Quốc tế

Nhà thầu Trung Quốc 'bành trướng' nhờ sáng kiến Vành đai, Con đường

Duy Anh Thứ hai, 23/09/2019 - 20:00

Các nhà thầu Trung Quốc đóng góp gần 1/4 doanh thu xây dựng toàn cầu, gia tăng vị thế nhờ vào những dự án cơ sở hạ tầng nằm trong sáng kiến Vành đai, Con đường.

Theo báo cáo từ Engineering News-Record (ENR) - danh sách về 250 nhà thầu đứng đầu thế giới dựa trên doanh thu hợp đồng tại thị trường nước ngoài, 76 đại diện đến từ Trung Quốc đạt doanh thu gần 119 tỷ USD năm 2018, gấp khoảng 3 lần so với mức thu được cách đây 1 thập kỷ.

Con số trên chiếm tới 24,4% doanh thu hợp đồng của các nhà thầu quốc tế hàng đầu được xếp hạng bởi ENR.

Những kết quả này cho thấy sự bứt phá mạnh mẽ của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới khi cách đây 10 năm, các nhà thầu Trung Quốc chỉ có 50 đại diện và đóng góp 11% doanh thu.

Những nhà thầu đến từ quốc gia này chiếm tới 60% doanh thu xây dựng xuyên biên giới tại khu vực châu Phi và 40% tại khu vực châu Á trừ Bắc Kinh, nắm giữ vị trí hàng đầu trong các hợp đồng về cơ sở hạ tầng giao thông, cơ sở sản xuất điện và nhà máy.

Nhờ sáng kiến Vành đai, Con đường với mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng giao thông toàn cầu, các doanh nghiệp Trung Quốc đã nổi lên mạnh mẽ trong các dự án đường sắt tại khu vực châu Á.

Sự nổi lên của nhà thầu Trung Quốc từ sáng kiến Vành đai, Con đường
Phát triển nhiều dự án lớn tại các thị trường đã khiến Trung Quốc trở thành chủ nợ lớn nhất của nhiều quốc gia. Ảnh: Reuters.

Tháng 4 vừa qua, Trung Quốc và Malaysia đã nhất trí tái khởi động thi công dự án Tuyến Đường sắt Bờ Đông (ECRL) khi Bắc Kinh đồng ý giảm chi phí hơn 5 tỷ USD, từ 16 tỷ USD trong kế hoạch ban đầu xuống còn 10,7 tỷ USD sau nhiều tháng đàm phán căng thẳng.

Khởi động từ năm 2017, ECRL được phát triển bởi Tập đoàn Xây dựng Viễn thông Trung Quốc (China Communications Construction - CCCC), doanh nghiệp đứng thứ 3 trong xếp hạng của ENR với 22,7 tỷ USD doanh thu xuyên quốc gia năm 2018.

Hai nhà thầu khác của quốc gia này là Tổng công ty xây dựng năng lượng Trung Quốc (Power Construction Corp of China) và Tổng công ty xây dựng Trung Quốc (China State Construction Engineering Corp) cũng xuất hiện trong top 10 với vị trí lần lượt là 7 và 9.

Trong khi đó, các doanh nghiệp Nhật Bản dường như đang phải vật lộn khi chỉ có 4 nhà thầu nằm trong top 50 và không có đại diện nào nằm cao hơn vị trí 30.

11 doanh nghiệp Nhật Bản xuất hiện trong bảng xếp hạng của ENR với tổng doanh thu từ các hợp đồng nước ngoài đạt 19,6 tỷ USD, giảm 20% so với thập kỷ trước và chỉ chiếm 4% tổng doanh thu của 250 nhà thầu được xếp hạng.

Sự nổi lên của các nhà thầu Trung Quốc có thể thấy rõ trong lĩnh vực năng lượng - lĩnh vực trước đây quốc gia này hầu như không hiện diện.

Sở hữu thị trường nội địa rộng lớn, các nhà thầu Trung Quốc biết cách xây dựng để có thể cắt giảm chi phí. Cùng với đó, vấn đề tài chính cũng được đề nghị hào phóng cho các thị trường khách hàng nhằm đạt được nhiều đơn đặt hàng hơn.

