Tiêu điểm
Nhiều tỉnh thành hạ giãn cách xã hội xuống Chỉ thị 15
Khánh Hòa, Long An, Bình Dương, Kiên Giang... đã hạ mức độ giãn cách xã hội xuống Chỉ thị 15 ở các khu vực "vùng xanh" hoặc toàn tỉnh. Tuy nhiên, cũng có một số tỉnh, thành phố như TP. Cần Thơ vẫn chưa có kế hoạch nới lỏng.
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Chỉ thị 18 về lộ trình nới lỏng giãn cách xã hội theo mức độ nguy cơ ở thôn, tổ dân phố từ ngày 8/9 cho đến khi có thông báo mới.
Theo đó, tại 6 địa phương (TP. Nha Trang, TP. Cam Ranh, thị xã Ninh Hòa, các huyện Cam Lâm, Vạn Ninh, Diên Khánh), người dân ở thôn, tổ dân phố “vùng vàng” được đi tập thể dục ngoài trời trong nội vùng; “vùng xanh” được đi tập thể dục ngoài trời trong địa giới hành chính cấp xã. Người dân ở 2 vùng này được đi mua đồ ăn, uống mang về tại các cửa hàng, đi chợ.
Các cửa hàng kinh doanh sách vở, đồ dùng học tập, vật liệu xây dựng, vật tư nông nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chỉ được phép bán mang về.
Còn thôn tổ dân phố ‘vùng đỏ’ và ‘vùng cam’ vẫn yêu cầu người dân ở trong nhà; chính quyền địa phương cung ứng lương thực, thực phẩm, thuốc men và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho từng hộ dân; bảo đảm “ai ở đâu ở yên đó”, “người cách ly với người”.
Các huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh tiếp tục áp dụng Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ.
Các biện pháp được áp dụng chung cho toàn tỉnh gồm người dân hạn chế ra khỏi nhà nếu không cần thiết; thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K, không tập trung quá 2 người nơi công cộng, giữ khoảng cách 2 mét và các quy định phòng, chống dịch Covid-19; không ra khỏi nhà từ 19 giờ đến 5 giờ ngày hôm sau.
Trong 1 tuần qua, số ca nhiễm mới trong ngày của tỉnh Khánh Hòa dao động trong khoảng 50 – 100 ca, nâng tổng số ca nhiễm trong đợt dịch Covid-19 thứ 4 tại đây lên 7.014 ca tính đến ngày 7/8, đứng thứ 7 trên cả nước.
Sau 50 ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 trên phạm vi toàn tỉnh, tình hình dịch bệnh Covid-19 tại tỉnh Long An cơ bản đã được kiểm soát. Do đó, ngày 6/9, UBND tỉnh Long An đã quyết định thu hẹp vùng thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 chỉ còn 7 địa phương gồm huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc, Cần Đước, Châu Thành, Thủ Thừa và thành phố Tân An đến hết ngày 13/9/2021.
Tỉnh tiếp tục duy trì các trạm, chốt kiểm soát, đặc biệt tại các điểm kết nối giữa ‘vùng đỏ’ với các địa phương còn lại. Tất cả các cơ quan, doanh nghiệp thuộc các địa phương này tiếp tục làm việc trực tuyến tại nhà.
Đối với số cán bộ, người lao động được phân công làm việc trực tiếp tại cơ quan, đơn vị thì được đi, về hàng ngày nhưng phải có giấy xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị.
8 địa phương tại tỉnh Long An gồm thị xã Kiến Tường và các huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Đức Huệ, Tân Trụ sẽ hạ xuống áp dụng Chỉ thị 15 kể từ 0h ngày 7/9 cho đến khi có thông báo mới.
Theo đó, các cơ sở dịch vụ nhà hàng; cơ sở dịch vụ ăn, uống, giải khát được hoạt động nhưng chỉ phục vụ mang về, không phục vụ tại chỗ. Các khu vực được hoạt động gồm nhà máy, cơ sở sản xuất; công trình giao thông, xây dựng; cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu... Chợ truyền thống, hoạt động vận chuyển hành khách công cộng, nghi lễ tôn giáo tiếp tục tạm dừng hoạt động.
