Trước sự bùng nổ của thương mại trực tuyến, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa tận dụng internet để trở thành đòn bẩy phát triển, còn khá lúng túng trong việc đăng ký sở hữu tên miền cho chính thương hiệu của mình.
Chú trọng tên miền quốc gia
Trong các loại hình tài nguyên internet, tên miền được đánh giá là tài nguyên phổ dụng nhất, số lượng đăng ký, sử dụng tên miền là một trong những thông số đánh giá mức độ sử dụng Internet của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” là tên cấp cao nhất (ccTLD) được tổ chức quản lý tên và số cấp cao nhất toàn cầu (ICANN) chuyển giao cho Việt Nam quản lý.
Khác với các tài nguyên tần số, kho số được độc quyền sử dụng trong lãnh thổ Việt Nam, việc quản lý phát triển tên miền quốc gia “.vn” nằm trong mối tương quan cạnh tranh với tên miền quốc tế. Tại Việt Nam, trong những năm đầu của hoạt động Internet, tên miền quốc tế có khoảng thời gian tăng trưởng nhanh, số lượng chủ thể Việt Nam đăng ký sử dụng tên miền quốc tế cao hơn so với lượng đăng ký sử dụng tên miền “.vn”.
Trong năm 2000, số lượng tên miền “.vn” cấp phát chỉ là 182 tên miền. Từ 2001 tới hết 2013, bình quân tăng trưởng tên miền “.vn” đạt 172%/năm. Đặc biệt phải kể đến năm 2009, tên miền “.vn” đuổi kịp tốc độ tăng trưởng của tên miền quốc tế và bắt đầu vượt lên từ 2010 với sự cách biệt ngày càng rõ, tạo sự ổn định tăng trưởng của “.vn” tốt hơn so với tên miền quốc tế.
Theo thống kê của của Trung tâm Internet Việt Nam, năm 2015 tên miền “.vn” tiếp tục giữ được tốc độ tăng trưởng tương đương với các năm trước, khoảng 14%. Con số này không chỉ thể hiện sức tăng trưởng ổn định của tên miền “.vn” qua các năm, mà còn phản ánh sự tăng trưởng tốt của tên miền “.vn” so với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đồng thời, sức tăng trưởng còn phản ánh kết quả tích cực của việc đưa ra các chính sách phù hợp với điều kiện thực tiễn, qua đó khuyến khích và thúc đẩy người sử dụng.
Bảo vệ thương hiệu trên internet
Hiện nay, nhiều công ty đã thành công với tên miền .vn khi được nhiều khách hàng trong, ngoài nước biết đến và xuất khẩu hàng hóa thuận lợi hơn. Đơn cử với làng nghề kho cá nổi tiếng Vũ Đại (Hà Nam), khách hàng chủ yếu đặt hàng qua trang web với tên miền cakhovudai.vn và cakhovudai.com.vn. Nhiều thương hiệu Việt lẫn các công ty nước ngoài khác cũng thành công khi đăng ký tên miền .vn như sendo.vn, vng.vn, lazada.vn…Tên miền đóng vai trò rất quan trọng trong nhận diện thương hiệu, mang đến những tiềm năng về quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường, khách hàng, đối tác… cho doanh nghiệp. Tên miền đã góp phần không nhỏ cho sự thành công cũng như thất bại của nhiều công ty.
Tuy nhiên, theo số liệu của VNNIC, hiện nay riêng khối các DN Việt mới chỉ đăng ký khoảng 200.989 tên miền Việt Nam .vn, trong đó mỗi DN thường đăng ký nhiều hơn một tên miền. Trong khi đó tổng số DN ở Việt Nam hiện nay là trên 500.000, có nghĩa là tỷ lệ DN có tên miền hoặc website (.vn) còn rất nhỏ.
Thực trạng nhiều công ty Việt không có website, không sử dụng thư điện tử với tên miền chuyên nghiệp đã khiến DN tự làm giảm cơ hội quảng bá của mình rất nhiều. Có DN lại chủ yếu đăng ký một tên miền quốc tế rồi bỏ qua đăng ký tên miền quốc gia .vn. Thực tế, nhiều DN đã phải tốn nhiều công sức, tiền của để lo kiện cáo nhiều năm trời chỉ để mong đòi lại tên miền gắn với thương hiệu của mình đã bị người khác đăng ký mất.
