Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Căn cứ nhu cầu tiêu thụ, cung ứng điện tại địa phương, Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng đề xuất nghiên cứu đầu tư 89 dự án nguồn điện đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Cụ thể, danh mục dự án nguồn điện bao gồm: 20 dự án điện gió (tổng công suất khoảng 1.500MW, tổng sản lượng điện trung bình năm khoảng 4,7 tỷ kWh), 13 dự án điện mặt trời (tổng công suất khoảng 753MW, tổng sản lượng điện trung bình năm khoảng 1,46 tỷ kWh), 3 dự án thủy điện tích năng (3.700MW), 42 dự án thủy điện (381MW, điện lượng trung bình năm khoảng 1,2 tỷ kWh)…
Dự án năng lượng tái tạo gồm 89 dự án với tổng công suất khoảng 6.400MW, điện lượng sản xuất trung bình năm tăng thêm từ nguồn năng lượng tái tạo khoảng 7,4 tỷ kWh.
Theo Sở Công thương Lâm Đồng, đến năm 2030, nếu 89 dự án nguồn điện năng lượng tái tạo nêu trên được đầu tư đưa vào vận hành khai thác và cung cấp điện thì cũng chỉ đáp ứng được 1,25-1,35% nhu cầu hệ thống điện quốc gia. Do đó, việc đầu tư phát triển nguồn điện năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là cần thiết.
Ngoài ra, nội dung liên quan tới phát triển dự án điện từ các nguồn năng lượng có tiềm năng khác cũng được đề cập tới (như điện sinh khối, điện rác…).
Về điện sinh khối, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng ghi nhận nguồn nguyên liệu sinh khối (biomass) rải rác, nhỏ lẻ, không có nguồn nguyên liệu tập trung ở mức độ quy mô công nghiệp để sản xuất điện nên chưa có tiềm năng phát triển.
Tương tự, điện rác cũng chưa được địa phương tính tới do Lâm Đồng chưa đủ lượng rác thải tập trung có khả năng hình thành dự án nguồn điện có hiệu quả từ việc đốt rác thải. Nhiều nhà đầu tư đã đến nghiên cứu dự án điện từ rác thải tại Lâm Đồng nhưng chưa có dự án nào triển khai do không đủ lượng rác tập trung.
Thống kê thời điểm tháng 4/2021, Lâm Đồng có khoảng 936 tấn rác thải rắn/ngày-đêm, rất ít so với Hà Nội và TP.HCM.
Tính đến hết năm 2022, tỉnh Lâm Đồng có 35 dự án thủy điện đã đưa vào vận hành khai thác với tổng công suất lắp máy khoảng 1.700MW, sản lượng trung bình năm khoảng 6,3 tỷ kWh.
Đáng chú ý, liên quan tới danh mục 7 dự án thủy điện vừa và nhỏ trên lưu vực sông Đạ Huoai, UBND huyện Đạ Huoai đề nghị không quy hoạch làm thủy điện do nguy cơ gây sạt lở bờ sông cao và ngập lụt ảnh hưởng đến diện tích trồng cây ăn trái dọc hai bên bờ sông.
Tuy nhiên, Sở Công thương nhận định đề nghị của huyện Đạ Huoai chưa có cơ sở thực tiễn, dẫn chứng cụ thể. Ngoài ra, ý kiến của huyện không phù hợp với Nghị quyết 55 ngày 11/2/2020 và Nghị quyết 23 ngày 6/10/2022 của Bộ Chính trị, Quyết định 2068 của Thủ tướng cũng như một số nghị quyết và kế hoạch của UBND tỉnh, Tỉnh ủy Lâm Đồng.
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?