Phát triển bền vững

PRO Việt Nam có 8 thành viên mới

Hoàng Đông Thứ tư, 14/08/2024 - 20:31

Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) công bố một loạt thành viên mới là những doanh nghiệp lớn, có thị phần lớn trong ngành bao bì, tái chế và hàng tiêu dùng nhanh.

Những thành viên mới của PRO Việt Nam đều là doanh nghiệp lớn, sở hữu thương hiệu có độ nhận diện cao, quen thuộc với người tiêu dùng, đơn cử như bia Heineken, bia Sài Gòn hay sữa đậu nành Vinasoy.

Sự tham gia của các doanh nghiệp này đã nâng tổng số thành viên của PRO Việt Nam lên con số 30. Các thành viên hướng đến mục tiêu thiết lập mô hình kinh tế tuần hoàn cho ngành bao bì tại Việt Nam, bắt đầu với công tác truyền thông nâng cao nhận thức của người tiêu dùng và thực thi hiệu quả công cụ trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR).

2024 là năm đầu tiên trách nhiệm thu gom, tái chế bắt buộc trong công cụ chính sách EPR được triển khai tại Việt Nam, đặt ra yêu cầu các nhà sản xuất, nhập khẩu phải thực hiện nghĩa vụ thu gom, tái chế bao bì, ắc quy, pin, dầu nhớt, săm lốp. Những năm tiếp theo, một số sản phẩm sẽ được bổ sung vào danh mục phải thực thi EPR.

Các thành viên của PRO Việt Nam

Cuối năm 2023, Công ty CP Tái chế bao bì PRO Việt Nam trực thuộc Liên minh đã chính thức được Bộ Tài nguyên và môi trường công nhận là tổ chức được ủy quyền thực hiện tái chế bao bì, sẵn sàng cho việc thực thi EPR của các thành viên.

Trước đó, ngay từ khi thành lập vào năm 2019, PRO Việt Nam đã tích cực tham gia các hoạt động như đề xuất chính sách xây dựng Luật Bảo vệ môi trường 2020 cũng như phương án cho công cụ EPR, thực hiện các mô hình thí điểm để tìm kiếm giải pháp thu gom, tái chế bao bì hiệu quả, có khả năng nhân rộng.

Đồng hành với việc thực thi EPR của các thành viên, PRO Việt Nam đặt mục tiêu trong năm 2024 sẽ thu gom và tái chế được 70 nghìn tấn bao bì các loại, bên cạnh việc đẩy mạnh hoạt động truyền thông thay đổi nhận thức người tiêu dùng cũng như hỗ trợ lực lượng thu gom rác thải.

Nói về việc tham gia PRO Việt Nam, ông Larry Lee, Phó tổng giám đốc Tổng công ty CP Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), cho biết, mục đích của doanh nghiệp này là đẩy mạnh thực thi EPR, qua đó đóng góp vào tiến trình phát triển bền vững của doanh nghiệp cũng như sự nghiệp tăng trưởng xanh của đất nước.

Mặt khác, Sabeco cũng mong muốn đóng góp ý kiến để xây dựng các chính sách, quy định, hành lang pháp lý xoay quanh EPR để công cụ chính sách này đạt được hiệu quả và phù hợp với môi trường kinh doanh tại Việt Nam.

Còn đối với CP Việt Nam, việc tham gia PRO Việt Nam đặt dấu ấn cho nỗ lực hướng đến mục tiêu 100% bao bì thực phẩm có thể tái chế, tái sử dụng hoặc phân hủy, loại bỏ bao bì không cần thiết vào năm 2030.

Tám thành viên mới của PRO Việt Nam bao gồm Công ty CP Thực phẩm quốc tế Interfood, Tổng công ty CP Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), Công ty Sữa đậu nành Việt Nam (Vinasoy), Công ty CP Thương mại dịch vụ Giấy Thuận An, Công ty CP Chăn nuôi CP Việt Nam, Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken Việt Nam, Công ty CP Pramac và Công ty TNHH Carlsberg Việt Nam.

