà cung ứng trong chuỗi (phạm vi 3).
Thông qua thấu hiểu sâu sắc về quy trình hoạt động, quy trình quản trị của doanh nghiệp, các giải pháp ở phạm vi 1 và phạm vi 2 có thể được thiết lập một cách phù hợp nhất, không chỉ giảm phát thải mà còn có thể tiết kiệm được nguyên, nhiên liệu sử dụng, giảm chi phí vận hành cho doanh nghiệp.
Ông Trương Vĩnh Khang, Trưởng bộ phận phát triển bền vững Viện Tiêu chuẩn Anh (BSI) Việt Nam, lấy ví dụ, có doanh nghiệp sản xuất xi măng đã sử dụng nhiệt lượng dư thừa từ lò nung để sản xuất điện năng, từ đó tiết kiệm được chi phí năng lượng. Hay như câu chuyện của một đơn vị sản xuất gốm đã tiết kiệm được 20 – 25% chi phí nhiên liệu đốt nhờ vào việc phơi khô gốm trước khi nung.
Bên cạnh đó, một số giải pháp khác cũng rất dễ thực hiện và đang được nhiều doanh nghiệp triển khai hiệu quả, có thể kể đến như tái sử dụng nước thải để làm mát, sử dụng nguyên vật liệu tái chế; lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái; tăng cường tuần hoàn vật liệu trong khu công nghiệp…
Doanh nghiệp hoàn toàn có thể bị loại khỏi chuỗi cung ứng của các đối tác nếu như không nỗ lực thực hiện các giải pháp giảm phát thải.
Đối với phạm vi thứ 3, theo ông Khang, các nguồn phát thải rất lớn và đa dạng, khó có thể kiểm soát hết. Để cắt giảm khí thải ở phạm vi thứ 3, doanh nghiệp có thể cân nhắc đàm phán lại, đặt ra yêu cầu đối với các nhà cung ứng, thậm chí thay thế các đối tác hiện tại bằng nhà cung ứng mới có giải pháp giảm phát thải hiệu quả.
Tuy nhiên, chuyên gia BSI lưu ý, điều ngược lại cũng hoàn toàn có thể xảy ra, rằng doanh nghiệp cũng hoàn toàn có thể bị loại khỏi chuỗi cung ứng của các đối tác khác nếu như không nỗ lực thực hiện các giải pháp giảm phát thải.
Bên cạnh thực hiện giảm nhẹ cường độ phát thải trong chuỗi cung ứng, doanh nghiệp có thể “xanh hóa” thông qua thực hiện thêm những dự án thu hồi khí thải carbon, ví dụ như trồng rừng.
Gần đây, trong một sự kiện về kinh tế xanh, đại diện Vinamillk đã tiết lộ, việc 2 cơ sở của công ty được công nhận trung hòa carbon theo tiêu chuẩn quốc tế có sự đóng góp đáng kể của dự án trồng 1 triệu cây xanh đã được công ty triển khai từ nhiều năm trước.
Thị trường tín chỉ carbon vẫn mang bản chất là một thị trường, do đó doanh nghiệp nếu có điều kiện, có thể tham gia sớm để giành lấy nhiều lợi thế.
Các công cụ định giá khí thải carbon là cần thiết để đưa chi phí phát thải gây ô nhiễm vào giá thành sản phẩm, dịch vụ, từ đó hạn chế sản xuất kém bền vững, đồng thời huy động được nguồn tài chính hỗ trợ các giải pháp thân thiện với môi trường.
Tính đến năm 2021, hàng nghìn nhà đầu tư quốc tế bày tỏ sự quan tâm với thị trường tín chỉ carbon có giá trị cao tại Việt Nam.
Không chỉ hạn chế phát thải, các hoạt động tạo ra tín chỉ carbon giá trị cao còn phải tuân thủ yêu cầu về sinh thái, sinh kế của cộng đồng bản địa và tuân thủ nguyên tắc phân chia công bằng lợi ích.
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Quy hoạch hạ tầng sạc công cộng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp xe điện, đồng thời mở ra thị trường rộng lớn và bền vững nếu hệ thống điểm sạc thuận tiện.
Việc đưa toà nhà AgriS Building vào vận hành là lời khẳng định mạnh mẽ của AgriS về chiến lược phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, hiện thực hóa các cam kết xanh, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035.
Khi áp lực chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động tiếp cận các công nghệ năng lượng xanh nhằm tối ưu hóa chi phí, giảm phát thải và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Với 51,9% thị phần sữa tươi và hai công ty đạt trung hòa carbon, đại diện Tập đoàn TH đã có những chia sẻ đáng chú ý về mô hình kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Tại Đông Nam Á, Cake là ngân hàng thuần số đầu tiên đạt cấp độ cao nhất về công nghệ chống giả mạo khuôn mặt, do chính kỹ sư công nghệ người Việt xây dựng.
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Nhà máy đặt tại Kaluga có công suất 1.000 tấn/ngày. Trong đó giai đoạn 1 là 500 tấn/ngày, thuộc nhóm nhà máy có công suất chế biến hàng đầu Liên bang Nga.
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.