Giảm phát thải carbon trong ngành logistics
Biến đổi khí hậu, thách thức to lớn của thế kỷ XXI, đang đặt ra những vấn đề nan giải cho mọi ngành nghề, trong đó có ngành logistics (kho vận).
Chuyển đổi số quản trị, hợp tác vận tải liên doanh và đầu tư trung tâm logistics vệ tinh kết nối nhanh đô thị chính là chìa khóa gỡ nút thắt hạ tầng logistics
Trong chuỗi cung ứng, cảng và kho giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo dòng chảy hàng hóa thông suốt. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống hạ tầng tại nhiều cảng biển và kho bãi vẫn tồn tại những điểm nghẽn nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp logistics.
Sự tăng trưởng thương mại cùng sản xuất công nghiệp của Việt Nam trong thập kỷ qua đã tạo ra nhu cầu vận chuyển, lưu trữ và phân phối hàng hóa ngày càng cao. Hạ tầng logistics, vốn được xem là xương sống của chuỗi cung ứng, hiện đang gặp giới hạn về quy mô cũng như khả năng kết nối. Điều này làm chậm trễ hoạt động của toàn bộ chuỗi logistics trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ.
Báo cáo Logistics Việt Nam 2024 của Bộ Công Thương cho thấy vấn đề không chỉ nằm ở số lượng cảng, bến bãi hay kho hàng mà còn xuất phát từ sự không đồng bộ giữa các phương thức vận tải: từ đường biển, đường bộ, đến đường thủy nội địa và đường sắt.
Hệ thống kết nối giữa cảng với các khu công nghiệp và trung tâm phân phối còn yếu kém, khiến khối lượng hàng hóa lớn chủ yếu phải qua vận tải đường bộ – loại hình vận tải vốn tốn kém và dễ gặp tình trạng quá tải.
Chẳng hạn, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, mặc dù có sản lượng hàng hóa nông sản lớn, lại thiếu hệ thống cảng nước sâu và trung tâm logistics quy mô.
Nhiều mặt hàng phải được vận chuyển về TP. Hồ Chí Minh để thông quan, làm tăng chi phí vận tải và kéo dài thời gian giao nhận. Các tuyến cao tốc trọng điểm kết nối các vùng kinh tế quan trọng như TP. Hồ Chí Minh – Cần Thơ, Biên Hòa – Vũng Tàu và các tuyến vành đai vẫn chưa được hoàn thiện, góp phần làm giảm hiệu quả luân chuyển hàng hóa.
Bên cạnh đó, tình trạng quy hoạch chồng chéo, thiếu liên kết vùng cũng làm trầm trọng thêm “nút thắt”.
Việc phát triển hạ tầng logistics vẫn còn mang tính địa phương hóa, mạnh ai nấy làm, thiếu một chiến lược tổng thể theo chuỗi giá trị hàng hóa.
Nhiều địa phương xây dựng trung tâm logistics nhưng không có kết nối hiệu quả với các cụm cảng, trung tâm tiêu thụ lớn hay mạng lưới vận tải liên vùng, dẫn đến lãng phí nguồn lực đầu tư và không phát huy được hiệu quả kinh tế.
Những hạn chế về hạ tầng, từ trung tâm lưu kho nhỏ lẻ, hệ thống cảng bị quá tải cho đến những bất cập trong quản lý kho chuyên nghiệp, sẽ dẫn đến tăng chi phí vận hành và gây ảnh hưởng tiêu cực đến thời gian giao nhận hàng hóa, từ đó tác động trực tiếp đến hiệu quả cạnh tranh trên thị trường.
Việt Nam hiện được đánh giá là một trong những quốc gia có chi phí logistics cao nhất khu vực, với tỷ lệ chiếm khoảng 16,8 – 17% GDP – cao hơn so với Thái Lan (khoảng 15%) và Singapore (dưới 10%). Sự chênh lệch này không chỉ do yếu tố giá nhân công hay nhiên liệu mà chủ yếu do hiệu suất thấp của hạ tầng phục vụ logistics.
Ở các trung tâm logistics trọng điểm như TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng và khu vực Cái Mép – Thị Vải, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu tăng nhanh trong khi khả năng lưu trữ và thông quan vẫn chưa đáp ứng kịp. Tình trạng quá tải tại cảng đã buộc doanh nghiệp phải chịu thêm chi phí lưu container, chờ tàu và các khoản chi phí cho phương tiện trung chuyển.
Theo Quyết định số 1629/QĐ-TTg ngày 16/12/2023, quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đặt ra định hướng phát triển ngành hàng hải và logistics với mục tiêu hiện đại hóa cảng cửa ngõ quốc tế Cái Mép – Thị Vải, hình thành khu thương mại tự do gắn với hệ thống cảng biển và xây dựng hệ sinh thái công nghiệp – dịch vụ hoàn chỉnh.
Tuy nhiên, tình trạng thiếu kho lạnh, kho chuyên dụng và trung tâm phân phối đạt chuẩn vẫn khiến chuỗi cung ứng bị gián đoạn, làm tăng chi phí nhân công, vận tải và quản lý.
Một nghịch lý hiện ra là, trong khi doanh nghiệp vận tải và kho bãi than phiền về công suất khai thác không hiệu quả, thì trên quy mô vĩ mô hệ thống logistics lại gặp quá tải.
Sự thiếu kết nối giữa các trung tâm logistics, quy hoạch chưa có tầm nhìn dài hạn và đầu tư phân tán đã đẩy chi phí tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi thế cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Thay vì được lưu trữ và phân phối thông minh theo nhu cầu thị trường, hàng hóa thường xuyên bị “tồn đọng không cần thiết” hoặc “chuyển vòng” giữa các kho, làm tăng chi phí nhân công, vận tải và quản lý.
Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc chi phí logistics bị đội lên, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Hệ quả là chi phí tăng cao không chỉ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp logistics mà còn khiến doanh nghiệp sản xuất – xuất khẩu mất dần lợi thế.
Họ buộc phải tính toán lại toàn bộ chiến lược chuỗi cung ứng, từ vị trí đặt nhà máy, kho trung chuyển đến lựa chọn tuyến vận tải thay thế, trong khi lẽ ra logistics phải đóng vai trò hỗ trợ tối đa cho tăng trưởng sản xuất.
Trước thực trạng hạ tầng logistics chưa theo kịp nhu cầu phát triển, nhiều doanh nghiệp trong ngành không còn chờ đợi vào các giải pháp từ chính sách hay đầu tư công mà buộc phải chủ động tái cấu trúc hoạt động nội bộ. Những thay đổi này mang tính đối phó ngắn hạn đang dần định hình lại cách doanh nghiệp vận hành, quản trị và đầu tư cho chuỗi cung ứng trong trung – dài hạn.
Một trong những hướng đi nổi bật là chuyển đổi số trong quản trị vận hành. Nhiều doanh nghiệp đã triển khai hệ thống quản lý kho (WMS), phần mềm định tuyến vận tải (TMS), thậm chí tích hợp trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn để tối ưu hóa lộ trình giao nhận, phân tích dòng chảy hàng hóa theo thời gian thực.
Việc số hóa giúp giảm sự lệ thuộc vào các hạ tầng vật lý vốn đang quá tải, đồng thời nâng cao khả năng kiểm soát chi phí và năng lực phản ứng nhanh khi thị trường biến động.
Việc ứng dụng công nghệ được nhấn mạnh là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp logistics thích ứng trong bối cảnh hạ tầng phát triển chưa đồng bộ. Song song với chuyển đổi công nghệ, mô hình hợp tác chia sẻ tài nguyên logistics cũng được nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa lựa chọn.
Thay vì tự đầu tư phát triển hệ thống kho hoặc phương tiện vận tải riêng biệt – vốn đòi hỏi chi phí lớn và khó duy trì hiệu quả cao – các doanh nghiệp đang hướng đến mô hình chia sẻ: dùng chung kho, hợp tác vận tải liên doanh, thậm chí chia sẻ dữ liệu vận hành. Giải pháp này không chỉ giúp tối ưu chi phí đầu tư và vận hành, mà còn tăng khả năng mở rộng vùng phục vụ một cách linh hoạt.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp lớn còn chủ động đầu tư trung tâm logistics vệ tinh tại các khu vực có giá thuê đất thấp, sau đó kết nối bằng tuyến vận tải ngắn với các trung tâm đô thị.