Long An hiện là nơi có số ca nhiễm Covid-19 lớn thứ 4 cả nước trong đợt dịch Covid-19 thứ 4, chỉ sau TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và đứng đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long với 26.465 ca tính đến hết ngày 6/9, trong đó có 7.872 ca cộng đồng, 1.926 ca tại khu cách ly, 16.667 ca tại khu phong tỏa.
18.952 ca đã được điều trị khỏi. 312 ca tử vong do Covid-19 (1,17%). 6.232 ca đang điều trị tại bệnh viện. 1.069 ca đang theo dõi tại nhà, doanh nghiệp.
Phân theo vùng nguy cơ, Đức Hòa, Bến Lức là vùng nguy cơ rất cao – ‘vùng đỏ’. TP. Tân An, Cần Giuộc là vùng nguy cơ cao. Châu Thành, Thủ Thừa, Cần Đước là vùng nguy cơ. Các địa phương còn lại ở mức độ bình thường mới.
Tương tự, lãnh đạo tỉnh Kiên Giang cũng hạ mức giãn cách xuống Chỉ thị 15 từ ngày 7/9 đối với 8 địa phương gồm U Minh Thượng, An Minh, An Biên, Gò Quao, Giồng Riềng, Tân Hiệp, Kiên Hải và thành phố Phú Quốc.
Tỉnh này thu hẹp khu vực áp dụng Chỉ thị 16 còn 7 địa phương gồm Rạch Giá, Hà Tiên, Vĩnh Thuận, Châu Thành, Hòn Đất, Kiên Lương, Giang Thành, bắt đầu từ ngày 7/9 đến hết ngày 13/9.
Theo đó, tại 8 địa phương thực hiện Chỉ thị 15, các nhà máy, xí nghiệp; hoạt động xây dựng và các cơ sở, nguyên, nhiên, vật liệu, vật tư xây dựng phục vụ cho hoạt động xây dựng; sản xuất nông nghiệp, khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản… được phép hoạt động. Học sinh tại các địa phương này được đến trường học tập từ ngày 13/9.
Đến ngày 20/9, nếu tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát, tất cả học sinh từ mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên trên toàn tỉnh Kiên Giang sẽ đến trường học tập bình thường.
Kiên Giang là nơi có số ca nhiễm mới nhiều thứ 5 trong ngày 7/9 với 242 ca. Sau khi duy trì số ca nhiễm mới hàng ngày ở mức trên dưới 100 ca, thì trong 3 ngày gần đây, con số này đã tăng vọt tại Kiên Giang với ngày 5/9 là 345 ca, ngày 6/9 là 201 ca mắc mới.
Tại Bình Dương – điểm nóng Covid-19 thứ 2 trên cả nước, chỉ sau TP.HCM, UBND tỉnh đã quyết định từ 6/9, 4 địa phương ‘vùng xanh’ thuộc phía Bắc của tỉnh gồm Dầu Tiếng, Phú Giáo, Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên thực hiện Chỉ thị 15+. Đồng thời giao cho mỗi địa phương cân nhắn và có quy định cụ thể theo tình hình thực tế.
Theo đó, tại huyện Bắc Tân Uyên, chỉ các khu phố, ấp ‘vùng xanh’ áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15+. Còn 3 huyện còn lại đều hạ mức độ giãn cách trên toàn tỉnh.
Các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp trên địa bàn huyện được phê duyệt thực hiện phương án "3 tại chỗ" hoặc "1 cung đường, 2 địa điểm" hoặc mô hình 3 Xanh "nhà máy, nhà trọ và công nhân"; các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, các nhà thuốc.
Các tiểu thương tại các chợ truyền thống trên địa bàn huyện chỉ được buôn bán các mặt hàng thiết yếu như: lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm hàng ngày..., hạn chế các mặt hàng không cần thiết.
Riêng huyện Phú Giáo, một số cửa hàng, tiệm tạp hóa bán đồ thiết yếu được phép hoạt động trở lại. Các cơ sở, hộ kinh doanh dịch vụ ăn, uống được phép hoạt động trở lại nhưng chỉ được bán mang đi. Các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác, kinh doanh mủ cao su được hoạt động trở lại.
Tính đến ngày 7/9, Bình Dương ghi nhận 138.593 ca nhiễm Covid-19 trong đợt dịch thứ 4, trong đó có 1.176 ca tử vong. Trong 1 tuần qua, số ca nhiễm mới trung bình mỗi ngày là 3.400 ca.
Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh An Giang, mặc dù còn phát hiện ca mắc Covid-19 trong cộng đồng, nhưng tình hình dịch bệnh trong tỉnh cơ bản được kiểm soát.
Vì vậy, từ 0h ngày 7/9, tỉnh An Giang quyết định thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 trên phạm vi toàn tỉnh đến khi có thông báo mới.
Tuy nhiên, các xã, phường, thị trấn thuộc “vùng cam”, “vùng đỏ” vẫn tiếp tục thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16.
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh An Giang yêu cầu Bí thư, Trưởng ban Chỉ đạo cấp huyện căn cứ tình hình, diễn biến dịch bệnh thực tiễn tại địa phương để quyết định và tự chịu trách nhiệm việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch cụ thể với cấp độ cao hơn, phù hợp theo từng khu vực.
Bên cạnh đó, toàn tỉnh triển khai các biện pháp áp dụng chung gồm tiếp tục yêu cầu người dân không ra khỏi nhà từ 18h đến 5h sáng hôm sau. Cơ quan, đơn vị chỉ bố trí không quá 30% người làm việc ở cơ quan, đơn vị. Tiếp tục, yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết.
Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát được hoạt động kinh doanh theo hình thức bán mang đi hoặc giao hàng tại nhà, không được phục vụ tại chỗ; đảm bảo khoảng cách 2,0 mét khi tiếp xúc và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định.
Tỉnh vẫn áp dụng phát phiếu đi chợ 3 lần mỗi tuần đối với mọi người dân. Các chợ truyền thống tiếp tục giảm quy mô hoạt động, thực hiện nghiêm biện pháp 5K của Bộ Y tế, có phân luồng ngõ ra, ngõ vào tại các chợ để tăng cường kiểm soát, phòng chống dịch.
Tính đến ngày 7/9, An Giang ghi nhận 2.383 ca nhiễm Covid-19 trong đợt dịch thứ 4. Trong 1 tuần qua, số ca nhiễm mới trong ngày dao động dưới 100 ca.
Tại Cà Mau, Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về việc nới lỏng các biện pháp phòng, chống Covid-19 trên toàn địa bàn tỉnh (trừ khu phong tỏa, khu vực cách ly y tế được thực hiện theo quy định về phòng, chống dịch).
Theo đó, toàn tỉnh thực hiện Chỉ thị 15 (có tăng cường một số quy định) bắt đầu từ 0h ngày 7/9 cho đến khi có thông báo mới.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện nghiêm ‘3 mũi giáp công’ gồm Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, UBND các huyện, TP. Cà Mau và các cơ quan chức năng tăng cường siết chặt việc quản lý người và phương tiện đường bộ, đường thủy, đường biển, tuyệt đối không để người dân vào tỉnh mà không được kiểm tra, giám sát; quản lý chặt người điều khiển phương tiện, người phụ lái, người áp tải hàng hóa trong lưu thông, vận chuyển hàng hóa, dừng, đỗ, lên xuống hàng hóa và việc lưu trú lại tại tỉnh Cà Mau.
Mọi người dân không được di chuyển ra khỏi tỉnh (trừ trường hợp được Chủ tịch UBND tỉnh cho phép) và không được ra đường từ 21h đến 4h sáng hôm sau; tất cả người và các loại phương tiện vận chuyển hàng hóa vào địa bàn tỉnh phải được kiểm soát nghiêm ngặt và thực hiện các yêu cầu về phòng, chống dịch.
Các hoạt động được thực hiện nhưng có điều kiện hoặc hạn chế gồm thể dục, thể thao không tập trung quá 10 người;
Dịch vụ kinh doanh ăn uống không sử dụng rượu, bia với mỗi bàn không quá 4 người, khoảng cách giữa các bàn tối thiểu 02 mét. Riêng địa bàn các phường: 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9, Tân Xuyên; xã Lý Văn Lâm, xã Tắc Vân, một phần xã Định Bình (phần tiếp giáp với Quốc lộ 1, đoạn từ xã Tắc Vân đến phường 6) thuộc thành phố Cà Mau và các thị trấn thuộc các huyện chỉ được bán mang về.
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, các công trình xây dựng riêng lẻ; các cơ sở sơ chế nông, lâm, thủy, hải sản; các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm có quy mô dưới 11 người, được phép hoạt động nhưng chủ cơ sở, chủ công trình phải đăng ký danh sách người lao động đã được xét nghiệm (Test nhanh) định kỳ 03 ngày/01 lần đến UBND cấp xã để được cấp giấy đi đường.
