Ông Nguyễn Thành Phong tái đắc cử Chủ tịch TP. HCM
Hứa Phương
Thứ năm, 24/06/2021 - 15:36
Với tỷ lệ tán thành 89,53%, ông Nguyễn Thành Phong tiếp tục làm Chủ tịch UBND TP. HCM nhiệm kỳ 2021-2026.
Ông Nguyễn Thành Phong được bầu giữ chức Chủ tịch UBND TP. HCM tại kỳ họp thứ nhất HĐND thành phố khoá X ngày 24/6.
Ông Phong 59 tuổi, quê Bến Tre, tiến sĩ kinh tế, từng kinh qua nhiều vị trí lãnh đạo trước khi được Trung ương điều động về TP. HCM giữ cương vị Phó bí thư Thành ủy nhiệm kỳ 2010-2015. Đến tháng 6/2016, ông Phong được bầu giữ chức Chủ tịch UBND TP. HCM nhiệm kỳ 2016-2021.
Ông Phong tái đắc cử trong bối cảnh TP. HCM đang phải thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống dịch Covid – 19, người dân, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.
Ông Phong được cộng đồng doanh nghiệp, người dân kỳ vọng sẽ tiếp tục giải quyết những vấn đề nổi cộm của thành phố như vấn đề Thủ Thiêm, phát triển kinh tế, nâng cao quy hoạch đô thị, ngập nước… qua đó, đưa TP. HCM phát triển xứng tầm với vị trí đầu tàu kinh tế của cả nước.
Hiện TP. HCM có dân số khoảng 9 triệu người, với khoảng 400 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, hàng năm đóng góp khoảng 28% tổng thu ngân sách của cả nước.
Trong 5 tháng đầu năm 2021, theo Cục thống kê TP. HCM, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 174.597 tỷ đồng, đạt 49% dự toán và tăng 22,8% so với cùng kỳ năm 2020.
Năm 2021, TP. HCM được giao dự toán thu ngân sách nhà nước là 364.893 tỷ đồng, giảm 10,1% so dự toán năm 2020.
Phía Đông TP. HCM tiếp tục dẫn dắt nguồn cung bất động sản, đặc biệt những dự án đô thị sinh thái vệ tinh nhờ sản phẩm đa dạng, tiềm năng phát triển mạnh và không gian sống giàu trải nghiệm.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM, xu thế phát triển đô thị tại TP.HCM vẫn theo kiểu “vết dầu loang - thấp tầng”, chưa đạt được mục tiêu về đô thị hóa.
Mặc dù đã hết bốn tháng đầu năm nhưng 24 bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân vốn đầu tư công ở mức dưới 5%, thậm chí còn chưa bắt đầu giải ngân vốn.
“Luồng xanh” là thủ tục đầu tư, kinh doanh đặc biệt theo phương thức hậu kiểm, được đánh giá là chìa khóa quan trọng tạo cơ chế bứt phá cho nền kinh tế.
Mặc dù đã hết bốn tháng đầu năm nhưng 24 bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân vốn đầu tư công ở mức dưới 5%, thậm chí còn chưa bắt đầu giải ngân vốn.
“Luồng xanh” là thủ tục đầu tư, kinh doanh đặc biệt theo phương thức hậu kiểm, được đánh giá là chìa khóa quan trọng tạo cơ chế bứt phá cho nền kinh tế.
Cùng với việc thoái vốn khỏi các khoản đầu tư ngoài ngành và tiến hành thâu tóm cổ phần các doanh nghiệp logistics, Viconship đang dần hoàn thiện hệ sinh thái vận tải biển.