Leader talk
Đề xuất tăng phí tham quan vịnh Hạ Long: Tư duy làm du lịch 'một mình một kiểu'
Theo ông Phạm Mạnh Hà, nhà sáng lập Luxury Travel, việc tăng phí liên tục và quá cao có thể khiến du lịch Quảng Ninh nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung mất đi tính cạnh tranh so với các nước trong khu vực.
Số liệu từ Sở Du lịch Quảng Ninh cho thấy trong bảy tháng đầu năm 2018, Quảng Ninh đón trên 8,4 triệu lượt khách du lịch, tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó khách quốc tế đạt trên 2,8 triệu lượt, tăng 17% so với cùng kỳ. Tổng thu từ khách du lịch đạt trên 14.000 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ.
Tính riêng trong tháng 7/2018, khách du lịch đến Quảng Ninh ước đạt 916.000 lượt; tổng thu đạt trên 1.700 tỷ đồng.
Tuy nhiên, đề xuất tăng phí tham quan của Ban quản lý Vịnh Hạ Long vừa qua lại dấy lên một sự phản đối mạnh mẽ trong các doanh nghiệp khi nhiều người cho rằng mức phí liên tục tăng lên nhưng dịch vụ không được cải thiện và còn nhiều bất cập sẽ có thể làm mất tính cạnh tranh của Hạ Long nói riêng cũng như của du lịch Việt Nam so với các nước trong khu vực.
Cụ thể, vào thời điểm năm 2017, mức thu phí lưu trú trên vịnh Hạ Long vẫn là 200.000đ/1 đêm và 350.000đ/2 đêm. Mức tăng áp dụng từ 4/2017 lên đến 275% cho hai đêm và 200% cho một đêm.
Chỉ sau hơn một năm tăng phí, vừa qua Ban quản lý vịnh Hạ Long lại đưa ra đề xuất tăng mức thu các tuyến từ 20 - 25% (tăng trung bình 50.000 đồng/tuyến). Đối với các tuyến tại khu vực lưu trú nghỉ đêm trên Vịnh, đề xuất mức phí dự kiến điều chỉnh tăng bình quân từ 73% đến 85% (tăng trung bình 400.000 đến 550.000 đồng/tuyến) so với mức thu tại Nghị quyết 62/2017/NQ-HĐND.
Trước đề xuất này của Ban quản lý vịnh Hạ Long, tại buổi họp báo thường kỳ tháng 7/2018, đại diện UBND tỉnh Quảng Ninh khẳng định, tỉnh này chưa có chủ trương tăng phí; trong thời gian tới tỉnh chỉ tập trung vào nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch; các đội tàu du lịch và đảm bảo môi trường vịnh Hạ Long…
Trao đổi với TheLEADER, ông Phạm Mạnh Hà, nhà sáng lập Luxury Travel cho rằng, mặc dù tỉnh Quảng Ninh chưa có chủ trương tăng phí cư trú nhưng vẫn không cho thấy dấu hiệu phản đối đề xuất này trong khi việc tăng phí là không hợp lý.
Theo lãnh đạo Luxury Travel, việc tăng phí tham quan tại vịnh Hạ Long vẫn đang được thực hiện theo kiểu “thích tăng thì tăng” trong khi nếu tăng đúng như đề xuất, khách hàng sẽ phải trả gần gấp đôi chi phí đang áp dụng (chưa tính đến chi phí ăn uống ngủ nghỉ trên tàu); đây là một mức phí quá cao, quá bất hợp lí cho 1 chuyến đi.
Mặc dù đề xuất tăng phí, thu thêm tiền nhưng vịnh vẫn bẩn, vẫn đầy rác, dịch vụ vẫn không được cải thiện, vẫn còn tồn tại hàng loạt bất cập mà ông Hà nhìn nhận là sau 30 năm làm du lịch quốc tế vẫn mắc phải.
Cụ thể, du khách khi đến tham quan vịnh Hạ Long không được tham quan các điểm thoải mái mà vẫn phải theo đúng các tuyến. Các tàu du lịch có thể chạy xen kẽ các điểm tham quan của tuyến 1 (Thiên Cung – Đầu Gỗ - Gà Chọi), tuyến 2 (Ti Tốp – Sửng Sốt – Hang Luồn), và tuyến 3 (Thiên Cảnh Sơn – Vung Viêng – Bái Tử Long) nhưng không thể tùy ý chạy tuyến 4.