Ngân hàng, kho bạc, chứng khoán, bưu chính, viễn thông, điện, nước được phép hoạt động nhưng không quá 50% nhân viên.
Tính đến ngày 7/9, Cà Mau ghi nhận 189 ca nhiễm Covid-19 trong đợt dịch thứ 4. Trong 1 tuần qua, số ca nhiễm mới trong ngày dao động trên dưới 10 ca.
Tại tỉnh Bạc Liêu, Chủ tịch UBND tỉnh vừa có quyết định hạ mức độ giãn cách xã hội xuống Chỉ thị 15 đối với gần như toàn tỉnh, trừ 6 phường (1, 2, 3, 5, 7, 8) của thành phố Bạc Liêu từ 3h ngày 6/9 đến 0h ngày 13/9.
Các hoạt động được thực hiện gồm sự kiện không vượt quá 10 người; vận tải hành khách công cộng; công ty, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh ăn uống không cồn nhưng mỗi bàn không quá 4 người và khoảng cách mỗi bàn tối thiểu 2m; thể dục, thể thao, văn hóa, giải trí không quá 10 người; nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất. Mọi người dân không được ra đường từ 21h đến 4h sáng hôm sau.
Tính đến ngày 7/9, Bạc Liêu ghi nhận 189 ca nhiễm Covid-19 trong đợt dịch thứ 4. Trong 1 tuần qua, số ca nhiễm trong ngày đều dưới 10 ca.
Tại tỉnh Vĩnh Long, tổng số ca nhiễm trong đợt dịch thứ 4 lên tới 2.114 ca tính đến ngày 6/9. Tuy nhiên, sau 48 ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, Vĩnh Long đã đưa số ca nhiễm mới gần đây về dưới 10 ca mỗi ngày. Do đó, ngày 4/9, Chủ tịch UBND tỉnh đã quyết định hạ mức độ giãn cách xuống Chỉ thị 15 với mức độ cao hơn trên toàn tỉnh từ 0h ngày 5/9 đến hết ngày 15/9.
Theo đó, người dân không ra đường từ 19h đến 4h sáng hôm sau; không tập trung quá 5 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện. Người dân không được tự ý di chuyển ra ngoài tỉnh; Tiếp tục thực hiện nghiêm việc đi chợ thay cho người dân trên địa bàn tỉnh; Tiếp tục thực hiện nghiêm việc hạn chế ra đường. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chưa được hoạt động trở lại đến khi có thông báo mới.
Bên cạnh các tỉnh thành trên, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ chiều 7/9 vừa ký ban hành công văn về việc tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 trên toàn thành phố từ 0h ngày 8/9 đến 0h ngày 18/9.
Tính đến ngày 7/9, Cần Thơ ghi nhận 4.458 ca nhiễm Covid-19 trong đợt dịch thứ 4. Trong 1 tuần qua, số ca nhiễm trong ngày đều dưới 100 ca.
Xây dựng kịch bản phục hồi, tăng trưởng kinh tế, thích ứng an toàn dịch bệnh
Doanh nghiệp thủy sản tiếp tục khó khăn kể cả kết thúc giãn cách
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), chỉ có khoảng 30 – 40% doanh nghiệp ngành thủy sản có thể phục hồi sản xuất ngay sau giãn cách do khó khăn về chuỗi cung ứng cũng như lực lượng lao động.
15 quận, huyện tại Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội đến 21/9
Hà Nội sẽ phân thành 3 vùng để áp dụng các mức độ giãn cách phù hợp với nguy cơ của dịch và đặc điểm địa lý - dân cư - sinh hoạt - sản xuất.
Nhiều tỉnh, thành công bố phương án giãn cách xã hội tiếp theo
Một số tỉnh Bình Dương, Long An, Tiền Giang… đang xem xét nới lỏng một số nơi trên địa bàn.
Giãn cách kéo dài khiến số doanh nghiệp ngừng hoạt động tăng vọt
85,5 nghìn doanh nghiệp đã ngừng kinh doanh, chờ giải thể và hoàn tất giải thể từ đầu năm đến nay, tăng hơn 24% so cùng kỳ năm ngoái, 28% trong số này là ở TP.HCM.
Aqua City của Novaland được gỡ vướng
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.