Đây là chiến lược phân tán rủi ro và giảm tải cho hệ thống kho bãi tại các cảng và thành phố lớn đang bị tắc nghẽn. Việc đầu tư theo hướng phân tầng giúp doanh nghiệp gia tăng năng lực phục vụ, đồng thời rút ngắn thời gian giao nhận cuối chặng.
Bên dưới lớp chuyển động mang tính kỹ thuật, điều quan trọng hơn cả là sự thay đổi tư duy quản trị trong doanh nghiệp logistics: từ “vận hành theo cơ hội” sang “quản trị theo năng lực”.
Khi hạ tầng không còn là yếu tố có thể kiểm soát, các CEO buộc phải nhìn lại chuỗi giá trị logistics của mình – từ khách hàng, tuyến đường, điểm giao nhận cho đến năng lực xử lý đơn hàng – để tái cấu trúc mô hình hoạt động theo hướng linh hoạt, tối ưu và chủ động hơn với rủi ro hạ tầng.
Biến đổi khí hậu, thách thức to lớn của thế kỷ XXI, đang đặt ra những vấn đề nan giải cho mọi ngành nghề, trong đó có ngành logistics (kho vận).
Chuyển đổi số đang được xem là một trong các phương thức hiệu quả kéo giảm chi phí và để ngành logistics phát triển bứt phá.
Dù được đánh giá có nhiều tiềm năng để phát triển nhưng ngành logistics cũng đang phải đối mặt với nhiều điểm nghẽn.
Ngành nhựa tìm cách hóa giải thách thức, tận dụng cơ hội từ xu thế tiêu dùng bền vững đang lên ngôi tại các thị trường tiên tiến.
Dẫn đầu xu thế giảm phát thải hướng tới phát triển bền vững, Netzero vào năm 2050 theo định hướng của Chính phủ, kể từ năm 2018, tập đoàn TH đã tiên phong triển khai bước đầu tiên là kiểm kê khí nhà kính, tiếp theo là các hành động mạnh mẽ chuyển đổi xanh.
Chuyển đổi xanh là cuộc đua tiếp sức, cần nhiều cơ chế, chính sách và sự chung tay của toàn xã hội để tiếp sức cho doanh nghiệp.
Giảm phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu, nội địa hoá nguồn cung cùng công nghệ tái chế là chìa khoá thành công cho doanh nghiệp nhôm Việt Nam từ 2025.
Dệt may cần được bổ sung phân khúc vải sợi tái chế để giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế.
Chuyển đổi số quản trị, hợp tác vận tải liên doanh và đầu tư trung tâm logistics vệ tinh kết nối nhanh đô thị chính là chìa khóa gỡ nút thắt hạ tầng logistics
Một doanh nghiệp hiểu rõ tiền là gì, kinh tế vận hành ra sao, và chính sách tác động thế nào đến hành vi thị trường, sẽ có khả năng đưa ra quyết định chính xác hơn.
Việt Nam và Mỹ thống nhất khởi động đàm phán thỏa thuận thương mại đối ứng nhằm hướng tới quan hệ kinh tế ổn định, đôi bên cùng có lợi.
Sự kết hợp không tưởng giữa hai dịch vụ vốn không liên quan là SIM số và nhà thuốc lại cho thấy rõ tham vọng một tập toàn y tế kiểu mới ở FPT Retail.
Tại lễ tuyên dương các tập thể, cá nhân hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả động đất, Vietnam Airlines vinh dự nhận bằng khen của Thủ tướng trong các hoạt động nhân đạo quốc tế.
Vietnam Airlines vừa ký kết biên bản ghi nhớ với ngân hàng Citi về tài trợ vốn cho các dự án đầu tư chiến lược của hãng hàng không quốc gia.
Hàng không đang trở thành cú hích quan trọng, mở ra cánh cửa đưa du lịch Việt Nam vươn xa hơn trên bản đồ thế giới.