Tuyến 4 chỉ chạy riêng theo lịch trình Thiên Cảnh Sơn – Vung Viêng – Bái Tử Long, nếu muốn sang tuyến 4 sẽ phải về bến và làm lệnh lại. Các đội tàu muốn chạy sang tuyến khác sẽ phải trả thêm phí thay vì có thể chọn các điểm tham quan.
Chính vì quy định tuyến điểm du lịch của ban quản lí nên các địa điểm tham quan của du khách cũng bị giới hạn. Các tàu không có lựa chọn nào khác ngoài việc chỉ được đi quanh các địa điểm cố định đã đăng kí trước, do vậy dẫn đến tình trạng những khu vực nào đẹp sẽ càng đông khách, thậm chí quá tải và những khu vực ở tuyến khác tuy phong cảnh cũng đẹp không kém nhưng lại không thể đi tham quan.
Ngoài ra, ông Hà cho biết, việc hạn chế ngủ đêm tại điểm Lườn Bò - một trong năm cụm điểm neo đậu tàu lưu trú nghỉ đêm trên Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long cũng làm cho lịch trình mà doanh nghiệp đã cam kết với khách không được thực hiện.
Nơi đây từ trước đến nay vốn là địa điểm được nhiều tàu du lịch lựa chọn vì vị trí đẹp, mực nước ổn định, phù hợp cho các tàu ngủ đêm. Tuy nhiên hiện tại, một tàu ngủ đêm chỉ được phân bố tối đa 5 ngày/ trên 1 tuần được lưu trú tại đây ban đêm, và hơn thế nữa không được lựa chọn ngày cụ thể, ban quản lí sẽ chỉ định mỗi ngày những tàu nào được lựa chọn; những ngày còn lại thì phải nghỉ đêm ở 1 địa điểm khác.
“Lịch trình tham quan khi gửi khách đều phải ghi rõ lịch trình và địa điểm tham quan, vậy nếu như khách đi đúng vào ngày “không được chọn”, khách sẽ quay ra trách nhà tàu đi sai lịch trình, thậm chí có thể kiện và yêu cầu bồi thường… thật sự rất khó giải thích vấn đề này cho khách,” ông Hà cho biết.
Một bất cập khác được chỉ ra là hiện nay vẫn còn quá thiếu các điểm khách có thể bơi và tắm biển. Theo đó, du khách chỉ được tắm biển tại bãi tắm Ti Tốp, còn lại hàng ngàn bãi tắm đẹp, hoang sơ tại Hạ Long thì bị ngó lơ bởi một chữ “cấm”!
“Với những khách lưu trú một đêm thì đành phải giảm bớt thời gian được thư giãn trên bãi biển, vậy còn những khách muốn nghỉ ngơi 2 - 3 đêm trên vịnh mà chỉ được đi quanh quanh Ti Tốp để tắm biển, còn lại phần lớn thời gian sẽ chôn chân trên tàu thì liệu họ có lựa chọn Hạ Long, lựa chọn Việt Nam là điểm đến hay không?” ông Hà nêu lên vấn đề.
Ngoài ra, người sáng lập Luxury Travel cũng cho rằng hiện nay, không có các hoạt động đặc sắc thu hút khách hàng và sản phẩm độc đáo như ăn hang, ăn trên bè nổi và bãi biển; việc số điểm được chèo kayak có thể làm giảm lượng khách quốc tế; thái độ của quản lý và nhân viên dịch vụ tại một số điểm còn kém; giờ mở cửa tại các điểm thăm quan không linh hoạt theo mùa; dịch vụ kinh doanh xuồng cao tốc trên vịnh rất nguy hiểm.
Làm du lịch cần hướng đến tính đồng bộ
Đứng từ góc độ doanh nghiệp, lãnh đạo Luxury Travel nhìn nhận, việc tăng phí cần phải được thực hiện theo lộ trình; cần có một thời gian và giới hạn. Việc tăng phí cũng cần phải đi đồng thời với những thay đổi, đặc biệt trong vấn đề môi trường và chất lượng dịch vụ.
“Quảng Ninh đang làm du lịch theo kiểu không giống ai hay hay nói cách khác là một mình một kiểu; dẫn đến việc phát triển không đồng bộ, không theo quy luật cung cầu của thị trường”, ông Hà nhìn nhận.