Liên kết bền chặt từ cơ chế EPR

Liên kết bền chặt từ cơ chế EPR

Phát triển bền vững -  2 tháng
Đáp ứng việc thực thi EPR khiến các nhà tái chế, nhà sản xuất, nhập khẩu gắn kết với nhau một cách mật thiết để khép kín vòng lặp tuần hoàn.
Liên kết bền chặt từ cơ chế EPR

Liên kết bền chặt từ cơ chế EPR

Phát triển bền vững -  2 tháng
Đáp ứng việc thực thi EPR khiến các nhà tái chế, nhà sản xuất, nhập khẩu gắn kết với nhau một cách mật thiết để khép kín vòng lặp tuần hoàn.
Doanh nghiệp làm kinh tế tuần hoàn vì điều gì?

Doanh nghiệp làm kinh tế tuần hoàn vì điều gì?

Phát triển bền vững -  3 tháng

Tạo ra giá trị và lợi nhuận là động cơ quan trọng nhất để doanh nghiệp triển khai các giải pháp kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

Kinh tế tuần hoàn: Cần kiên định lựa chọn giải pháp

Kinh tế tuần hoàn: Cần kiên định lựa chọn giải pháp

Phát triển bền vững -  1 tháng

Các giải pháp kinh tế tuần hoàn có thể triệt tiêu hiệu quả lẫn nhau nếu được kết hợp triển khai một cách thiếu tính toán.

Khi doanh nghiệp làm kinh tế tuần hoàn vì ‘FOMO’

Khi doanh nghiệp làm kinh tế tuần hoàn vì ‘FOMO’

Phát triển bền vững -  3 tháng

Doanh nghiệp bị bủa vây bởi các thông tin liên quan đến xu thế kinh tế tuần hoàn, quyết định triển khai mô hình này bởi FOMO (fear of missing out – sợ bị bỏ lỡ), dẫn đến những mô hình chắp vá và kém hiệu quả.

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Doanh nghiệp -  39 phút

Mảng năng lượng, vốn là mũi nhọn của công ty, được kỳ vọng sẽ hồi phục mạnh mẽ vào nửa cuối năm nay, dù những vấn đề pháp lý về giá bán điện vẫn là thách thức đáng kể.

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Tiêu điểm -  15 giờ

Thủ tướng yêu cầu nhiều nhóm giải pháp như hỗ trợ tín dụng, giảm thuế phí, đẩy mạnh đầu tư công nhằm khôi phục kinh tế và hướng tới tăng trưởng sau bão Yagi.

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Tiêu điểm -  19 giờ

Thủy điện cùng với điện khí LNG ngày càng quan trọng khi điện than hết dư địa tăng trưởng, năng lượng tái tạo mới vẫn thiếu cơ chế, còn điện khí thiên nhiên gặp vấn đề về nguồn cung nhiên liệu.

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

Thương trường -  19 giờ

FPT Software đã công bố hợp tác chiến lược với Vilja, nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng lõi hàng đầu Bắc Âu, đáp ứng nhu cầu ngân hàng số đang ngày càng gia tăng.

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Phát triển bền vững -  1 ngày

Theo lãnh đạo Bộ Công thương, các điều kiện ưu đãi, đảm bảo đầu tư để thực hiện dự án nhiệt điện khí Sơn Mỹ I và II chưa có trong quy định hiện hành.

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tiêu điểm -  1 ngày

Vốn ODA có vai trò rất quan trọng, đòi hỏi xây dựng cơ chế để thúc đẩy hiệu quả và tăng tiến độ giải ngân các dự án.

Yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  1 ngày

Quá trình công nghiệp hóa, sự gia tăng tầng lớp trung lưu và thế mạnh đặc biệt về địa chính trị được cho là ba yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam.