Leader talk

Quảng Ninh cần thay đổi nhận thức trong phát triển du lịch

Đặng Hoa Thứ tư, 24/04/2019 - 08:34

Du lịch Quảng Ninh đang gặp phải bốn điểm nghẽn lớn liên quan đến công tác quảng bá, sản phẩm, chính sách và con người.

Nhà sáng lập Luxury Travel Phạm Hà

Đối với du khách quốc tế, có thể người ta sẽ chẳng biết Indonesia là quốc gia nào nhưng Bali hay Lombok lại là những cái tên được nhiều người nhắc đến đầu tiên khi nói về các bãi biển sạch và đẹp nhất trên thế giới.

Theo ông Phạm Hà, nhà sáng lập Luxury TravelIndonesia làm rất tốt công tác quảng bá điểm đến. Trong khi đó, mặc dù có nhiều lợi thế để phát triển du lịch và thậm chí là được định hướng trở thành đô thị du lịch mang tầm thế giới nhưng Quảng Ninh vẫn chưa xác định được thế mạnh của mình để xúc tiến.

Ông Hà cho rằng du lịch Quảng Ninh hiện nay nhìn chung vẫn đang mang tính hữu xạ tự nhiên hương. Việc xúc tiến những điểm đến như Hạ Long đang chủ yếu do các doanh nghiệp tự thực hiện.

Chẳng hạn, khách đến Hạ Long rất đông nhưng dư âm để lại có lẽ không nhiều bởi chính họ cũng không xác định được liệu rằng cái tên Hạ Long có được bất chợt xướng tên đầu tiên khi nói về một trải nghiệm tuyệt vời nào đó. Và thậm chí, cũng không ai biết điều gì sẽ xuất hiện đầu tiên trong suy nghĩ của họ khi nói về địa danh này.

“Xúc tiến điểm đến, xúc tiến trải nghiệm mới của Quảng Ninh vẫn còn yếu kém. Họ không xác định được điểm mạnh của mình là gì, điều gì khiến khách hàng thích nhất, liệu du khách có muốn quay lại hay không, có hài lòng với dịch vụ và môi trường không”, ông Hà nhìn nhận.

Theo vị doanh nhân này, Quảng Ninh chưa tiến hành khảo sát du khách của mình để tìm ra điểm mạnh và cải thiện yếu điểm: “Có những lệnh cấm khách không giải thích được, các công ty du lịch cũng chẳng giải thích nổi. Làm du lịch như vậy chả giống ai”.

Làm thế nào để du khách tiêu tiền nhiều hơn?

Việt Nam nói chung và Quảng Ninh nói riêng có nhiều điểm mạnh về văn hoá, cảnh quan và con người. Ông Hà cho rằng, khi quảng bá cần xác định yếu tố cần xúc tiến tuỳ thuộc thị trường và đối tượng khách nhắm tới. 

Ví dụ, xúc tiến về trải nghiệm ngủ đêm đối với khách chi tiêu cao đến từ châu Âu. Khách Đông Bắc Á thì cho họ thấy cơ sở hạ tầng tốt, khách sạn chất lượng, có nhiều sân golf, điểm vui chơi giải trí...

Đối với câu hỏi “liệu khách có muốn quay lại lần hai không”, ông Hà khẳng định, dịch vụ tốt, sản phẩm chất lượng nhưng không có gì mới mẻ thì khả năng gia tăng lượng khách trung thành sẽ rất thấp.

CEO Luxury Travel thẳng thắn nhìn nhận, du lịch Quảng Ninh bao nhiêu năm nay vẫn không có gì mới. Nếu muốn khách quay lại lần hai, phải mang lại cho họ những trải nghiệm khác biệt bằng sản phẩm du lịch mới, mở rộng không gian di sản, tạo điều kiện cho khối tư nhân tạo các sản phẩm mới và đặc biệt là phải kết nối vùng.

“Chẳng hạn, tàu Hải Phòng có thể chạy sang Quảng Ninh và ngược lại thay vì ngăn sông cấm chợ. Hoặc trong chính Quảng Ninh thì từ Hạ Long có thể chạy tàu sang Bái Tử Long, từ Bái tử Long sang Trà Cổ, Vân Đồn để từ đó tạo được các sản phẩm phong phú hơn. Ngoài ra, cũng cần tạo được nhiều khu vui chơi, mua sắm, spa…”, ông Hà nhìn nhận.

Trong khi xu hướng du lịch trải nghiệm đang lên ngôi tại nhiều tỉnh thành thì Quảng Ninh, theo đánh giá của ông Hà là đang đi ngược lại. Chẳng hạn, đời sống văn hoá của người dân làng chài Hạ Long là một trong những nét văn hoá độc đáo, có thể được khai thác như một sản phẩm du lịch bằng việc cho du khách ở trên bè hoặc leo núi thì người dân chài và tàu bè lại bị lôi hết lên bờ. Như vậy, vừa lãng phí một sản phẩm du lịch độc đáo, vừa đẩy người dân vào cảnh không biết làm gì để kiếm sống.

Và có lẽ điều này cũng thể hiện phần nào điểm yếu của Quảng Ninh về chính sách. Quảng Ninh trong những năm gần đây liên lục có nhiều đột phá về cải cách hành chính, hai năm liền dẫn đầu bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam còn mô tả tỉnh này với thế mạnh ‘du lịch PCI’.

Thế nhưng theo ông Phạm Hà, những chính sách, cải cách của Quảng Ninh có vẻ như ở tầm hơi vĩ mô và chủ yếu đang hướng đến mục tiêu thu hút các doanh nghiệp lớn, các nhà đầu tư chiến lược trong khi các nhà đầu tư nhỏ đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch. 

“Việt Nam nói chung và Quảng Ninh nói riêng vẫn đang làm du lịch theo kiểu du lịch ‘cấm’ nên du khách gần như không có chỗ để thoả mãn nhu cầu. Cấm trèo lên núi Bài Thơ, nhiều hang núi và bãi tắm đẹp không được phép khai thác. Quảng Ninh đang xảy ra tình trạng không làm được thì cấm, họ cần thay đổi tư duy”, lãnh đạo Luxury Travel chỉ ra.

‘Du lịch Quảng Ninh bao nhiêu năm rồi vẫn chưa có gì mới’ 1
Vịnh Hạ Long là điểm đến ưa thích của du khách nước ngoài

Một điểm nghẽn cũng đang tác động không nhỏ đến Quảng Ninh nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung là nguồn nhân lực đang yếu và thiếu. Từ vị trí cao nhất là tổng quản lý đến những công việc như bồi bàn, dọn phòng đang thiếu rất nhiều.

Ông Hà cho biết, các vị trí quản lý ở Luxury Travel đang do người nước ngoài đảm nhiệm vì họ có kỹ năng, thái độ và sự chuyên nghiệp; tất nhiên, ngoại ngữ của họ ‘ăn đứt’ người Việt. Vị trí quản lý ngoài năng lực còn cần nhiều yếu tố như kỹ năng lãnh đạo, tầm nhìn lãnh đạo, cách làm việc với con người, các tố chất của người lãnh đạo…

Vị doanh nhân này nhìn nhận: “Lãnh đạo là nghệ thuật gây ảnh hưởng, dẫn dắt người khác đi theo mình. Nghệ thuật đấy là tổng hợp của kiến thức, quan hệ xã hội, khả năng dẫn dắt. Không chỉ quản lý cấp cao mà quản lý ở cấp giữa cũng đang thiếu nhiều. Ở Việt Nam, rất ít người được đào tạo ra có thể làm quản lý ngay, họ sẽ phải mất rất nhiều thời gian để được thăng tiến dần từ vị trí chuyên môn mà bất cập lúc này là kỹ năng quản lý của họ lại chưa nhiều”.

Ông Hà cho rằng đây là tình trạng chung của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch. Với tốc độ phát triển khủng khiếp như hiện nay thì công tác đào tạo cần được tính toán kỹ và các doanh nghiệp cũng như chính quyền cần đi trước nếu không sẽ thiếu nhân sự một cách triền miên.

Một vấn đề được nêu lên gần đây là ngành du lịch đang thiếu lao động chất lượng cao đã qua đào tạo bài bản song ông Hà nhìn nhận, việc được đào tạo bào bản tại các trường đại học, cao đẳng, trường nghề...chỉ mới đáp ứng được một trong ba yếu tố cần thiết đối với nhân sự trong ngành du lịch gồm thái độ, kỹ năng và hiểu biết.

Điều này liên quan đến một thực tế là Việt Nam đang đào tạo theo kiểu thừa kiến thức, thiếu kỹ năng; đào tạo nhiều lý thuyết nhưng lại không có kỹ năng thực tế.