Theo ông Hà, Quảng Ninh cần hướng đến những đối tượng chi tiêu nhiều và sử dụng nhiều dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ cư trú trên vịnh Hạ Long như khách châu Âu nếu muốn tăng doanh thu. Để làm được điều đó, cần có môi trường trong sạch, cơ sở vật chất và chất lượng dịch vụ tốt.
“Quảng Ninh cần xác định rõ và rạch ròi đâu là nguồn khách chính của mình, từ đó, có các chính sách để thu hút họ và đưa ra nhiều trải nghiệm cho khách hàng thay vì cấm đoán như hiện nay”, ông Hà nói.
Theo đó, cần làm thế nào để tối đa hoá các trải nghiệm cho du khách, để họ có thể đi theo các hành trình như mong muốn giúp trải đều lượng du khách ở các tuyến, tránh tập trung quá đông đúc vào một chỗ.
Với mức phí quá cao trong khi môi trường và chất lượng dịch vụ còn kém so với những địa điểm du lịch khác trong khu vực như Thái Lan, chắc chắn Việt Nam sẽ mất rất nhiều khách và mất đi tính cạnh tranh rất lớn.
“Các doanh nghiệp du lịch đang phải đi xúc tiến khắp mọi nơi trong khi khách quốc tế đến Việt Nam hầu hết đều ghé Hạ Long. Chính vì vậy, việc Quảng Ninh tăng phí liên tục sẽ không những không giúp các doanh nghiệp mà trái lại còn làm khó các doanh nghiệp, làm khó chính địa phương”, ông Hà nhìn nhận.
Theo lãnh đạo Luxury Travel, Quảng Ninh cần thay đổi tư duy làm du lịch theo hướng bài bản, chuẩn chỉnh và chuyên nghiệp; cần phải đi xúc tiến du lịch, lắng nghe doanh nghiệp, lắng nghe những phàn nàn từ khách quốc tế để từ đó cải thiện từ môi trường đến chính sách.
Cách nào giải cơn khát thị trường lưu trú du lịch Hạ Long?
'Mỏ vàng' của du lịch Hạ Long
Trên hành trình chuyển mình trở thành thành phố du lịch hấp dẫn bậc nhất phía Bắc, Hạ Long đang từng bước tạo dựng nguồn sinh khí mạnh mẽ, sôi động trải dài suốt 4 mùa trong năm. Lễ hội Bốn mùa hương sắc kỳ quan – Hải trình mùa hạ là điểm cập bến đầu tiên trên hành trình đầy màu sắc, thu hút du khách đến với thành phố di sản Vịnh Hạ Long.
Hạ Long: mô hình liên hết kinh doanh lên ngôi
Trong hành trình kiếm tìm cơ hội kinh doanh lớn ở Hạ Long - thị trường du lịch sôi động bậc nhất miền Bắc, giới doanh nhân đã nhanh chóng “bắt tay” để thiết lập nên một mô hình liên kết kinh doanh thông minh, tối ưu hóa chi phí đầu tư đồng thời tối đa hóa lợi nhuận.
Năm 2018: Bất động sản nghỉ dưỡng Hạ Long lên 'ngôi vương' tại miền Bắc
Hạ Long - Quảng Ninh được nhắc đến như một thiên đường nghỉ dưỡng mới, cùng với đó, thị trường bất động sản tại thành phố di sản cũng sôi động và nóng hơn bao giờ hết, khi hàng loạt dự án bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng được đầu tư chuyên nghiệp và đồng bộ.
Thành phố thông minh Amata Hạ Long 1,6 tỷ USD bắt đầu triển khai vào năm 2020
Dự án thành phố thông minh 5.789ha tại Hạ Long, Quảng Ninh dự kiến sẽ được Tập đoàn Amata bắt đầu triển khai xây dựng vào năm 2020.
Gen Z: Làn gió mới của thị trường bất động sản và cách hoá giải thách thức quản trị
Thấu hiểu con người và tâm tư của nhân sự trẻ để tạo môi trường giúp họ phát huy tối đa tiềm năng là chìa khóa giúp doanh nghiệp vươn xa.
Bộ quy tắc đạo đức mới quyết định tương lai môi giới bất động sản
Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản vừa được công bố đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc xây dựng ngành môi giới chuyên nghiệp, bền vững.
Nhiều đổi mới ở Giải thưởng Sách Quốc gia lần VII
Giải thưởng Sách Quốc gia, sự kiện văn hóa thường niên khởi xướng từ năm 2017, đã lan tỏa tri thức và giá trị văn hóa đến với độc giả.
Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.
Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.