Điển hình như Biti’s đã đăng ký tên miền bitis.com.vn và bitis.com nhưng bitis.vn lại bị chủ thể khác đăng ký mất; vụ kiện tranh chấp tên miền anz.com.vn của Ngân hàng ANZ nhiều năm nay vẫn chưa xong; những tên miền như toyota.vn, camry.vn, innova.vn cũng tranh kiện kéo dài. Ngoài ra, có công ty Việt bị đối tác nước ngoài từ chối hợp tác vì DN này chỉ đăng ký tên miền quốc tế .com chứ không đăng ký tên miền quốc gia .vn.
Nhiều ý kiến cho rằng số lượng tên miền Việt Nam được sử dụng quá thấp trong thực tế là do chi phí cho tên miền .vn cao hơn chi phí cho tên miền quốc tế (.com , .net…). Tuy nhiên, theo đại diện của nhà cung cấp dịch vụ tên miền quốc gia khẳng định chi phí sử dụng tên miền .vn không cao hơn nhiều so với tên miền quốc tế; thậm chí còn thấp hơn khi khách hàng sử dụng những năm kế tiếp. Tính trung bình, phí đăng ký và duy trì tên miền Việt Nam (.vn) chỉ bằng phí gia hạn gói cước thuê bao dịch vụ viễn thông 3G hằng tháng (khoảng 70.000 đồng/tháng).
Để bảo vệ thương hiệu của mình trên internet, các doanh nghiệp phải chủ động đăng ký các tên miền có liên quan đến quyền lợi, lợi ích đối với thương hiệu của mình. Việc sử dụng tên miền .vn để bảo vệ thương hiệu Việt khi kinh doanh ở trong nước cũng như thị trường quốc tế sẽ giúp các doanh nghiệp nhận được sự quan tâm nhiều hơn từ cộng đồng người Việt.
Trên thực tế, tên miền đóng vai trò như một địa chỉ, một thương hiệu của doanh nghiệp trong môi trường internet. Vì vậy, việc phát triển thương hiệu gắn với tên miền cần được doanh nghiệp quan tâm và đầu tư nhiều hơn. Tên miền và trang web gắn liền với sự phát triển thương hiệu sẽ góp phần hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp trong việc nhận diện thương hiệu, quảng bá, truyền thông, tiếp cận các thị trường lớn…
Các doanh nghiệp nên có định hướng rõ ràng trước tiên là ý thức đúng về tầm quan trọng của vấn đề này trong bức tranh chung của vấn đề vĩ mô về quản lý tài nguyên Internet nhất là với nhu cầu tăng như vũ bão của người dân cùng lộ trình triển khai Ipv6 được xác định là vào năm 2019 Việt Nam sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng dịch vụ dựa trên phiên bản địa chỉ internet mới.
Bởi tên miền cũng giống như một “ngôi nhà” trên mạng của doanh nghiệp; nó sẽ gắn liền với thương hiệu hoặc tên sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu không kịp thời quan tâm, đăng ký quyền sở hữu… thì các doanh nghiệp có thể bị đánh mất “ngôi nhà” đó.
Sau 16 năm chính thức xuất hiện từ ngày 01/12/1997, Internet đã tác động mạnh tới mọi mặt của đời sống xã hội ở Việt Nam , tỷ lệ người dùng Internet tại Việt Nam đã đạt 52% dân số đưa Việt Nam có mặt trong top 20 quốc gia có tỷ lệ người dùng Internet cao nhất thế giới.
Nhìn lại những thương hiệu Việt đình đám đã bị các “đại gia” nước ngoài thâu tóm trong thời gian qua như: Dạ Lan, PS, Tribeco, Diana, Kinh Đô, Phở 24, Holcim... cho thấy đa số các doanh nghiệp Việt bị thâu tóm đều theo chiêu bài ''liên doanh - thâu tóm”.
Có nghịch lý đáng buồn là sau hơn 30 năm đổi mới, số lượng doanh nghiệp tăng nhưng chất lại rất hạn chế. Hiện nay thương hiệu Việt có uy tín trên thị trường thế giới chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
Ông Hoàng Nam Tiến tin rằng, trong thời đại trí tuệ nhân tạo (AI), nếu thế hệ sinh viên không khai phá tiềm năng sẽ dễ dàng rơi vào nhóm 90% người bình thường.
Không chỉ là thức uống thơm ngon, dinh dưỡng, mỗi chai nước uống sữa trái cây mãng cầu còn là món quà ý nghĩa mà giới trẻ dành tặng nhau, thể hiện sự quan tâm và sẻ chia nguồn năng lượng tích cực.
VinFast và đối tác FGF hợp tác triển khai chương trình “Thu cũ - Đổi mới” đặc biệt kể từ ngày 1/11/2024 nhằm hỗ trợ mạnh mẽ tiến trình chuyển đổi xanh.