“Việt Nam cần đào tạo theo mô hình của Thuỵ Sỹ, nghĩa là 50% học lý thuyết và 50% thực hành ở doanh nghiệp để khi tốt nghiệp thì người lao động đã có thể làm việc ngay, kể cả những vị trí cao vì họ đã hiểu khá rõ doanh nghiệp và thành thạo công việc ở các vị trí họ muốn ứng tuyển”, ông Hà đề xuất.

Trong tiến trình đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch tỉnh Quảng Ninh đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ. Trong năm ngoái, tỉnh này đón 12,2 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 5,2 triệu lượt.

Ông Nguyễn Đức Long, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu đến năm 2020 đạt 15 - 16 triệu lượt khách trong đó có 7 triệu lượt khách quốc tế. Mục tiêu đến năm 2030 đạt 30 triệu lượt trong đó khách quốc tế đạt 15 triệu lượt.

Câu hỏi được đặt ra là liệu rằng tỉnh này sẽ tập trung phát triển du lịch về lượng hay về chất. Bali (Indonesia) là lựa chọn hàng đầu của khách chi tiêu cao đến từ châu Âu vì biển rất sạch và đẹp. Họ có khu riêng chuyên dành cho những du khách chi tiêu cao, và có cả những khu tập trung đông khách du lịch Trung Quốc.

Do đó, theo ông Hà, một điểm đến có thể chỉ có khách cao cấp, cũng có thể đa dạng về đối tượng, tuỳ cách tiếp cận.

“Quảng Ninh nên tập trung vào chất hơn là lượng vì lượng khách Trung Quốc quá đông sẽ dẫn đến quá tải, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và thậm chí là đuổi khách khác đi”, lãnh đạo Luxury Travel nhìn nhận. 

Đề xuất tăng phí tham quan vịnh Hạ Long: Tư duy làm du lịch 'một mình một kiểu'

Đề xuất tăng phí tham quan vịnh Hạ Long: Tư duy làm du lịch 'một mình một kiểu'

Leader talk -  6 năm
Theo ông Phạm Mạnh Hà, nhà sáng lập Luxury Travel, việc tăng phí liên tục và quá cao có thể khiến du lịch Quảng Ninh nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung mất đi tính cạnh tranh so với các nước trong khu vực.
Đề xuất tăng phí tham quan vịnh Hạ Long: Tư duy làm du lịch 'một mình một kiểu'

Đề xuất tăng phí tham quan vịnh Hạ Long: Tư duy làm du lịch 'một mình một kiểu'

Leader talk -  6 năm
Theo ông Phạm Mạnh Hà, nhà sáng lập Luxury Travel, việc tăng phí liên tục và quá cao có thể khiến du lịch Quảng Ninh nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung mất đi tính cạnh tranh so với các nước trong khu vực.
Quảng Ninh cần giải bài toán mở rộng không gian du lịch để phát triển

Quảng Ninh cần giải bài toán mở rộng không gian du lịch để phát triển

Tiêu điểm -  5 năm

Nói đến du lịch Quảng Ninh, Hạ Long vẫn luôn là cái tên được nhắc đến đầu tiên nhưng với số lượng du khách ngày càng tăng cộng với mục tiêu 16 triệu lượt khách trong năm tới, việc mở rộng không gian du lịch là điều cấp thiết.

Du lịch mắc kẹt trong bài toán nhân sự

Du lịch mắc kẹt trong bài toán nhân sự

Tiêu điểm -  5 năm

Lao động trong ngành du lịch Việt Nam thiếu hụt cả về lượng lẫn chất.

Bất động sản du lịch 'khát' nhân lực

Bất động sản du lịch 'khát' nhân lực

Bất động sản -  5 năm

Nguồn cầu lớn song nhân sự trong các lĩnh vực bất động sản, du lịch, khách sạn hiện nay vẫn chưa thể đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng so với nhu cầu phát triển của thị trường.

Du lịch bứt phá, liệu kinh doanh khách sạn có hái ra tiền?

Du lịch bứt phá, liệu kinh doanh khách sạn có hái ra tiền?

Tiêu điểm -  5 năm

Khách quốc tế đến Việt Nam trong những năm qua tăng trưởng trung bình 13,8%/năm, gấp ba lần của thế giới và hai lần khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Aqua City của Novaland được gỡ vướng

Aqua City của Novaland được gỡ vướng

Bất động sản -  10 giờ

Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.

Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35

Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35

Diễn đàn quản trị -  13 giờ

Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.

Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam

Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?

Leader talk -  14 giờ

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.

WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi

WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.

Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập

Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập

Leader talk -  15 giờ

Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.