Tuy nhiên, điều này lại đang đẩy không ít các quốc gia nằm trong sáng kiến Vành đai, Con đường vào gánh nặng nợ.

Malaysia giữa tháng 7 đã yêu cầu dừng một loạt dự án đắt đỏ với Trung Quốc cũng như tịch thu khoảng 243 triệu USD từ tài khoản ngân hàng của nhà thầu Trung Quốc do không hoàn thành công việc.

Chính quyền Pakistan tháng này cũng đang kéo các dự án tại đây chậm lại dưới áp lực từ khoản nợ khổng lồ.

Việc đầu tư lớn của Bắc Kinh vào hành lang kinh tế Trung Quốc - Pakistan đã kéo theo việc nhập khẩu ồ ạt thiết bị và vật liệu từ quốc gia này, khiến Pakistan tăng thâm hụt tài khoản vãng lai và nợ nước ngoài.

Theo báo cáo được Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) công hố hồi tháng 7, tổng nợ phải trả của Pakistan ở mức khoảng 85,4 tỷ USD, trong đó 1/4 thuộc về chủ nợ là Trung Quốc.

Giữa năm nay, Bắc Kinh đã rút lại 4,9 tỷ USD tiền tài trợ cần thiết để hoàn thành dự án đường sắt tại Kenya, từng là trọng điểm cho sáng kiến Vành đai và Con đường, khiến Kenya có thể phải sử dụng lại tuyến đường sắt cũ có tuổi đời hơn 90 năm để kết nối thương mại với Uganda.

Tại Zimbabwe, một dự án năng lượng mặt trời khổng lồ đã bị thiếu hụt kinh phí sau khi Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc rút tiền tài trợ do lo ngại các khoản nợ cũ của chính phủ Zimbabwe.

Khoảng cách 800 tỷ USD trong sáng kiến Vành đai, Con đường

Khoảng cách 800 tỷ USD trong sáng kiến Vành đai, Con đường

Quốc tế -  5 năm
Dù được đánh giá là cơ hội thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng, sáng kiến Vành đai, Con đường của Trung Quốc đang khiến không ít quốc gia phải "oằn mình" gánh nợ, tác động trở lại quá trình đầu tư.
Khoảng cách 800 tỷ USD trong sáng kiến Vành đai, Con đường

Khoảng cách 800 tỷ USD trong sáng kiến Vành đai, Con đường

Quốc tế -  5 năm
Dù được đánh giá là cơ hội thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng, sáng kiến Vành đai, Con đường của Trung Quốc đang khiến không ít quốc gia phải "oằn mình" gánh nợ, tác động trở lại quá trình đầu tư.
Trung Quốc vay thêm 250 tỷ USD để đẩy mạnh sáng kiến Vành đai và Con đường

Trung Quốc vay thêm 250 tỷ USD để đẩy mạnh sáng kiến Vành đai và Con đường

Quốc tế -  6 năm

Trung Quốc được dự kiến sẽ đầu tư thêm khoảng 150 tỷ USD vào sáng kiến kết nối thương mại này trong 5 năm tới.

Nhật Bản hỗ trợ tài chính cho sáng kiến 'Một vành đai, Một con đường' của Trung Quốc

Nhật Bản hỗ trợ tài chính cho sáng kiến 'Một vành đai, Một con đường' của Trung Quốc

Quốc tế -  6 năm

Chính phủ Nhật Bản dự định hợp tác với Trung Quốc trong sáng kiến 'Một vành đai, Một con đường' bằng cách hỗ trợ tài chính cho các dự án hợp tác công tư (PPP). Động thái của Tokyo nhằm cải thiện quan hệ song phương với nước láng giềng.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  10 giờ

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.

Kinh doanh 'đình trệ', Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Doanh nghiệp -  13 giờ

Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Tiêu điểm -  14 giờ

Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Diễn đàn quản trị -  14 giờ

Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Hồ sơ quản trị -  14 giờ

Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.

Đọc nhiều